Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc văn bản sau

ĐỀ 22: Đọc văn bản sau:

 

Chót trên cành cao vót
Mấy quả sấu con con
Như mấy chiếc khuy lục
Trên áo trời xanh non.

Trời rộng lớn muôn trùng
Đóng khung vào cửa sổ
Làm mấy quả sấu tơ
Càng nhỏ xinh hơn nữa.

Trái con chưa đủ nặng
Để đeo oằn nhánh cong.
Nhánh hãy giơ lên thẳng
Trông ngây thơ lạ lùng.

Cứ như thế trên trời
Giữa vô biên sáng 
nắng
Mấy chú quả sấu non
Giỡn cả cùng mây trắng

Mấy hôm trước còn hoa
Mới thơm đây ngào ngạt,
Thoáng như một nghi ngờ,
Trái đã liền có thật.

Ôi! từ không đến có
Xảy ra như thế nào?
Nay má hây hây gió
Trên lá xanh rào rào.

Một ngày một lớn hơn
Nấn từng vòng nhựa một
Một sắc nhựa chua giòn
Ôm đọng tròn quanh hột…

Trái non như thách thức
Trăm thứ giặc, thứ sâu,
Thách kẻ thù sự sống
Phá đời không dễ đâu!

Chao! cái quả sâu non
Chưa ăn mà đã giòn,
Nó lớn như trời vậy,
Và sẽ thành ngọt ngon.

 

 

 

       (Trích trong tập“Tôi giàu đôi mắt” (1970), trong “Những tác phẩm thơ tiêu biểu và nổi tiếng”, Xuân Diệu)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1: Bài thơ trên viết theo thể thơ nào?

A. Bốn chữ

B. Năm chữ

C. Bảy chữ

D. Tám chữ

Câu 2: Trong bài thơ có sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. So sánh

B. Nhân hóa và So sánh

C. Nhân hóa và Ẩn dụ

D. So sánh, Nhân hóa, Ẩn dụ.

Câu 3: Trong bốn khổ thơ đầu, nhà thơ đã miêu tả những quả sấu non bằng những hình ảnh nào?

A. Những quả sấu non như những chiếc khuy lục, nhỏ xinh, ngây thơ, đũa giỡn cùng mây trắng.

B. Những quả sấu non nhỏ xinh, ngây thơ.

C. Những quả sâu non nhí nhảnh.

D. Những quả sâu non như chiếc khuy lục.

Câu 4: Tại sao tác giả lại cảm thấy những quả sấu tơ “Càng nhỏ xinh hơn nữa”?

A. Vì chúng ở trên cao.

B. Vì chúng là những quả sấu non.

C. Vì chúng chưa lớn.

D. Vì chúng là “khuy lục” của áo trời mà trời thì rộng lớn.

Câu 5: Em hiểu từ “Giỡn” trong câu thơ  “Giỡn cả cùng mây trắng” có nghĩa là gì?

    A. Vui

B. Đùa

C. Chơi

D. Nghịch

 Câu 6: Cảm xúc của tác giả về sự sinh thành từ hoa đến trái của quả sấu là cảm xúc gì?

A. Vui sướng

B. Bất ngờ

C. Ngạc nhiên và thích thú

D. Phấn khởi

Câu 7: Khi gọi tên quả sấu bằng những tên khác nhau “quả sấu con con”, “quả sấu tơ”, “trái con”, “mấy chú quả sấu con”  tác giả muốn thể hiện dụng ý gì?

A. Thể hiện những quả sấu còn non, nhỏ bé, xinh xắn, ngây thơ, vui nhộn.

B. Thể hiện sự gần gũi.

C. Thể hiện sự vui đùa.

D. Thể hiện thân thiết.

Câu 8: Nhận xét nào sau đây nói đúng nhất nội dung của bài thơ trên?

    A. Miêu tả quả sấu non trên cao.

    B. Miêu tả quá trình phát triển của quả sấu.

C. Miêu tả sức sống kì diệu của quả sấu.

D. Miêu tả quả sấu non và sức sống kì diệu, mạnh mẽ của nó. Qua đó, tác giả cho người đọc hiểu được sức sống mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam trước kẻ thù xâm lược.

Câu 9: Phân tích 2 khổ thơ đầu của bài thơ bằng 1 đoạn văn 10 – 12 câu. Trong đoạn văn có sử dụng 1 phó từ.

2 trả lời
Hỏi chi tiết
108
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Câu 1: Bài thơ trên viết theo thể thơ nào?
Đáp án đúng: C. Bảy chữ

Câu 2: Trong bài thơ có sử dụng biện pháp tu từ gì?
Đáp án đúng: D. So sánh, Nhân hóa, Ẩn dụ.

Câu 3: Trong bốn khổ thơ đầu, nhà thơ đã miêu tả những quả sấu non bằng những hình ảnh nào?
Đáp án đúng: A. Những quả sấu non như những chiếc khuy lục, nhỏ xinh, ngây thơ, đũa giỡn cùng mây trắng.

Câu 4: Tại sao tác giả lại cảm thấy những quả sấu tơ “Càng nhỏ xinh hơn nữa”?
Đáp án đúng: D. Vì chúng là “khuy lục” của áo trời mà trời thì rộng lớn.

Câu 5: Em hiểu từ “Giỡn” trong câu thơ “Giỡn cả cùng mây trắng” có nghĩa là gì?
Đáp án đúng: B. Đùa

Câu 6: Cảm xúc của tác giả về sự sinh thành từ hoa đến trái của quả sấu là cảm xúc gì?
Đáp án đúng: C. Ngạc nhiên và thích thú

Câu 7: Khi gọi tên quả sấu bằng những tên khác nhau “quả sấu con con”, “quả sấu tơ”, “trái con”, “mấy chú quả sấu con” tác giả muốn thể hiện dụng ý gì?
Đáp án đúng: A. Thể hiện những quả sấu còn non, nhỏ bé, xinh xắn, ngây thơ, vui nhộn.

Câu 8: Nhận xét nào sau đây nói đúng nhất nội dung của bài thơ trên?
Đáp án đúng: D. Miêu tả quả sấu non và sức sống kì diệu, mạnh mẽ của nó. Qua đó, tác giả cho người đọc hiểu được sức sống mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam trước kẻ thù xâm lược.

Câu 9: Phân tích 2 khổ thơ đầu của bài thơ bằng 1 đoạn văn 10 – 12 câu. Trong đoạn văn có sử dụng 1 phó từ.
Đáp án không được cung cấp trong đề.
1
0
kosan hanaaa
22/11/2023 21:27:31
+5đ tặng

c1:B
c2:D
c3:A
c4:D
c5:B
c6:C
c7:A
c8:D
c9:Sấu là 1 loại quả bình dân quen thuộc với mọi làng quê ở vn ta,nhưng có ai tưởng trừng 1 thứ hình ảnh bình dị ấy lại được miêu ta 1 cách sinh động mà quấn hút đến lạ kỳ nhưng trong đoạn trích của tập Tôi giàu đôi mắt” (1970), trong “Những tác phẩm thơ tiêu biểu và nổi tiếng” của nhà thơ tài hoa Xuân Diệu ..dưới góc nhìn được đóng khung bới chiếc cửa sổ,tác giả đã miêu ta được vẻ đẹp màu xanh lục của "mấy quả sấu con con" trên cành cây "cao vót" , cái hay ở đây là thay vì lấy cây và sấu làm hình ảnh trung tâm thì tác giả lại lấy bầu trời đằng sau là chủ thể để những đốm xanh lục ấy hiện ra như những "chiếc khuy lục" được gắn trên mặt áo màu xanh non.Vì góc nhìn đã được đóng khung lại để làm nổi bật lên qur sấu nhỏ bé giữa bầu trời xanh rộng lớn đã khiến ta rõ được rằng quả sấu chính là dân tộc ta và bầu trời là thế giới lớn,cho dù ta có bị xâm lược bao nhiêu lần đi nữa thì mãi mãi sẽ không bao giờ làm xoa mờ đi được.Y như qyar sấu nhỏ bé mà lại nổi bật nhất bầu trời rộng lớn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
sakura
03/05 20:54:04

Câu 1: Bài thơ trên viết theo thể thơ nào?

A. Bốn chữ

B. Năm chữ

C. Bảy chữ

D. Tám chữ

Câu 2: Trong bài thơ có sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. So sánh

B. Nhân hóa và So sánh

C. Nhân hóa và Ẩn dụ

D. So sánh, Nhân hóa, Ẩn dụ.

Câu 3: Trong bốn khổ thơ đầu, nhà thơ đã miêu tả những quả sấu non bằng những hình ảnh nào?

A. Những quả sấu non như những chiếc khuy lục, nhỏ xinh, ngây thơ, đũa giỡn cùng mây trắng.

B. Những quả sấu non nhỏ xinh, ngây thơ.

C. Những quả sâu non nhí nhảnh.

D. Những quả sâu non như chiếc khuy lục.

Câu 4: Tại sao tác giả lại cảm thấy những quả sấu tơ “Càng nhỏ xinh hơn nữa”?

A. Vì chúng ở trên cao.

B. Vì chúng là những quả sấu non.

C. Vì chúng chưa lớn.

D. Vì chúng là “khuy lục” của áo trời mà trời thì rộng lớn.

Câu 5: Em hiểu từ “Giỡn” trong câu thơ  “Giỡn cả cùng mây trắng” có nghĩa là gì?

    A. Vui

B. Đùa

C. Chơi

D. Nghịch

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo