Đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" là đoạn trích thành công nhất về bút pháp tả người trong "Truyện Kiều" của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du khi tả vẻ đẹp hoàn mĩ của Kiều. Thúy Kiều là nhân vật ông ưu ái nhất, vì vậy vẻ đẹp của Kiều cũng phải nhất. Chân dung Thúy Kiều được Nguyễn Du khắc họa trước hết bởi biện pháp độc đáo vẻ mây trăng, nghệ thuật so sánh bẩy đòn. “Kiểu càng…kém xanh” . Thúy Vân đã đạt tới đỉnh cao của sắc đẹp mà tạo hóa đã ban cho người phụ nữ. Vậy mà Kiều còn đẹp hơn phá vỡ khuôn khổ của tạo hóa. Ở Kiều vừa có sự sắc sảo của trí tuệ vừa có sự mặn mà của tâm hồn thể hiện qua đôi mắt, đôi lông mày. “Làn Thu thủy …. kém xanh”. Đôi mắt của Kiều đẹp như là nước mùa thu, long lanh trong sáng thăm thẳm do đó phản chiếu một sức sống tươi trẻ và trí tuệ thông minh. Vẻ đẹp của Kiều là vẻ đẹp đằm thắm có hồn, điểm thêm cho đôi mắt ấy là hai nét lông mày thanh tú nhẹ nhàng như dáng núi mùa xuân. Nếu Vân được so sánh với trăng, hoa, mây, tuyết thì Kiều được so sánh với nước non. Vẻ đẹp của Kiều là một vẻ đẹp tuyệt thế giai nhân, lộng lẫy, kiêu sa vẻ đẹp khiến hoa phải ghen liễu phải hờn . “Hoa ghen… kém xanh” Nghệ thuật so sánh, nhân hóa, nói quá nói lên vẻ đẹp đầy quyến rũ làm say mê lòng người của Kiều. Đẹp đến mức thiên nhiên phải ghen hờn, đối kị. Với cách miêu tả của Nguyễn Du nhằm dự cảm không mấy tốt đẹp về tương lai của nàng. Bởi theo thuyết tại mình những điều tốt đẹp trên đời đều không giữ được bền lâu. Vì thế, tương lai nàng sẽ gặp nhiều sóng gió, khổ đau. Kiều có vẻ đẹp “nghiêng nước nghiêng thành”. Một vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế, sắc nước hương trời.