Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh về đôi đũa

Thuyết minh về đôi đũa
2 trả lời
Hỏi chi tiết
284
1
0
Tr Hải
15/08/2023 21:08:36
+5đ tặng

Mỗi vùng miền ở Việt Nam đều có nét văn hóa khác nhau nhưng điểm chung là đều sử dụng đũa. Ở miền Bắc có những lũy tre làng bao phủ nên người dân dùng thanh tre già để gọt đũa, miền Nam lại chủ yếu là những tán dừa nên sử dụng đũa dừa. Tuy nhiên, thông dụng nhất vẫn là đũa tre, đũa gỗ. Xưa người nông dân tự vót đũa thành thanh vuông, một đầu được vót tròn để dễ gắp thức ăn. Chính vì thế có câu ca dao về việc vót đũa trong dân gian:

“Đời cha cho chí đời con,
Muốn vót cho tròn thì hãy đẽo vuông”

Ở Việt Nam, thông dụng nhất vẫn là đũa tre, đũa gỗ.

Hiện nay để đáp ứng nhu cầu cho người dùng, ở Việt Nam có đa dạng các loại đũa hơn như đũa nhựa, đũa inox, đũa nhôm. Đũa nhựa cũng là dạng đũa phổ biến trong đời sống.

Cũng chỉ có ở Việt Nam mới có đũa để xới cơm từ nồi ra bát, đó là dạng đũa cả lớn, dẹt và làm từ tre hoặc gỗ. Trước khi xới cơm, muốn cơm không dính cần nhúng đũa cả vào nước; sau khi xới cơm dùng chiếc đũa nọ gạt cơm ra khỏi chiếc kia để đũa sạch cơm. Đây là cách sinh hoạt xưa kia ở các vùng nông thôn Việt Nam và hiện nay gần như không còn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
VŨ Hồng Ngọc
15/08/2023 21:08:52
+4đ tặng

Đũa, một cặp thanh có chiều dài bằng nhau, cỡ khoảng 15–25 cm, là dụng cụ ăn uống cổ truyền ở Đông Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, và Đông Nam Á; còn được gọi là “các nước dùng đũa”).

Đũa thường làm bằng gỗ, tre, kim loại, xương, ngà voi, và ngày nay, cả bằng chất dẻo. Có thông tin cho biết đũa và đồ dùng ăn uống bằng bạc được dùng cho vua quan để phát hiện chất độc (oxide kim loại) trong thức ăn; nếu có chất độc, đũa sẽ có màu xỉn hay đen đi, do phản ứng thế.

Đũa cũng là một đòn bẩy, tuy nhiên không đem lại lợi thế về “lực” mà đem lại lợi thế về “đường đi”, đầu đũa có thể thu hẹp hoặc mở rộng được một khoảng cách khá lớn chỉ với một chuyển động nhỏ của các ngón tay.

Theo nhiều tài liệu nghiên cứu của phương Tây, các nhà sử học Tây phương nói rằng đũa là loại hình thuộc văn minh Trung Hoa, văn minh đũa (civilisation des baguettes). Đôi đũa được phát hiện sớm nhất là một cặp kim loại trong triều đại nhà Thương (khoảng năm 1600-1046 TCN) được khai quật tại địa điểm khảo cổ Ân Khư.

Được phát minh vào khoảng thời gian cách đây từ 3000-5000 năm, đũa đã trở thành nền văn minh, bộ mặt của cả một nền văn hóa rộng lớn gồm nhiều nước châu Á. Đầu tiên được sử dụng bởi người Trung Quốc , đũa sau đó đã lan rộng sang các quốc gia văn hóa Đông Á khác bao gồm Nhật Bản , Hàn Quốc và Việt Nam.

Khi các dân tộc Trung Quốc di cư đến, việc sử dụng đũa làm dụng cụ ăn uống cho một số món ăn dân tộc nhất định đã trở nên phổ biến ở các nước Nam và Đông Nam Á như Campuchia, Ấn Độ, Lào, Nepal, Myanmar, Singapore và Thái Lan. Ở Ấn Độ (chủ yếu ở Himalayakhu vực), Lào, Myanmar, Thái Lan và Nepal, đũa thường chỉ được sử dụng để ăn mì.

Tương tự, đũa đã trở nên được chấp nhận nhiều hơn trong mối quan hệ với các món ăn châu Á ở Hawaii , Crookwell , Bờ Tây Bắc Mỹ và các thành phố có cộng đồng người châu Á ở nước ngoài trên toàn cầu. Riêng tại Thái Lan, đũa chỉ dùng cho súp và mỳ sợi, do vua Thái Rama V giới thiệu đồ dùng phương Tây từ thế kỷ 19.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Mua sắm thỏa thích với Temu +150K
×
Gia sư Lazi Gia sư