Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giáo dục Quốc phòng - An ninh - Đại học
19/09/2023 20:14:46

Anh (chị) hãy phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau?

. Anh (chị) hãy phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau?
3 trả lời
Hỏi chi tiết
95
1
1
Long
19/09/2023 20:15:18
+5đ tặng

 Nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về “chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” gồm các luận điểm cơ bản:

    - Vận mệnh của dân tộc, sự phát triển của đất nước tuỳ thuộc vào sự giác ngộ cách mạng và trách nhiệm của thế hệ trẻ. Trong tác phẩm “Gửi thanh niên An Nam”, xuất bản năm 1925, Người cảnh báo: “Hỡi Đông Dương đáng thương hại, Người sẽ chết mất nếu đám thanh niên già cỗi của Người không sớm hồi sinh”[3]. Theo Người, thanh niên là lớp người tiêu biểu cho sức sống của một dân tộc, vì vậy, muốn “hồi sinh dân tộc” trước hết phải “hồi sinh thanh niên”. Hồ Chí Minh không những chỉ ra khả năng cách mạng to lớn của tuổi trẻ trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân mà Người còn tin tưởng vào tiềm năng to lớn của họ trong công cuộc kiến thiết, xây dựng nước nhà. Vì lẽ đó, nhân  ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Người đã tin yêu nhắn nhủ: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”[4].

    - Theo Người, giáo dục có vai trò quan trọng hàng đầu trong đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ, vì vậy, ngay sau khi giành được chính quyền, ngày 03/9/1945, Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ nêu 06 việc cấp bách cần phải làm ngay, trong đó có việc diệt “giặc dốt”, làm cho nhân dân, trong đó đáng chú ý nhất là thế hệ trẻ, có đủ tri thức phục vụ công cuộc kiến thiết và bảo vệ nước nhà, xứng đáng là công dân của một nước tự do, độc lập. Người nói: Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí. Bởi vì sao? Bởi vì, công cuộc kiến thiết nước nhà đòi hỏi phải có nhân tài. Những năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định: Văn hoá, giáo dục là một mặt trận, trong hoàn cảnh nào cũng phải thi đua “dạy tốt, học tốt”.

 

 

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm, động viên học viên Trường Trung cấp Công an năm 1950

    - Mục đích của giáo dục - đào tạo là chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau một cách toàn diện. Hồ Chí Minh nói về mục đích của nền giáo dục cách mạng: “Các cô, các chú chính đang phụ trách đào tạo lớp người của xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa đấy. Cho nên công tác của các cô, các chú rất nặng nề và vẻ vang” [5]. Cũng theo Hồ Chí Minh, bồi dưỡng - giáo dục phải trên tất cả các mặt: Đức, trí, thể, mỹ. Những nội dung này gắn bó chặt chẽ với nhau, phải đào tạo thế hệ trẻ “thành những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”: “Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hoá và chuyên môn”[6]. Người đồng thời nhấn mạnh, đạo đức và tài năng là hai nội dung không thể thiếu trong bồi dưỡng giáo dục, trong đó đạo đức là yếu tố gốc, là nền tảng của tài năng.

    - Việc xây dựng đội ngũ những nhà giáo tâm huyết, tài năng, vừa “hồng” vừa “chuyên” có vai trò quyết định đến chất lượng của giáo dục - đào tạo. Theo Người, những phẩm chất, yêu cầu tất yếu đối với đội ngũ nhà giáo là phải yêu nghề, phải có đạo đức cách mạng để làm gương cho học sinh, bởi: “Dạy các cháu thì nói với các cháu chỉ là một phần, cái chính là phải cho các cháu nhìn thấy, cho nên những tấm gương thực tế là rất quan trọng. Muốn dạy cho trẻ em thành người tốt thì trước hết các cô, các chú phải là người tốt” [7]. Bên cạnh đó, đội ngũ nhà giáo cần thương yêu học sinh như con ruột của mình, ra sức thi đua học tập và công tác…

    Nhận thức sâu sắc giá trị, ý nghĩa và sức sống lâu bền của tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là tư tưởng của Người về giáo dục thế hệ trẻ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 “Về đổi mới căn bản và toàn diện về giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời cập nhật những yêu cầu, đặc điểm mới của tình hình thực tiễn. Tiếp theo, Đảng ủy Công an Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 17-NQ/ĐUCA và Bộ Công an đã ban hành Chỉ thị số 13/CT-BCA ngày 28/10/2014 “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo trong Công an nhân dân”.

    Từ cơ sở trên, Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Đại học An ninh nhân dân đã chủ động tổ chức triển khai thực hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng và ngành Công an; quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Công an Trung ương lần thứ VII và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Trường Đại học An ninh nhân dân lần thứ XV vào công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên trẻ và đã thu được kết quả bước đầu đáng trân trọng và tự hào. Tiếp nối truyền thống của Nhà trường trong tổ chức đào tạo giáo viên, thời gian tới, cần tập trung thực hiện tốt một số vấn đề:

    Một là, tiếp tục thực hiện Đề án 106 của Bộ Công an về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy Công an nhân dân; chủ động rà soát, đánh giá, sắp xếp, bố trí cán bộ gắn với vị trí việc làm phù hợp, hiệu quả. Phát hiện nhân tố mới, có tài, có đức trong đội ngũ cán bộ, giảng viên trẻ để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng không chỉ trước mắt mà còn chiến lược lâu dài. Đây là một nội dung cốt tử, hết sức quan trọng về công tác cán bộ giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

 

Đoàn lãnh đạo, cán bộ giảng viên đạt thành tích xuất sắc tại Hội thi giảng viên dạy giỏi cấp Bộ các học viện, trường Công an nhân dân ở Học viện An ninh nhân dân

    Hai là, đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương pháp giảng dạy ở tất cả các trình độ và loại hình đào tạo, cần xác định đây là vấn đề then chốt, đột phá trong tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên nói chung, giảng viên trẻ nói riêng. Nội dung giảng dạy phải thể hiện rõ tính tư tưởng, tính Ngành, tính thực tiễn; ưu tiên vận dụng phương pháp giảng dạy phát huy được tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo của người học. Kết hợp chặt chẽ giữa giảng dạy và nghiên cứu khoa học; coi trọng, phát huy sự say mê, sáng tạo và tâm huyết trong nghiên cứu tìm tòi phát hiện cái mới; sự mâu thuẫn giữa thực tiễn phong phú với lý luận để có phương án giải quyết tối ưu; ứng dụng khoa học công nghệ vào trong công tác giảng dạy và theo hướng số hóa bài giảng; thường xuyên tổ chức, đánh giá, khen thưởng đối với giờ/bài/hình thức dạy giỏi của cán bộ, giảng viên Nhà trường.

 

Khen thưởng Danh hiệu Giảng viên dạy giỏi cấp Trường năm học 2020 - 2021

 

    Ba là, đẩy mạnh nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu khoa học trong và ngoài Trường, ngoài Ngành Công an; chú trọng tổ chức nghiên cứu đề tài khoa học các cấp, ưu tiên đề tài cấp Quốc gia, cấp Bộ gắn với yêu cầu thực tiễn công tác, chiến đấu của lực lượng Công an nhân dân và yêu cầu bảo đảm an ninh quốc gia, an ninh con người, an ninh xã hội của thực tiễn các tỉnh, thành phía Nam. Thông qua nghiên cứu khoa học để đào tạo, bồi dưỡng, truyền dạy kinh nghiệm giữa các thế hệ cán bộ, giảng viên, qua đó nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia trong mọi tình huống.

    Bốn là, chủ động phối hợp và có biện pháp hiệu quả gắn với vai trò, trách nhiệm của Công an các địa phương trong quá trình tổ chức giảng dạy và đào tạo cán bộ, giảng viên trẻ, nhất là trong công tác thực tế, luân chuyển, hợp tác nghiên cứu khoa học, tọa đàm, trao đổi... qua đó cập nhật thông tin, thực tiễn giúp cán bộ, giảng viên nâng cao trình độ về mọi mặt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.

    Năm là, mỗi cán bộ, giảng viên trẻ luôn chủ động, tích cực và thường xuyên trau dồi, rèn luyện phẩm chất, bản lĩnh chính trị, năng lực, kỹ năng nghề, kỹ năng mềm cần thiết phục vụ yêu cầu công tác và trong cuộc sống. Bởi lẽ, nói như Hồ Chí Minh, những điều ấy không phải “từ trên trời rơi xuống” mà do đấu tranh, rèn luyện kiên trì, bền bỉ hàng ngày mà có, cũng như “ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.

 

Đại diện lãnh đạo các đơn vị ký kết giao ước thi đua chào mừng các ngày lễ lớn, hướng tới kỷ niệm 58 năm Ngày truyền thống Trường Đại học ANND

    Học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hơn bao giờ hết, từng cán bộ, giảng viên trẻ của Trường Đại học An ninh nhân dân hãy thi đua hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ trong bất cứ tình huống nào, trở thành những con người vừa “hồng”, vừa “chuyên”, góp phần hiện thực hóa tư tưởng của Bác Hồ về “chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” trong công tác và cuộc sống tại Trường Đại học An ninh nhân dân anh hùng./.

                                                                                                        V.H.C

 --------------------------------

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, tập 4, tr.256

2. Sđd, tập 15, tr.612

3. Sđd, tập 2, tr.137

4. Sđd, tập 4, tr.33

5. Sđd, tập 12, tr.76.

6. Sđd, tập 15, tr.498.

7. Sđd, tập 12, tr.77.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
thuy nguyen
19/09/2023 20:15:30
+4đ tặng
1
1
Ng Mhieu
19/09/2023 20:17:04
+3đ tặng
Tư tưởng của Hồ Chí Minh về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau được thể hiện qua nhiều khía cạnh quan trọng. Dưới đây là một số yếu tố chính:

1. Giáo dục:
Hồ Chí Minh coi giáo dục là một trong những ưu tiên hàng đầu của sự phát triển quốc gia. Ông muốn hết sức chăm sóc và đầu tư vào việc đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ, xây dựng một hệ thống giáo dục toàn diện và phổ biến cho mọi công dân. Ông hy vọng rằng thông qua giáo dục, người trẻ Việt Nam sẽ trở thành những người có tri thức, có phẩm chất tốt và có khả năng đóng góp tích cực cho xã hội.

2. Đào tạo lãnh đạo:
Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo lãnh đạo cho đời sau. Ông tin rằng để duy trì và phát triển cách mạng, cần phải có những lãnh đạo tài năng, trung thành và có đức. Ông tạo điều kiện và đưa ra các chương trình đào tạo lãnh đạo cho các thế hệ sau này, bao gồm việc đào tạo lãnh đạo tại các trường học, các trại huấn luyện cách mạng và qua việc tổ chức và tham gia vào các hoạt động cách mạng.

3. Gương mẫu:
Hồ Chí Minh luôn mạnh mẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trở thành một gương mẫu cho thế hệ trẻ. Ông cho rằng việc thể hiện đức tính tốt, lòng trung thành và giải phóng dân tộc trong hành động hàng ngày sẽ tạo nên những ảnh hưởng tích cực và cung cấp nguồn cảm hứng cho thế hệ sau. Hồ Chí Minh luôn coi mình là một gương mẫu cụ thể cho tuổi trẻ và khuyến khích các lãnh đạo của Đảng và quốc gia thể hiện đức tính tốt và tận tụy với nhân dân.

4. Động viên và khích lệ:
Hồ Chí Minh liên tục khuyến khích và động viên thế hệ trẻ tham gia hoạt động cách mạng. Ông tin rằng chỉ có sự tham gia tích cực và đam mê của người trẻ, cách mạng mới có thể tiếp tục phát triển và tiến bộ. Hồ Chí Minh thường gắn kết các cụm từ như "Em yêu Tổ quốc", "Tuổi trẻ làm theo lời Bác", "Tuổi trẻ truyền lửa" để truyền cảm hứng và tạo động lực cho thế hệ trẻ tham gia vào công cuộc cách mạng.

Tổng quan, tư tưởng của Hồ Chí Minh về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là tạo điều kiện để hình thành và phát triển một thế hệ trẻ được giáo dục tốt, có đạo đức cao và có khả năng lãnh đạo, đồng thời truyền cảm h

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Giáo dục Quốc phòng - An ninh mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo