Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hiểu đoạn thơ trên như thế nào

Trong bài Hạt gạo làng ta, nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết 
Hạt gạo làng ta 
Có bão tháng bảy 
Có mưa tháng ba 
Giọt mồ hôi sa
Có mưa tháng sáu 
Nước như ai nấu 
Chết cả cá bờ 
Cua ngoi lên bờ 
Mẹ em xuống cấy ...
Em hiểu đoạn thơ trên như thế nào? Hình ảnh đối lập trong đoạn thơ gợi em những suy nghĩ gì?
2 trả lời
Hỏi chi tiết
69
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trong đoạn thơ trên, nhà thơ Trần Đăng Khoa miêu tả hình ảnh của cuộc sống nông thôn, đặc biệt là công việc cày cấy và sản xuất lúa gạo. Hình ảnh của bão tháng bảy, mưa tháng ba và mưa tháng sáu thể hiện sự khắc nghiệt của thiên nhiên và khó khăn trong việc trồng trọt. Trong khi đó, giọt mồ hôi và nước như ai nấu thể hiện sự cống hiến và đổ mồ hôi của người nông dân trong công việc sản xuất.

Hình ảnh đối lập giữa cái chết của cá bờ và cua ngoi lên bờ, cùng với việc mẹ xuống cấy, gợi lên sự đối lập giữa sự sống và cái chết, sự khắc nghiệt và sự hy vọng. Điều này gợi lên suy nghĩ về sự khắc nghiệt và đau khổ của cuộc sống nông thôn, nhưng cũng đồng thời thể hiện sự kiên nhẫn, sự cống hiến và hy vọng của người nông dân.
1
0
Thu Huyen
07/08/2023 18:02:58
+5đ tặng
 Đoạn thơ trên đã mang đến cho em một nội dung vô cùng ý nghĩa, đó là: để có những hạt gạo trắng ngần, thơm nức, không thể không nhắc đến những hi sinh nhọc nhằn, vất vả, dầm mưa dãi nắng của các cô, các bác nông dân mà điển hình chính là mẹ.

- Hình ảnh đối lập được nhắc đến trong đoạn thơ trên đã gợi cho em rất nhiều suy nghĩ: Với việc sử dụng liên tiếp các hình ảnh đối lập như "bão", "mưa" vừa giúp đoạn thơ thêm sinh động, gợi tả vừa gợi ra những vất vả, lo toan của mẹ. Dưới tác động của thiên nhiên, những cây lúa mẹ trồng có thể bị đổ rạp, bị gãy. Như vậy, con sẽ không có cơm để ăn. Bên cạnh đó, vào những buổi trưa nắng hừng hực, như thiêu cháy con người, mà mẹ vẫn không quản ngại nặng nhọc, lội xuống mương để cấy, để sản xuất ra những hạt gạo trắng ngần nuôi em lớn khôn. 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Trung Sơn
07/08/2023 18:04:42
+4đ tặng

Đoạn thơ trên đã ca ngợi người lao động, ca ngợi hạt gạo. Để làm ra hạt gạo cần tốn nhiều công sức. Hình ảnh của một mùa hè khắc nghiệt đã được Trần Đăng Khoa miêu tả rất rõ ràng. "Nước" như "ai nấu", nóng đến mức chết cả cá, cua phải ngoi lên bờ. Bằng những động từ mạnh, tác giả đã cho chúng ta thấy quang cảnh của 1 mùa hè nóng bực, khắc nghiệt, thách thức mọi người nông dân đi cấy. Thế nhưng giữa cái nắng nôi đó, lại có hình ảnh người mẹ xuống để cấy lúa. Qua đó, ta thấy được sức mạnh của con người có thể làm chủ được thiên nhiên dù có khó khăn đến nhường nào. Hình ảnh người lao động tuy vất vả, mệt nhọc nhưng vẫn cố hết sức làm việc thật tốt để gieo những mầm lúa - Thứ sẽ nuôi sống cả cuộc đời người



 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo