Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn ghi lại cảm xúc khi đọc bài thơ bánh trôi nước Có nội dung và nghệ thuật

Viết bài văn ghi lại cảm xúc khi đọc bài thơ báng trôi nước
Có nội dung và nghệ thuật
Cần ngay ạ
2 trả lời
Hỏi chi tiết
96
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài thơ "Báng Trôi Nước" của nhà thơ Hàn Mặc Tử là một tác phẩm vô cùng đặc biệt và đầy cảm xúc. Khi đọc bài thơ này, tôi không thể không bị cuốn hút bởi nội dung sâu sắc và nghệ thuật tinh tế mà tác giả đã truyền đạt.

Ngay từ những dòng đầu tiên, bài thơ đã khiến tôi bị lôi cuốn vào một không gian tĩnh lặng và u tối. "Báng trôi nước, bóng trôi người" - những từ ngữ đơn giản nhưng đầy ý nghĩa này đã tạo nên một hình ảnh sâu sắc về sự trôi dạt của cuộc sống và con người. Tôi cảm nhận được sự mê hoặc và lạc lõng trong những dòng nước trôi qua, như một biểu tượng cho sự trôi dạt và mất mát trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, nghệ thuật của bài thơ cũng làm tôi say mê. Tác giả đã sử dụng những hình ảnh tượng trưng và những từ ngữ tinh tế để tạo nên một không gian thơ mộng và lãng mạn. "Mây trắng trôi, gió nhẹ thoảng" - những hình ảnh này đã khiến tôi cảm nhận được sự êm đềm và nhẹ nhàng của cảnh vật. Từng câu thơ như những nốt nhạc êm dịu, tạo nên một giai điệu mà tôi không thể quên.

Ngoài ra, bài thơ còn chứa đựng một thông điệp sâu sắc về cuộc sống và tình yêu. Tác giả đã thể hiện sự tương phản giữa sự trôi dạt của cuộc sống và tình yêu vĩnh cửu. "Báng trôi nước, bóng trôi người, chỉ tình yêu mãi không trôi" - những câu thơ này đã khiến tôi cảm nhận được sự quý giá và vĩnh cửu của tình yêu. Dù cuộc sống có trôi qua, nhưng tình yêu vẫn mãi mãi tồn tại.

Tổng thể, khi đọc bài thơ "Báng Trôi Nước", tôi đã trải qua một hành trình cảm xúc đầy mê hoặc và sâu lắng. Từ những hình ảnh tượng trưng đến những từ ngữ tinh tế, tác giả đã tạo nên một tác phẩm đáng để ngưỡng mộ. Bài thơ này đã khiến tôi suy ngẫm về cuộc sống và tình yêu, và đồng thời khơi dậy trong tôi những cảm xúc sâu sắc về sự trôi dạt và vĩnh cửu.
1
0
Tạ Nguyên Đức
30/10/2023 19:52:18
+5đ tặng

“Bánh trôi nước” là một trong những bài thơ nổi của Hồ Xuân Hương. Bài thơ vừa cho thấy vẻ đẹp và số phận người phụ nữ trong xã hội cũ, đồng thời cho thấy tấm lòng nhân văn cao cả của bà: yêu thương trân trọng người phụ nữ.

Bài thơ có hai lớp nghĩa chính, lớp nghĩa thứ nhất là lớp nghĩa tả thực, miêu tả bánh trôi nước từ hình dáng cho đến cách làm. Bánh trôi có hình tròn, màu trắng. Làm bánh trôi bằng cách viên thành hình tròn nhỏ vừa ăn, bên trong bánh trôi là một viên đường nhỏ, thường được làm bằng đường phên hoặc đường phèn. Khi luộc thấy bánh lên tức là bánh đã chín. Bài thơ đã mô tả một cách chân thực, chính xác về món ăn dân dã, quen thuộc của nhân dân ta.

Nhưng ẩn đằng sau lớp nghĩa tả thực đó lại là lớp nghĩa ẩn dụ hết sức tinh tế, sâu sắc, hình ảnh bánh trôi cũng chính là hình ảnh biểu tượng cho người phụ nữ. Mở đầu bài thơ tác giả sử dụng mô típ quen thuộc trong văn học dân gian “Thân em”. Hai chữ thân em nói lên nỗi đau thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Tiếng thơ của Hồ Xuân Hương có sự đồng điệu, gặp gỡ với những tiếng hát than thân trong ca dao:

“Thân em như tấm lụa đào,
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”.

Hay như:

“Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày”

Việc Hồ Xuân Hương sử dụng các ngữ liệu dân gian vừa khiến cho thơ bà gần gũi, mềm mại với đời sống, mặt khác làm cho tiếng thơ trở nên da diết, thấm đầy chất nhân bản, trở thành tiếng thơ của bao người.

Ngay từ câu thơ đầu tiên của bài, bà đã khẳng định vẻ đẹp của người phụ nữ: trắng, tròn, họ mang vẻ đẹp phúc hậu, hiền từ. Lời khẳng định này cũng cho thấy bà rất có ý thức về bản ngã của mình nói riêng và của những người phụ nữ nói chung.

Mang vẻ đẹp về hình thức, ý thức được vẻ đẹp đó, nhưng số phận của họ lại hết truân chuyên, vất vả:

“Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”

Thân phận của họ cũng chẳng khác gì những tấm lụa đào, hạt mưa sa,… người con gái trong xã hội cũ không được tự quyết định số phận, hạnh phúc của mình. Khi ở nhà họ phụ thuộc vào cha mẹ, cha mẹ đặt đâu họ phải ngồi ở đó, đến lúc đã yên bề gia thất số phận của họ lại tiếp tục bị phụ thuộc vào người chồng. Những người phụ nữ này thật nhỏ bé và đáng thương, cuộc đời chìm nổi với biết bao sóng gió, hạnh phúc của bản thân không được tự mình quyết định.

Mặc dù cuộc sống không được suôn sẻ, luôn gặp phải những sóng gió nhưng những người phụ nữ ấy lại mang trong mình những phẩm chất hết sức tốt đẹp:

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Họ là những người phụ nữ luôn mang trong mình tấm lòng trong trắng, tốt đẹp, dù gặp cảnh ngộ nào cũng vẫn giữ được tấm lòng son sắt, thủy chung. Chữ son như một điểm sáng, nhãn tự trong bài, làm bừng sáng nét đẹp về nhân cách, phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam.

Bài thơ sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ cô đọng, hàm súc. Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ đặc sắc. Kết hợp linh hoạt các mô típ của văn học dân gian khiến cho bài thơ vừa giản dị, gần gũi vừa mang dáng dấp uyên bác, tài hoa. Tất cả những yếu tố đó đã góp phần tạo nên sự thành công cho tác phẩm

Qua tác phẩm này ta có thể thấy Hồ Xuân Hương là người hết sức trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ không chỉ ở phẩm chất mà ngay cả vẻ đẹp bề ngoài. Đồng thời lời thơ tha thiết cũng là tiếng nói cảm thông với số phận chìm nổi, bị lệ thuộc của người con gái. Qua đây còn lên án xã hội cũ đã đè nén, áp bức, tước bỏ quyền được lựa chọn cuộc sống, hạnh phúc của con người.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Yển Nguyệt
30/10/2023 20:17:02
+4đ tặng

Lập dàn ý :
I. Mở bài

Hồ Xuân Hương là nữ thi sĩ nổi tiếng của nước ta cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, được ca ngợi là “Bà chúa thơ Nôm”. Bài thơ “Bánh trôi nước” là một trong những tác phẩm chữ Nôm đặc sắc. Nhà thơ đã mượn hình ảnh bánh trôi để kín đáo phản ánh thân phận phụ thuộc và phẩm giá cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

II. Thân bài

1. Cảm nhận về hình ảnh bánh trôi nước và quá trình làm bánh

  • Hình dáng bên ngoài: vừa trắng, vừa tròn
  • Nguyên liệu: vỏ ngoài làm bằng bột nếp, nhân bằng đường đỏ
  • Quá trình luộc : luộc trong nước sôi, chìm nổi vài lần là chín.

=> Hình ảnh đẹp đẽ và trong trắng của bánh trôi nước.

2. Cảm nhận vẻ đẹp, thân phận của người phụ nữ Việt Nam.

Tác giả mượn đặc điểm của bánh trôi để miêu tả vẻ đẹp, số phận của người phụ nữ Việt Nam:

  • Vẻ đẹp hình thể: đẹp, trong trắng, dịu dàng, thuỳ mị: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn”.
  • Số phận bất hạnh: long đong, chìm nổi, sống phụ thuộc, không có quyền quyết định cuộc đời mình: “Bảy nổi ba chìm với nước non”.

=> Người phụ nữ mang vẻ đẹp tâm hồn nhưng lại chịu nhiều gian truân và khổ cực.

  • Vẻ đẹp tâm hồn: sự trong trắng, thuỷ chung, son sắt: “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn/Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

=> Khẳng định phẩm chất trong sạch, cao quý của người phụ nữ, lời thách thức đối với thế lực tàn bạo đang chà đạp lên quyền sống và nhân phẩm của người phụ nữ.

III. Kết bài

Cảm nhận chung về bài thơ '' bánh trôi  nước ''

    Bài làm :
 Bánh trôi nước” là một trong những bài thơ nổi của Hồ Xuân Hương. Bài thơ vừa cho thấy vẻ đẹp và số phận người phụ nữ trong xã hội cũ, đồng thời cho thấy tấm lòng nhân văn cao cả của bà: yêu thương trân trọng người phụ nữ.

Bài thơ có hai lớp nghĩa chính, lớp nghĩa thứ nhất là lớp nghĩa tả thực, miêu tả bánh trôi nước từ hình dáng cho đến cách làm. Bánh trôi có hình tròn, màu trắng. Làm bánh trôi bằng cách viên thành hình tròn nhỏ vừa ăn, bên trong bánh trôi là một viên đường nhỏ, thường được làm bằng đường phên hoặc đường phèn. Khi luộc thấy bánh lên tức là bánh đã chín. Bài thơ đã mô tả một cách chân thực, chính xác về món ăn dân dã, quen thuộc của nhân dân ta.

Nhưng ẩn đằng sau lớp nghĩa tả thực đó lại là lớp nghĩa ẩn dụ hết sức tinh tế, sâu sắc, hình ảnh bánh trôi cũng chính là hình ảnh biểu tượng cho người phụ nữ. Mở đầu bài thơ tác giả sử dụng mô típ quen thuộc trong văn học dân gian “Thân em”. Hai chữ thân em nói lên nỗi đau thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Tiếng thơ của Hồ Xuân Hương có sự đồng điệu, gặp gỡ với những tiếng hát than thân trong ca dao:

“Thân em như tấm lụa đào,
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”.

Hay như:

“Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày”

Việc Hồ Xuân Hương sử dụng các ngữ liệu dân gian vừa khiến cho thơ bà gần gũi, mềm mại với đời sống, mặt khác làm cho tiếng thơ trở nên da diết, thấm đầy chất nhân bản, trở thành tiếng thơ của bao người.

Ngay từ câu thơ đầu tiên của bài, bà đã khẳng định vẻ đẹp của người phụ nữ: trắng, tròn, họ mang vẻ đẹp phúc hậu, hiền từ. Lời khẳng định này cũng cho thấy bà rất có ý thức về bản ngã của mình nói riêng và của những người phụ nữ nói chung.

Mang vẻ đẹp về hình thức, ý thức được vẻ đẹp đó, nhưng số phận của họ lại hết truân chuyên, vất vả:

“Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”

Thân phận của họ cũng chẳng khác gì những tấm lụa đào, hạt mưa sa,… người con gái trong xã hội cũ không được tự quyết định số phận, hạnh phúc của mình. Khi ở nhà họ phụ thuộc vào cha mẹ, cha mẹ đặt đâu họ phải ngồi ở đó, đến lúc đã yên bề gia thất số phận của họ lại tiếp tục bị phụ thuộc vào người chồng. Những người phụ nữ này thật nhỏ bé và đáng thương, cuộc đời chìm nổi với biết bao sóng gió, hạnh phúc của bản thân không được tự mình quyết định.

Mặc dù cuộc sống không được suôn sẻ, luôn gặp phải những sóng gió nhưng những người phụ nữ ấy lại mang trong mình những phẩm chất hết sức tốt đẹp:

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Họ là những người phụ nữ luôn mang trong mình tấm lòng trong trắng, tốt đẹp, dù gặp cảnh ngộ nào cũng vẫn giữ được tấm lòng son sắt, thủy chung. Chữ son như một điểm sáng, nhãn tự trong bài, làm bừng sáng nét đẹp về nhân cách, phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam.

Bài thơ sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ cô đọng, hàm súc. Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ đặc sắc. Kết hợp linh hoạt các mô típ của văn học dân gian khiến cho bài thơ vừa giản dị, gần gũi vừa mang dáng dấp uyên bác, tài hoa. Tất cả những yếu tố đó đã góp phần tạo nên sự thành công cho tác phẩm

Qua tác phẩm này ta có thể thấy Hồ Xuân Hương là người hết sức trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ không chỉ ở phẩm chất mà ngay cả vẻ đẹp bề ngoài. Đồng thời lời thơ tha thiết cũng là tiếng nói cảm thông với số phận chìm nổi, bị lệ thuộc của người con gái. Qua đây còn lên án xã hội cũ đã đè nén, áp bức, tước bỏ quyền được lựa chọn cuộc sống, hạnh phúc của con người.

ánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương.
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo