I. Mở đoạn:
Giới thiệu chung về lời nói trong cuộc sống:
II. Thân đoạn:
a. Giải thích: Lời nói là gì?
- Lời nói là một sự diễn đạt bằng ngôn ngữ nói hoàn chỉnh tạo thành những câu nói có ý nghĩa nhằm thực hiện một mục đích giao tiếp nào đó.
b. Giá trị, ý nghĩa
- Lời nói có sức mạnh giúp gắn kết con người lại với nhau. Dân gian ta có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" quả là luôn đúng. Thật vậy, những lời nói tốt đẹp, chân thành, khéo léo giống như sợi chỉ đỏ vô hình gắn kết con người, giúp con người thấu cảm, sẻ chia với nhau từ đó hiểu người khác hơn và người khác cũng hiểu bản thân mình hơn.
- Không những thế, lời nói còn phần nào bộc lộ được nhân cách con người. Tục ngữ xưa có câu "Người thanh tiếng nói cũng thanh". Đó không phải là 1 nhận định ngẫu nhiên mà hoàn toàn có cơ sở. Lời nói phản ánh 1 cách chân thực tầm nhìn, tư duy, tình cảm của con người. Mỗi lời nói ra sẽ thể hiện phần nào tính tình cọc cằn, thô lỗ hay nhẹ nhàng, thanh tao của con người. Qua đó, ta thấy rằng phải biết coi trọng lời nói, sử dụng 1 cách hợp lí. “Lựa lời mà nói” không có nghĩa là nói thế nào cũng được miễn làm đẹp lòng người khác. Ý thức lựa chọn ngôn ngữ, cách nói nặng phải xuất phát từ thiện chí và lòng chân thành.
- Con người cốt là nên chân thành với nhau, tuy vậy, trong một vài trường hợp, những lời nói dối lại là cần thiết. Dẫu biết rằng nói dối là đi ngược lại chuẩn mực đạo đức của con người nhưng đôi khi nói dối là một sự tinh tế.
- Dẫn chứng: Những người thành đạt như chủ tịch Hồ Chí Minh đều là những người có khả năng sử dụng lời nói trong giao tiếp một cách đứng đắn, chính xác, thông minh và tế nhị bởi thế mà lời nói của họ dễ đi vào lòng người, tạo nên sự thuyết phục, những thiện cảm và dấu ấn trong lòng người nghe.
III. Kết đoạn :
Nêu cảm nhận chung của bản thân: