Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
“Xưa nay từ đứa trẻ con đến cụ già, từ nam đến nữ, không ai thích bị chê là hèn nhát và ai cũng thích được khen là gan dạ, quả cảm. Nhưng tinh thần quả cảm là thế nào, biểu hiện ra ngoài như thế nào? Nhiều người, nhất là trong nam nữ thanh niên - lứa tuổi rất muốn “thể hiện mình” để được người khác chú ý, thán phục - còn hiểu khác nhau về khái niệm này do vậy mà thể hiện rất khác nhau, có khi là một trời một vực.
Có thanh niên hiểu quả cảm là dám chơi trội nên đua xe bạt mạng trên đường, ngang nhiên móc thuốc ra hút ngay dưới biển cấm hút thuốc lá, nói mỗi câu mỗi chửi thề, ăn mặc lố lăng, dị hợm, ra đường hoặc khoe “của”, khoe “chiến tích” trên mạng... Lầm rồi, đó là ngỗ ngược.
Có thanh niên hiểu quả cảm là thể hiện được ta mạnh hơn người nên không ngần ngại “ăn thua” với người yếu hơn mình dù đó là phụ nữ, trẻ em, người già. Lầm rồi, đó là hèn nhát.
Có thanh niên hiểu quả cảm là “dọc ngang nào biết trên đầu có ai” nên hành động liều lĩnh, hung hãn, bất chấp sinh mạng của người khác. Lầm rồi, đó là lưu manh.
Những thanh niên kể trên khi thấy người gặp nạn cần được cứu giúp, lúc cộng đồng gặp bất bình cần người ra tay can thiệp, khi đất nước lâm nguy cần người cầm súng thì hiếm khi dám “thể hiện” mình mà thường... lủi trốn…”
Câu 1. Những biểu hiện sai lệch của lòng quả cảm được tác giả chỉ ra trong đoạn trích là gì.
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng phép điệp được sử dụng trong văn bản?
Câu 3. Qua văn bản anh (chị) rút ra bài học gì cho bản thân?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Câu 1: Những biểu hiện sai lệch của lòng quả cảm được tác giả chỉ ra trong đoạn trích là: đua xe bạt mạng trên đường, hút thuốc lá dưới biển cấm, nói chửi thề, ăn mặc lố lăng, khoe "của" và "chiến tích" trên mạng, ăn thua với người yếu hơn, hành động liều lĩnh, hung hãn, bất chấp sinh mạng của người khác.
Câu 2: Tác giả sử dụng phép điệp để truyền đạt thông điệp rõ ràng và thuyết phục đến độc giả. Bằng cách chỉ ra những hành vi sai lệch của lòng quả cảm, tác giả muốn cho độc giả hiểu rõ hơn về ý nghĩa của quả cảm và cách thể hiện nó đúng đắn.
Câu 3: Bài học mà ta có thể rút ra từ văn bản này là quả cảm không phải là hành động liều lĩnh, ngược đời hay bạo lực. Quả cảm là sự dũng cảm đối diện với khó khăn, đấu tranh cho sự công bằng và giúp đỡ người khác khi cần thiết. Chúng ta cần hiểu rõ ý nghĩa của quả cảm và thể hiện nó đúng cách để trở thành những người có ích cho xã hội.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |