Phân tích nhân vật bé Thu
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Nguyễn Quang Sáng là một nhà văn nổi tiếng với nhiều tác phẩm hay, đặc biệt là những tác phẩm viết về người dân Nam Bộ. “Chiếc lược ngà” được ông viết vào năm 1966 lúc đất nước vẫn đang trong những ngày tháng chiến đấu giành lại độc lập, thống nhất 2 miền Nam Bắc. Truyện ngắn được đông đảo độc giả và nhà phê bình đánh giá cao. Một trong những yếu tố tạo nên sự thành công cho tác phẩm không thể thiếu nhân vật chính – Bé Thu – một cô bé đáng yêu, cá tính, hồn nhiêu và có tình yêu thương ba tha thiết, mãnh liệt.
Câu chuyện làm cho người đọc cảm thấy xúc động về tình cha con sâu đậm giữa bé Thu và anh Sáu trong thời kỳ chiến tranh ác liệt. Bé Thu là một có bé bướng bỉnh và ương ngạnh. Từ khi còn bé, em đã phải xa cha từ nhỏ, chỉ biết mặt cha qua tấm ảnh cưới chụp cùng mẹ. Trong lòng em, cha là một người chiến sĩ đẹp trai, dũng cảm và hết mực yêu thương nó.
Khi bé Thu 7 tuổi, anh Sáu mới trở về thăm gia đình vài ngày. Những tưởng em sẽ chào đón ba nồng nhiệt, thế nhưng bé lại xa lánh và nhất quyết không gọi “ba”. Tác giả sử dụng các từ ngữ miêu tả “tròn mắt nhìn”, “ngơ ngác, lạ lùng”, “vụt chạy và kêu thét lên” để thể hiện cảm xúc của của bé khi lần đầu gặp lại ba.
Lúc về nhà cô bé còn có những hành động chống đối lại anh. Khi mẹ bảo gọi ba vào ăn thì bé chỉ nói những câu trống không “thì má cứ kêu đi”, “vô ăn cơm”, “cơm chín rồi”. Kể cả khi bé gặp phải tình huống khó khăn cũng nhất quyết không nhớ tới anh Sáu, không gọi ba mà quyết định tự làm. Dưới sự ân cần của anh Sáu, bé Thu cũng không chấp nhận, đỉnh điểm là bé hất miếng trứng mà anh Sau gắp cho mình ra ngoài.
Trong phút nóng giận đó, anh Sáu đã vỗ vào mông bé nói “Sao mày cứng đầu quá vậy, hả”. Tưởng chừng bé sẽ khóc và giãy lên nhưng không, em chỉ im lặng rồi sau đó sang bên nhà bà ngoại “méo với ngoại và khóc ở bên đó”. Có thể nhiều người sẽ trách em vì cái tính hỗn xược, nhưng tất cả cũng có lý do.
Chỉ bởi vết sẹo trên mặt anh Sáu mà bé nhất quyết không gọi anh là ba. Đây có lẽ là điều mà chẳng ai có thể ngờ tới được. Hình ảnh ba trong trí tưởng tượng của bé là ngày anh chưa đi kháng chiến, trên mặt không hề có vết sẹo nào. Còn bây giờ, anh lại có một vết sẹo dài, mỗi lần xúc động vết sẹo ấy lại giật giật trông rất đáng sợ. Chính điều đó đã khiến bé Thu nhất định không nhận anh Sáu là cha của mình. Mãi cho tới khi em nghe ngoại giải thích thì mới hiểu được điều đó và cũng hiểu hơn về ba của mình.
Kết thúc kỳ nghỉ, hai cha con phải chia tay nhau, anh Sáu nói khẽ với con “Thôi! Ba đi nghe con!”.Anh Sáu buồn và nghĩ tới lúc đi cũng không nghe được tiếng “ba” từ bé. Thế nhưng bé Thu bống thét lên “Ba!…Ba!”, tiếng kêu vang vọng như gào xé cả bầu không gian.
Rồi sau tiếng “Ba” đó, bé chạy lại ôm chầm lấy ba mình, hôn lên khắp khuôn mặt ba và hôn lên cả vết sẹo ấy. Bé khó nấc lên đòi ba ở lại với mình, không cho ba đi nữa bởi thời gian hai cha con có được quá ngắn ngủ. Không còn cách nào khác, bé chỉ đòi cha làm cho mình một chiếc lược ngà, đây cũng là yêu cầu duy nhất của bé Thu.
Lần gặp này cũng là lần cuối hai cha con được gặp nhau. Qua đoạn trích, chúng ta càng cảm thấy tình cảm thiêng liêng của hai cha con. Bằng giọng văn nhẹ nhàng, câu từ tinh tế, “Chiếc lược ngà” vừa thể hiện tình cảm gia đình sâu nặng, tình cha con thắm thiết. Đồng thời cũng kín đáo lên án chiến tranh, làm bao gia đình phải chia ly, để lại vết thương trên cả cơ thể và tâm hồn của mỗi con người. Và hình ảnh bé Thu mãi mã là một hình ảnh đẹp, một cô bé ngây thơ, hồn nhiên, yêu thương ba mình trong tâm trí mỗi chúng ta.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |