LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày suy nghĩ của anh chị về giá trị của việc xây dựng văn hóa ứng sử trong sử dụng mạng xã hội hiện nay

trình bày suy nghĩ của anh chị về giá trị của việc xây dựng văn hóa ứng sử trong sử dụng MXH hiện nay
2 trả lời
Hỏi chi tiết
69
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Theo quan điểm của chúng tôi, việc xây dựng văn hóa ứng sử trong sử dụng mạng xã hội (MXH) hiện nay có giá trị quan trọng và cần thiết. Dưới đây là những suy nghĩ chi tiết của chúng tôi về vấn đề này:

1. Tạo ra một môi trường trực tuyến lành mạnh: Xây dựng văn hóa ứng sử trong MXH giúp tạo ra một môi trường trực tuyến lành mạnh, nơi mọi người tôn trọng và đối xử tốt với nhau. Điều này giúp ngăn chặn sự phân biệt, bạo lực và lăng mạ trực tuyến, tạo ra một không gian an toàn và thoải mái cho mọi người tham gia.

2. Xây dựng một cộng đồng trực tuyến tích cực: Văn hóa ứng sử trong MXH giúp xây dựng một cộng đồng trực tuyến tích cực, nơi mọi người chia sẻ thông tin hữu ích, đóng góp vào cuộc sống và phát triển cá nhân. Bằng cách tôn trọng ý kiến của nhau và thể hiện sự lịch sự, chúng ta có thể tạo ra một môi trường trực tuyến đáng sống và đáng tham gia.

3. Giao tiếp hiệu quả và xây dựng mối quan hệ tốt: Văn hóa ứng sử trong MXH giúp cải thiện giao tiếp và xây dựng mối quan hệ tốt với người khác. Bằng cách thể hiện sự lắng nghe, tôn trọng và sẵn lòng giúp đỡ, chúng ta có thể tạo ra một môi trường giao tiếp tích cực và xây dựng mối quan hệ tốt với những người khác trên MXH.

4. Tạo ra nền tảng cho sự phát triển cá nhân và chuyên môn: Việc xây dựng văn hóa ứng sử trong MXH cung cấp một nền tảng cho sự phát triển cá nhân và chuyên môn. Bằng cách chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và ý kiến, chúng ta có thể học hỏi và phát triển bản thân. Đồng thời, việc thể hiện sự tôn trọng và lịch sự trong giao tiếp trên MXH cũng giúp xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp và đáng tin cậy của bản thân.

Tóm lại, việc xây dựng văn hóa ứng sử trong sử dụng MXH hiện nay có giá trị lớn. Nó giúp tạo ra một môi trường trực tuyến lành mạnh, xây dựng một cộng đồng tích cực, cải thiện giao tiếp và xây dựng mối quan hệ tốt, cũng như tạo ra nền tảng cho sự phát triển cá nhân và chuyên môn.
1
0
Nguyen Mai Anh
05/07/2023 17:03:01
+5đ tặng

Ngày nay, internet phát triển thịnh vượng kèm theo đó là sự ra đời của rất nhiều mạng xã hội khác nhau. Một thực trạng đang diễn ra đó là các bạn trẻ sử dụng mạng xã hội rất nhiều và rất phổ biến, kéo theo đó là các vấn đề về văn hóa ứng xử trên mạng xã hội của giới trẻ cũng gây nhiều vấn đề nhức nhối.

Ngày nay, mạng xã hội vô cùng phổ biến, nhà nhà sử dụng mạng xã hội, người người sử dụng mạng xã hội. Ở Việt Nam có rất nhiều mạng xã hội được người dân sử dụng trong đó phải kể đến: Facebook, Zalo, Instagram,… với hàng triệu người truy cập ở những lứa tuổi khác nhau. Mạng xã hội như một thế giới ảo mà ở đó con người có thể giao lưu, tương tác với nhau, từ đó cũng hình thành nên nhiều cách cư xử: trang nhã có, lịch sự có, thậm chí là thô lỗ cũng có.

Nguyên nhân của hiện trạng này đầu tiên phải kể đến ý thức sử dụng mạng xã hội của con người chưa tốt, các bạn trẻ muốn chứng minh bản thân mình với mọi người, muốn mình được chú ý. vì khi được nhiều người chú ý sẽ trở nên nổi tiếng. Hiện nay có rất nhiều “ngôi sao” bước ra từ việc nổi tiếng trên mạng xã hội nên dẫn đến việc nhiều bạn trẻ hùa theo đó. Một nguyên nhân khách quan là do ảnh hưởng từ môi trường sống, chưa được giáo dục đến nơi đến chốn,…

Việc sử dụng mạng gây ra nhiều hậu quả khôn lường: đã có nhiều cuộc xung đột, cãi vã thậm chí là bạo lực đã xảy ra có nguyên nhân là tranh cãi nhau trên mạng xã hội. Bên cạnh đó, việc sử dụng mạng xã hội quá nhiều gây tốn thời gian và ảnh hưởng đến những công việc khác của con người. Để khắc phục tình trạng này, trước hết mỗi người tự điều chỉnh lại bản thân mình, cố gắng hạn chế tối đa việc sử dụng mạng xã hội, tập trung vào những công việc khác. Bên cạnh đó, chúng ta cần có một cách ứng xử trên mạng xã hội văn minh và thông thái.

Mọi thứ đều có hai mặt lợi và hại, sử dụng chúng ra sao cho hợp lí là lựa chọn của mỗi người. Chúng ta hãy góp một phần công sức nhỏ bé để xây dựng một xã hội ngày càng văn minh, lành mạnh, đẹp đẽ hơn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Kim Mai
05/07/2023 17:04:58
+4đ tặng

Có lẽ chưa bao giờ cụm từ “văn hóa ứng xử” lại được nhắc nhiều như ngày nay. Điều đó cho ta thấy rằng tầm quan trọng của văn hóa ứng xử trong cuộc sống cũng như sự xuống cấp đáng báo động của nó đang đặt ra khiến không ít người trong chúng ta phải giật mình nhìn lại về văn hóa ứng xử của chính mình. Vậy câu hỏi đầu tiên được đặt ra cho tất cả mọi người, đó là: văn hóa ứng xử là gì?

Đầu tiên ta phải hiểu thế nào là văn hóa, thế nào là ứng xử? Văn hóa là tổng hòa các giá trị, các tư tưởng được hệ thống lại bởi các hoạt động trong quá khứ, hiện tại của cá nhân này với cá nhân khác, của cá nhân này với tập thể, cộng đồng. Và qua các hoạt động sáng tạo ấy, các thế hệ tiếp nối nhau đã hình thành nên những quy chuẩn, những giá trị thước đo, những khuôn mẫu chuẩn mực, những cái riêng biệt, độc đáo của một cộng đồng, một dân tộc. Còn ứng xử có thể hiểu đơn giản là cách mình đối đáp, đáp trả với người khác khi mà người đó đang tác động đến ta. Và cách ứng xử được thể hiện rõ rệt qua thái độ, hành vi, lời nói, cử chỉ của mình là cách mà người khác đang nhìn nhận, đang nhận xét về tính cách, nhân cách của ta. Nói tóm lại văn hóa ứng xử là tổng hòa các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với tất cả những gì xung quanh chúng ta bao gồm cây cỏ hoa lá, bao gồm cả các loài vật hay đó chính là mẹ thiên nhiên. Văn hóa ứng xử là nơi để chúng ta cho mọi người được thấy về con người, cá tính nhân cách của chính bản thân mình, và nói rộng ra hơn nữa, thì những hành xử hay giao tiếp đó giúp ta thể hiện được tinh thần, ý chí con người của một dân tộc, một cộng đồng khác biệt không thể trộn lẫn với bất cứ dân tộc hay cộng đồng khác. Đã gọi là văn hóa ứng xử thì đó phải là những ứng xử đẹp, lịch sự, văn minh. Ví như nói chuyện phải nói nhỏ nhẹ, duyên dáng, có học thức, chứ không phải mở miệng ra là chửi thề rồi chỉ trích, nói xấu người này, người kia, vứt rác thì phải vứt đúng nơi, đúng chỗ, chứ không thể bạ đâu vứt đó, cứ tiện cho mình, sạch cho mình là được, còn xung quanh có ra sao cũng mặc kệ. Từ những ví dụ trên, chúng ta thấy rằng văn hóa ứng xử đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống con người, và đặc biệt là cuộc sống hiện đại ngày nay.

Trước hết phải kể tới văn hóa ứng xử giữa người với người. Văn hóa này đã được dân tộc ta hun đúc nên từ ngàn đời nay với những câu ca dao, tục ngữ như: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”, “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, “Ăn phải nhai nói phải nghĩ”, “Uống nước nhớ nguồn”, … đó là văn hóa trọng tình, trọng nghĩa, văn hóa quan tâm, yêu thương lẫn nhau. Và cái nôi đầu tiên mà chúng ta học cách ứng xử, giao tiếp với người khác đó chính là gia đình. Ở đó, ngay từ thuở bé, chúng ta được ông bà, cha mẹ dạy cho khi gặp người lớn phải biết cười, vòng tay cúi đầu xuống và chào ông, chào bà, chào cô, chào chú, khi được người lớn cho quà phải biết giơ hai tay nhận lấy và nói lời cảm ơn, hay khi làm một việc gì đó sai trái phải biết vòng tay lại cúi đầu xin lỗi. Lớn hơn một chút, chúng ta được dạy cách đi đâu phải thưa, về nhà phải gửi lời chào để người lớn trong nhà không phải lo lắng vì chúng ta. Một gia đình luôn ngập tràn yêu thương, tiếng cười và niềm vui là điểm tựa là vạch xuất phát tốt nhất để gieo mầm cho những thế hệ tiếp nối cách ứng xử văn minh, lịch sự, có khuôn phép, lễ giáo. Ví dụ như một đứa trẻ lớn lên trong một gia đình hòa thuận, bố mẹ biết cách dạy dỗ, khi chúng ta phạm sai lầm thì nhẹ nhàng khuyên giải, chỉ ra lỗi sai để mình biết cách khắc phục, sửa chữa. Nhưng cũng với một đứa trẻ như thế nhưng nếu cách hành xử của bố mẹ là la mắng, là đòn roi thì lại ngược lại, đứa bé đó dễ trở thành một con người bạo lực, không làm chủ được bản thân, không thích người khác chỉ trích mình. Và cái nôi khác rộng hơn để chúng ta học được cách giao tiếp, ứng xử với mọi người sao cho hợp lí nhất, hài hòa nhất là trường học. Khi mình đã trở thành một cô cậu học sinh, một sinh viên hiểu biết hơn thì lại khác. Thấy bạn mình khó khăn, bất trắc, chúng ta sẵn sàng vì bạn quyên góp, ủng hộ để giúp bạn vượt qua thử thách, gian khổ, khi thấy hai bạn gây gỗ, cãi nhau, ta không vì thế mà đổ thêm dầu vào lửa để hai bạn xa lánh nhau mà thay vào đó là khuyên ngăn và giải thích cho hai bạn xem ai là người đúng, ai sai để không vì một phút nóng giận trước mắt mà phải hối hận về sau. Hay khi đi xe buýt, chúng ta gặp một bà cụ già, một em bé nhỏ tuổi, một phụ nữ mang thai thì mình biết nhường ghế cho họ, … Đó là văn hóa ứng xử, là chính con người, chính nhân cách của chúng ta. Nhưng đó không phải là tất cả, một số khác không hiếm thấy trong chúng ta lại hành xử như một kẻ thiếu văn hóa, hay nói đúng hơn là vô học, mặc dù học có trong tay bằng này, chứng chỉ nọ. Không ít các bạn học sinh, sinh viên trong chúng ta là những người đó. Các bạn vì mải mê hưởng thụ cuộc sống mà quên mất học tập, tích lũy tri thức, rèn luyện đạo đức. Về nhà không chịu học bài, làm bài tập, lên lớp thầy cô kiểm tra thì kiếm cách thoái thác, tìm lí do này lí do nọ, không được thì bảo ông thày này ác, bà cô kia keo kiệt, sau lưng thì đi nói xấu đủ kiểu. Còn đâu là truyền thống hiếu học “Tôn sư trọng đạo”, hay “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” của người dân Việt ta truyền từ bao thế hệ nay. Thậm chí, nhiều bạn là bạn bè với nhau, nhưng vì xích mích hay hiểu lầm nhỏ mà các bạn đánh nhau còn quay cả clip tung lên mạng để trả thù cho hả hê. Trong trường học là vậy, còn ngoài trường học thì lại còn đáng buồn hơn. Lên xe buýt mặc kệ cụ già, mặc kệ em nhỏ hay phụ nữ đang mang thai phải đứng thì các bạn vẫn thản nhiên ngồi cười đùa vô tư không chút suy nghĩ, hay đến những nơi công cộng các bạn coi đó như chỗ không người, mặc sức hét hò, la lối đủ kiểu mà không thèm quan tâm đếm xỉa gì đến suy nghĩ, cảm xúc của người khác. Thật đáng buồn khi ngày nay không khó để bắt gặp những hình ảnh ứng xử giữa con ngươi với nhau sao mà đau đớn, tê tái thế. Hình ảnh nữ sinh đánh nhau rồi tung clip lên mạng, hình ảnh anh em ra tòa vì tranh chấp tài sản, hình ảnh bạn bè đâm nhau chỉ vì câu nói lỡ lời, hình ảnh con cái đi tù vì tội giết cha, giết mẹ, … rất nhiều và rất nhiều nữa. Khi vật chất lên ngôi và đồng tiền là mục đích duy nhất, văn hóa ứng xử giữa người và người với nhau bỗng trở nên lạnh lùng và thực dụng vô cùng.

Tiếp đến là văn hóa ứng xử giữa con người và môi trường xung quanh. Thường thì chúng ta vẫn hay nghĩ vì là con người với nhau có xúc giác, có cảm nhận, có nhận thức nên người ta rất coi trọng trong việc ứng xử, giao tiếp lẫn nhau mà ít nhắc đến văn hóa ứng xử với môi trường xung quanh. Đó là một sự thiếu sót lớn bởi con người chúng ta không phải là sinh vật duy nhất sống trên Trái đất này, vì vậy ứng xử sao cho hợp lẽ với môi trường xung quanh cũng là một lối sống đẹp như: bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên, sống xanh,… Chúng ta ỷ y vì có những người vệ sinh môi trường sẽ theo sau dọn dẹp cho mình nên tiện đâu vứt rác đó, tiện đâu cũng ngắt hoa bẻ cành được. Những người lớn thì bất chấp hậu quả để chặt phá rừng, để thả mìn bắt cá,… Và cái kết thì như những gì chúng ta đang thấy, khô hạn, hạn hán thiếu nước trầm trọng, lũ lụt, dông tố thì ngày càng mạnh lên. Phải chăng mẹ thiên nhiên đang nổi giận. Văn hóa ứng xử với môi trường của chúng ta vì vậy ngày cành xuống cấp nghiêm trọng hơn. Ra công viên thấy hoa đẹp là ngắt, là nhổ về nhà trồng, thấy xe buýt là ào ào chen lấn nhau lên, vào bệnh viện thì nói oang oang như chốn không người, thấy thùng rác cũng không thèm bỏ vào mà tiện tay ném cái vèo, chỉ biết sạch cho mình, còn xung quanh thì kệ, sao cũng được, … hình như người ta càng ngày càng sống ích kỉ với nhau. Bên cạnh những kẻ ích kỉ đó còn có những người đang ngày đêm không ngừng nghỉ tìm mọi cách để bảo vệ môi trường, cải tạo môi trường. Những cô chú công nhân dọn vệ sinh ngày đêm miệt mài cầm theo cây chổi dọn dẹp phố phường, những bạn tình nguyện viên xung phong đến những vùng sâu vùng xa, những nơi còn nghèo khó nhất để giúp bà con một tay xây cái trường, cái nhà để cho các em nhỏ có nơi vui chơi và học tập. Đó là những bác nông dân gương mẫu không dùng thuốc hóa học nữa mà chuyển sang dùng các biện pháp sinh học để bảo vệ đất đai, nguồn nước hay nói rộng hơn là bảo vệ môi trường.

Bản thân em là một thế hệ trẻ được sinh ra khi đất nước đang trên đà phát triển, được thụ hưởng một nền giáo dục tốt, có lẽ cái mà em cần phải học và học nhiều hơn cả chính là văn hóa ứng xử. Cần rút ra cho mình những bài học để rồi hoàn thiện cách ứng xử của mình trong cuộc sống.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư