Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn nghị luận về câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn

viết bài văn nghị luận về câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn (có miêu tả ngày 27/2)
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
101
2
0
Bảo Yến
02/05/2023 19:45:56
+5đ tặng

Dân tộc Việt Nam vốn là dân tộc coi trọng đạo lí biết ơn từ xưa đến nay. Đó là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của ta từ ngàn đời nay, và trong thời kì đất nước phát triển hiện đại như hôm nay, đạo lí Uống nước nhớ nguồn vẫn được giữ gìn và phát huy qua nhiều thế hệ.

Bằng cách sử dụng hình ảnh "uống nước" nghĩa là khi được thưởng thức thứ nước trong lành, tinh khiết, mát mẻ, ta cần nhớ về nguồn nước. Cội nguồn chính là nơi bắt đầu của dòng nước đó. Cũng giống như con người, khi được hưởng thành quả tốt đẹp từ những thế hệ đi trước để lại, ta cần ghi nhớ, biết ơn những người đã tạo ra thành quả đồng thời phải biết trân trọng, gìn giữ, phát huy những điều tốt đẹp ta đã được hưởng. Với cách nói đầy ẩn ý đó, ông cha ta đã khuyên răn con cháu cần phải ghi nhớ công ơn, tôn trọng mọi thành quả mà người đi trước đã dày công, tốn sức tạo nên.

Thật vậy, ngay từ thời xa xưa, khi con người còn sống trong thời kì xã hội nguyên thủy với những nhận thức sơ khai, họ đã biết thờ cúng những vật Tổ, thờ cúng những thế lực siêu nhiên để thể hiện sự tôn trọng, sự biết ơn thần linh đã cho thức ăn nguồn sống và cầu mong sự bảo hộ. Dần dần, theo thời gian, con người nhận ra chính ông bà, cha mẹ mới là những người mang lại hình hài, mới có công sinh thành và nuôi dưỡng ta nên người, cho ta có được cuộc sống như ngày hôm nay. Chính vì vậy, dân ta lại lưu truyền từ đời này qua đời khác tục cúng gia tiên trong mỗi gia đình để tỏ lòng biết ơn tổ tiên, ông bà, những người thân đã khuất hay xây đền, lập miếu, tổ chức những lễ hội để tưởng nhớ các vị thành làng có công khai sinh, lập làng xã hay những ông tổ nghề có công sáng lập làng nghề, mang lại cuộc sống no ấm, đủ đầy cho chúng ta. Ông cha ta đã có câu:

"Con người có tổ có tông
Như cây có gốc, như sông có nguồn"

"Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang

Hay:

"Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!"

"Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha..."

chính là để ca ngợi công ơn trời bể của những đấng sinh thành và khuyên dạy con cháu phải luôn nhớ gốc gác, biết ơn quê hương và có bổn phận hiếu kính, chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ, ông bà, tổ tiên, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Bên cạnh đó, đạo lí Uống nước nhớ nguồn còn ở chỗ, chúng ta thể hiện lòng biết ơn những bậc tiền nhân có công khai thiên lập địa, những anh hùng dân tộc, những bà mẹ Việt Nam anh hùng, những thương binh liệt sĩ đã cống hiến mồ hôi, xương máu chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc. Hằng năm, cứ mỗi dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3, khắp nơi trên mọi nẻo đường của đất nước đều hướng về đền Hùng (Phú Thọ) để thực hiện các nghi lễ tưởng nhớ công lao của các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác Hồ trong lần hành hương về đất Tổ cũng đã căn dặn: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Hay mỗi dịp 27/7, Đảng và Nhà nước cũng tổ chức nhiều hoạt động thăm hỏi những bà mẹ Việt Nam anh hùng, tặng quà khen thưởng các thương binh, tổ chức thắp nến tri ân các liệt sĩ để tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người đã hi sinh tuổi thanh xuân, thậm chí tính mạng của mình vì nền độc lập dân tộc. Chúng ta cũng tổ chức những ngày lễ lớn để tri ân công lao của những người đã tạo dựng nên thành quả: Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 để tri ân thầy cô với sự nghiệp "trồng người" cao quý; ngày 8/3 Quốc tế Phụ nữ hay 20/10 ngày Phụ nữ Việt Nam để tôn vinh những cống hiến thầm lặng của người phụ nữ, của các bà, các mẹ, các chị...

Như vậy, "Uống nước nhớ nguồn" đơn giản trước nhất là sự biết ơn, ghi nhớ công ơn cha mẹ, người đã sinh thành, nuôi dưỡng và mang lại hình hài, cuộc sống như ngày hôm nay cho chúng ta. Dù bạn có là thiên tài, kĩ sư, bác sĩ, chính trị gia hay chỉ là anh nông dân chân lấm tay bùn, anh công nhân... thì cũng đều được cha mẹ sinh thành, dưỡng dục. Bởi vậy, trong mỗi lời nói, hành động, cử chỉ của mình, ta cũng đều phải nhớ tới cha mẹ đầu tiên, phải luôn hiếu thảo, kính trọng cha mẹ. Và mỗi miếng cơm ta ăn, mỗi chiếc áo ta mặc, đồ dùng ta sử dụng, mỗi con đường ngõ phố sạch sẽ ta đi hằng ngày.... đều là sự kết tinh của trí tuệ, sự làm việc hăng say, công sức của hàng vạn, hàng triệu những người lao động, những nhà trí thức từng ngày, từng giờ say mê nghiên cứu, chế tạo, sản xuất. Vậy nên, chúng ta cần tôn trọng, ghi nhớ, biết ơn họ.

Tóm lại, đạo lí Uống nước nhớ nguồn là truyền thống vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta cần được giữ gìn và phát huy mạnh mẽ. Là thế hệ trẻ được thừa hưởng những thành quả do thế hệ đi trước để lại, chúng ta cần bảo vệ thành quả ấy và ra sức học tập, rèn luyện để cống hiến công sức, trí lực cho sự phát triển chung của đất nước, dần dần đưa nước nhà lên sánh vai với các cường quốc năm châu.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×