Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tại sao chương trình THCS dạy học tích hợp môn Lịch sử- Địa lí? Các năng lực cần hướng tới của môn Lịch sử - Địa lí trong chương trình 2018

Tại sao chương trình THCS dạy học tích hợp môn Lịch sử- Địa lí? Các năng lực cần hướng tới của môn Lịch sử - Địa lí trong chương trình 2018

2 trả lời
Hỏi chi tiết
264
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Chương trình THCS dạy học tích hợp môn Lịch sử- Địa lí nhằm tạo ra một phương pháp giảng dạy hiệu quả, giúp học sinh hiểu rõ sự tương quan giữa hai môn học này và áp dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.

Các năng lực cần hướng tới của môn Lịch sử - Địa lí trong chương trình 2018 bao gồm:
1. Nắm vững kiến thức cơ bản về lịch sử và địa lí: Học sinh cần hiểu về các sự kiện lịch sử quan trọng, địa lý tự nhiên và xã hội của Việt Nam và thế giới.
2. Phân tích và đánh giá thông tin: Học sinh cần có khả năng phân tích và đánh giá các nguồn thông tin lịch sử và địa lí để hiểu rõ hơn về các sự kiện và hiện tượng xảy ra.
3. Áp dụng kiến thức vào thực tế: Học sinh cần biết áp dụng kiến thức lịch sử và địa lí vào việc giải quyết các vấn đề thực tế trong cuộc sống hàng ngày.
4. Phát triển tư duy logic và sáng tạo: Học sinh cần phát triển khả năng tư duy logic và sáng tạo để giải quyết các vấn đề phức tạp liên quan đến lịch sử và địa lí.
5. Xây dựng ý thức về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững: Học sinh cần nhận thức về tầm quan trọng của môi trường và phát triển bền vững, từ đó đóng góp vào việc bảo vệ và phát triển môi trường xung quanh.

Tổng hợp lại, chương trình THCS dạy học tích hợp môn Lịch sử- Địa lí nhằm phát triển các năng lực cần thiết cho học sinh, giúp họ hiểu rõ hơn về lịch sử và địa lí, áp dụng kiến thức vào thực tế và phát triển tư duy logic và sáng tạo.
1
0
Th Vinh
04/12/2023 08:26:50
+5đ tặng

CT môn Lịch sử và Địa lí (THCS) góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở HS các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào về truyền thống dân tộc, thái độ tôn trọng sự đa dạng của lịch sử thế giới và văn hoá nhân loại, khơi dậy ở HS ước muốn khám phá thế giới xung quanh, vận dụng những điều đã học vào thực tế. Cùng với đó là năng lực lịch sử và năng lực địa lí trên nền tảng kiến thức cơ bản, có chọn lọc về lịch sử, địa lí thế giới, quốc gia và địa phương; các quá trình tự nhiên, kinh tế - xã hội và văn hoá diễn ra trong không gian, thời gian; sự tương tác giữa xã hội loài người với môi trường tự nhiên. CT giúp HS biết cách sử dụng các công cụ của khoa học lịch sử, khoa học địa lí để học tập và vận dụng vào thực tiễn.

          Môn Lịch sử và Địa lí là một trong những môn học của CT giáo dục phổ thông nên phải góp phần hình thành và phát triển những phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm dưới góc độ lịch sử và địa lí. Cụ thể là yêu nước, yêu quê hương, yêu thiên nhiên; có ý thức, niềm tin và hành động cụ thể trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; bảo vệ di sản văn hóa nhân loại; yêu quý người lao động, tôn trọng những giá trị nhân văn khác nhau; rèn luyện được sự tự tin, trung thực, khách quan.

          CT môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS góp phần phát triển các năng lực chung (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo) và năng lực khoa học, ngoài ra còn góp phần phát triển năng lực tin học cho HS. Đặc biệt, CT góp phần hình thành và phát triển cho HS năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, cụ thể là năng lực đặc thù lịch sử và năng lực đặc thù địa lí, cụ thể:

          Các năng lực đặc thù lịch sử, bao gồm năng lực tìm hiểu lịch sử, giúp HS bước đầu nhận biết được tư liệu lịch sử, hiểu được các văn bản chữ viết, hiện vật lịch sử, tranh ảnh, biểu đồ, bản đồ...; năng lực nhận thức và tư duy lịch sử, giúp HS bước đầu trình bày lại được các sự kiện và quá trình lịch sử cơ bản, xác định được các sự kiện lịch sử trong không gian và thời gian cụ thể, trình bày được sự phát triển của các sự kiện, hiện tượng lịch sử theo thời gian; giải thích được nguyên nhân, sự vận động của các sự kiện, quá trình, nhân vật lịch sử, bước đầu giải thích được mối liên hệ và đưa ra ý kiến riêng về các sự kiện lịch sử, các mối quan hệ nhân quả trong tiến trình lịch sử; năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng lịch sử đã học vào thực tiễn, thể hiện ở việc HS bước đầu có thể liên hệ những nội dung lịch sử đã học với thực tế cuộc sống.

          Các năng lực đặc thù địa lí, bao gồm năng lực nhận thức khoa học địa lí, thể hiện qua khả năng nhận thức thế giới theo quan điểm không gian và giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí (tự nhiên, kinh tế – xã hội); năng lực tìm hiểu địa lí, thể hiện qua khả năng sử dụng các công cụ của địa lí học và tổ chức học tập ở thực địa, khai thác Internet phục vụ môn học; năng lực vận dụng kiến thức địa lí vào thực tiễn, thể hiện qua khả năng vận dụng kiến thức thực tế để bổ sung, làm sáng rõ kiến thức địa lí; đồng thời vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào nhận thức hoặc nghiên cứu một chủ đề vừa sức trong thực tiễn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Phú Quý Nguyễn
14/03 18:47:28
em hãy trình bày vấn đề tăng dân số tự nhiên ở châu phi đới và kinh tế xã hội Châu Phi?

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500K