Viết bài văn phân tích đặc điểm của nhân vật Quý ròm trong đoạn trích ở phần đọc hiểu.
“Trưa, Quý ròm đi học về rút từ trong túi áo đưa cho nó một cây bút chì màu, nói:
- Trả cho mày nè!
Nó thô lố mắt:
- Anh mượn của em hồi nào mà trả?
- Lâu rồi!
- Lâu rồi là hồi nào?
Quý ròm khụt khịt mũi:
- Khoảng sáu tháng trước, tao có lén lấy cây bút chì này của mày nhưng sau đó lại đánh mất!
Rồi nhìn vẻ mặt ngơ ngác của nhỏ em, Quý ròm nói tiếp:
- Có thể mày đã quên, nhưng tao thì tao vẫn nhớ!
Nói xong, Quý ròm lại lúi húi lục cặp lôi ra một thanh sô-cô-la. Nó đặt thanh kẹo vào tay nhỏ Diệp:
- Cả cái này nữa, tao cũng trả cho mày!
Nhỏ Diệp nhìn sững thanh kẹo trong tay, ngẩn ngơ:
- Thanh sô-cô-la này, anh cũng lấy của em hồi sáu tháng trước hả?
- Không! Quý ròm gãi cổ - Thanh kẹo này, tao đánh cắp của mày từ…năm ngoái lận!
Sự tử tế đột xuất của ông anh, làm nhỏ Diệp tròn xoe mắt. Nó nghi hoặc hỏi:
- Thế sao trước nay anh chẳng nói gì, bây giờ lại tự động mua trả?
- Trước giờ tao quên khuấy đi mất, bây giờ mới…nhớ ra!
Quý ròm ngập ngừng giải thích. Nó định thú thật là sáng nay thấy nhỏ Diệp sốt nằm mê man, nó thấy tội tội, rồi nhớ đến những “tội lỗi” trước nay đã từng gây ra, nó thấy lương tâm cắn rức quá xá, bèn nghĩ ra cách để chuộc tội. Nhưng cuối cùng Quý ròm đã nói trớ đi.
Từ xưa đến giờ Quý ròm không quen phơi bày tình cảm ra trước mắt người khác. Thứ tình cảm “yếu đuối” như lúc này, nó càng giấu biến. Chỉ nghĩ đến thôi, nó đã thấy ngường ngượng, huống hồ nói ra miệng.
Quý ròm biết là mình rất thương em, cũng như nhỏ Hạnh thương thằng Tùng và Tiểu Long thương nhỏ Oanh em nó. Nhưng thương là một chuyện, còn thể hiện tình thương đó như thế nào thì Quý ròm không biết cách. À quên, Quý ròm có biết một cách! Đó là chỉ cho nhỏ Diệp làm toán và luôn miệng quát mắng “Mày là đồ ngốc”! Tất nhiên cái cách thể hiện tình thương đầy bão táp này của nó thường làm cho nhỏ Diệp nếu không khóc thét thì cũng sì sà sì sụt hằng buổi.
Nhưng đó là nói trước đây kia, còn bây giờ Quý ròm đã “tiến bộ” hơn nhiều. Nó đã biết bày tỏ tình thương bằng cách mua đền cho nhỏ Diệp những thứ nó đã đánh thó của cô em từ thời xa xửa xa xưa, xa đến mức khi nó lần lượt hăm hở đưa trả, nhỏ Diệp có bóp móp cả trán cũng không tài nào nhớ nổi.”
(Trích “Anh và em” – Kính vạn hoa, Nguyễn Nhật Ánh, nhà xuất bản Kim Đồng)
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Nói qua về ba nhân vật chính để hồi tưởng lại hình ảnh của thần tượng một thời của em,có những lúc đọc sách mà em ao ước,khát khao được một lần sống cuộc sống của họ,được gặp ba đứa trẻ kia dù chỉ một lần.Nguyễn Nhật Ánh đã cùng ba cô cậu học trò làm những chuyến du lịch thú vị,khám phá những miền đất mới cũng với những câu chuyện đầy bất ngờ,thú vị.Về quê Tiểu Long bắt ma đồi Cắt Cỏ trong ” Con mả con ma”Nhiều tập truyện tuy cùng chủ để,bối cảnh,nhưng sao cái cách Nguyễn Nhật Ánh miêu tả lại khác nhau,lại mang 1 màu sắc riêng như thế,khiến cho dù chúng có điểu chung nhiều bao nhiêu,em cũng không thấy có sự nhàm chán hay lặp lại.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |