Có thể tham khảo cách cắt nghĩa sau: a. trung bình ; b. trung dung ; c. trung hòa ; * Giống nhau: đều có yếu tố “trung” chỉ ý ở giữa, trung tính, cân bằng. * Khác nhau: - Trung bình: ý chỉ mức độ bình thường, không cao quá mà cũng không yếu quá. - Trung dung: không thiên về một bên nào, mà luôn giữ thái độ đứng giữa, không thái quá cũng không bất cập trong quan hệ đối với người, với việc (một chủ trương của nho giáo) - Trung hòa: chỉ mức độ, tính chất cân bằng, không thiên về bên nào. d. trung thành ; e. trung thực ; g. trung trinh. * Giống nhau: đều có yếu tố “trung” chỉ ý sự trong sáng, thành thật, không thay lòng đổi dạ * Khác nhau: - Trung thành: Nói về mức độ mối quan hệ xã hội (giữa người với người hoặc giữa người với vật). Mối quan hệ một lòng một dạ, không thay đổi. - Trung thực: nói về phẩm chất thành thực, không giả dối, không điêu ngoa. - Trung trinh: chỉ phẩm chất trong sạch, thành thật, không thay lòng đổi dạ