Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích đặc điểm nhân vật chị Dậu trong tác phẩm Tức nước vỡ bờ

Phân tích đặc điểm nv chị dậu trong tác phẩm tức nước vỡ bờ
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
96
1
0
Hồng Anh
21/12/2023 21:23:38
+5đ tặng

Trong nền văn học hiện thực phê phán thời kì 1930-1945 không thể không nhắc tới những cái tên các tác giả nổi bật như Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Ngô Tất Tố,… Và có lẽ chúng ta không thể nào quên được hình ảnh chị Dậu - điển hình của người phụ nữ thời kì đó.

 

Đó là hình ảnh một người phụ nữ luôn hết lòng vì chồng con, mang nặng đức hi sinh nhưng không còn sự yếu đuối nhu nhược của người phụ nữ thời kì phong kiến mà đã có sự phản kháng mạnh mẽ chống lại những thế lực luôn chèn ép, bắt buộc những người nông dân thời kì bấy giờ, do đó có lẽ đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” là một trong những đoạn văn đắt giá nhất trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc để lại trong lòng người đọc cho tới tận hôm nay.

 

Bối cảnh trong tác phẩm là hình ảnh của làng Đông Xá trong những ngày đang bị bọn lí chủ, cường hào đi thúc giục sưu thuế cho bọn chúng. Mà nhà chị Dậu lại là một trong những gia đình khó khăn nhất trong làng. Vì không thể trả nổi mức thuế cao vô lí mà anh Dậu đã bị bọn chúng bắt trói lại, đánh đập dã man.

 

Cực chẳng đã, chị Dậu đã phải bán đi đàn chó mẹ, chó con cùng đứa con gái lớn nhất cho nhà Nghị Quế với mức giá rẻ mạt để có tiền cứu chồng ra khỏi tay của bọn cường hào. Qua đây, chúng ta có thể thấy được hình ảnh của một người phụ nữ nông dân tuy thất học nhưng luôn hết lòng vì chồng, phải cáng đáng công việc mà đáng lẽ ra dành cho người đàn ông trong gia đình.

 

Mở đầu đoạn trích là hình ảnh anh Dậu bị trói trên cây cột giữa sân đình, đang thoi thóp, kiệt quệ, không thể chống đỡ được sự đau đớn, mỏi mệt cả về thể xác và tinh thần. Khó khăn lắm, chị Dậu mới có được chút tiền bạc để nộp sưu. Ấy vậy mà bọn cường hào, tay sai của “ông Lý” lại lôi anh Dậu ra vứt ở ngoài sân, trao trả lại cho chị và đòi chị phải nộp thêm thuế đinh của người em trai chồng đã mất từ năm ngoái.

 

Đó là một điều đòi hỏi vô lí, thế nhưng chị vẫn phải nhẫn nhục. Đau khổ là thế, lo lắng là thế nhưng chị vẫn cố dằn lòng, cố gắng đưa cho chồng bát cháo loãng, dù chính mình còn chưa có gì ăn. Chị chỉ nhẹ nhàng bảo với chồng: "Thầy em cố gắng dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột”. Lời của người đàn bà nhà quê tuy mộc mạc nhưng lại mang biết bao tâm tư, tình cảm mà ít ai sánh được.

 

Thậm chí, chị còn bế cái Tửu ngồi cạnh chồng để nhìn xem anh ăn có được hay không, có ngon miệng không. Tình cảm của chị phải son sắt, giàu đức hi sinh như thế nào mới có thể được như vậy trong lúc hoàn cảnh khó khăn, đầy ngang trái như vậy. Và có lẽ chính tình yêu thương bao la ấy đã tạo cho chị sức mạnh phi thường chống lại bọn tay sai khi chúng tiến vào, định cưỡng ép tới bức đường cùng hoàn cảnh của anh chị.

 

Đám tay sai khi tiến vào cùng roi da, gậy gộc, điều làm đầu tiên của chị là nghĩ tới người chồng đáng thương của mình. Chị lo lắng anh không thể chịu nổi bất cứ trận đánh nào nữa. Anh đã hoàn toàn kiệt sức sau đêm qua. Chị chỉ có thể cầu xin bằng giọng nói run run, đầy hèn mọn, nài nỉ: "Hai ông làm phúc nói với ông Lý xin cho cháu khất”. Chị cư xử như vậy là bởi vì chị biết hoàn cảnh của mình bấy giờ, vì chị chỉ là một người phụ nữ nông dân như bao con người khác mà thôi.

 

Lúc này chị không còn nghĩ được gì ngoài ý chí sôi sục phải bảo vệ gia đình của mình, bảo vệ người chồng đau ốm cũng những đứa con thơ dại. Thế nhưng, những tên tay sai ấy đâu còn chút tình người nào. Chúng bỏ ngoài tai lời van xin của chị, chúng gạt chị ra, định tiếp tục trói anh Dậu dẫn đi, lúc này đây, chị đã phải quỳ xuống cầu xin: "Cháu xin ông, nhà cháu mới tỉnh được một lúc”. Nhưng hắn lại tát chị và một mực đòi xông về phía anh Dậu vừa mới tỉnh lại trong chốc lát.

 

Tới đây, chị đã không thể nín nhịn được nữa. Sự phản kháng của chị đi theo mức độ tăng dần lên. Đầu tiên, chị ngăn bọn chúng lại và nói “chồng tôi đau ốm, các ông không được phép hành hạ”. Chỉ một câu nói thôi nhưng đã như một lời cảnh cáo của chị về hành động của bọn chúng.

 

Thế nhưng càng nhẫn nhịn thì bọn chúng lại càng lấn tới. Hắn “bịch luôn vào ngực chị mấy bịch” rồi “tát vào mặt chị một cái đánh bốp” rồi vẫn xông về phía anh Dậu. Đến lúc này, chị Dậu đã không còn giữ được bình tĩnh nữa, chị lao về phía chồng, gạt bọn tay sai ra, hai tay chống nạnh nói “mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem”.

 

Đúng như câu nói “tức nước vỡ bờ”, chị Dậu từ cách xưng hô đầy nhỏ bé, hèn kém, xưng cháu gọi ông, sau đó chị xưng là “tôi”, và cuối cùng là “bà - mày”. Có thể có người cho rằng chị Dậu là một người phụ nữ đanh đá thế nhưng có thể nói rằng, ít ai có thể hành động được như chị.

 

Chị lao vào những tên muốn bắt chồng chị rồi đánh nhau với chúng. Sức mạnh thật sự của người phụ nữ trỗi dậy khi họ bắt buộc phải bảo vệ những người thân yêu xung quanh mình, và cũng có lẽ do chị đã không thể nín nhịn được thêm nữa, chị đã bị buộc vào bức đường cùng.

 

Thậm chí dù chồng chị có khuyên, chị cũng vẫn đanh thép làm theo bản năng của chị, chị thà ngồi tù chứ quyết không để bị chèn ép, bị ép buộc. Cũng như nhà văn Nguyễn Tuân đã từng nói: "Trên cái tối trời, tối đất của xã hội ngày xưa, hiện lên một chân dung lạc quan của chị Dậu. Bản chất của chị Dậu rất khỏe, cứ thấy lăn xả vào bóng tối mà phá ra…”.

 

Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” đã miêu tả lại sâu sắc hình ảnh đầy màu sắc hiện thực của xã hội Việt Nam thời kì trước cách mạng. Cùng với nó, hình ảnh chị Dậu cũng được khắc họa một cách rõ nét, dung hòa hai tính cách khác nhau, đối với những người thân yêu bên cạnh, chị luôn dịu dàng, sẵn sàng hi sinh bất cứ điều gì, thế nhưng với những kẻ xấu, chị bất chấp tất cả để chiến đấu cùng chúng. Đó cũng có lẽ là một sự thay đổi lớn trong hình ảnh của người phụ nữ cả về khí chất và tính cách.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
nguyễn linh hương
21/12/2023 21:24:40
+4đ tặng

Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn hiện thực phê phán nổi tiếng nhất thời kì cách mạng. Các tác phẩm của ông luôn đi liền với hình ảnh những người nông dân khốn khổ, luôn bị bóc lột, bị áp bức mà không thể tìm ra được lối thoát. Và nhắc tới ông, có lẽ chúng ta sẽ được nghe đầu tiên là tác phẩm “Tắt đèn”. Và trong tác phẩm, phân đoạn “Tức nước vỡ bờ” là một trong những đoạn văn gây nhiều xúc động và có ý nghĩa nhất trong lòng người đọc. Chị Dậu qua đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" trong tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố là một hình tượng tiêu biểu cho sức sống, sức phản kháng mãnh liệt của người nông dân trước những áp bức bất công.

Hình ảnh làng Đông Xá nơi gia đình chị Dậu đang sinh sống. Nhà chị Dậu thuộc hạng cùng đinh trong làng, gia cảnh nghèo đi làm quần quật chẳng đủ nuôi mấy đứa con. Mỗi năm một lần lại đến hạn nộp sưu thuế, bọn lý chủ cường hào đang đi thúc dục. Không ngoại lệ nhà chị Dậu cũng phải đóng sưu thuế nhưng nhà chị nghèo lấy tiền đâu ra mà đóng. Nhưng theo cách tính của lý chủ, cường hào em trai chồng đã mất từ năm ngoái nhưng theo ngày âm thì chưa tròn nên vẫn phải đóng sưu như bình thường. Nhà chị không có đủ tiền đóng sưu thuế, chị đã bán đàn cho mẹ chó con và nghĩ đến việc bán cái Tý để trả nợ. Một người mẹ với tình yêu thương con vô bờ bến mà phải bán đi đứa con mang thai chín tháng mười ngày với giá rẻ mạt không bằng cho cho nhà Nghị Quế - địa chủ trong làng để lấy tiền nộp sưu cho chồng. Khó khăn lắm mới nộp được cho anh chồng nhưng còn phần của em chồng. Hai vợ chồng chị cảm thấy thật vô lý khi người đã khuất phải đóng sưu. Phận người nông dân thấp cổ bé họng sao nói lại được với giai cấp trên. Anh chồng sau sự phán kháng đã bị bọn lý chủ, cường hào trói lại đánh đập dã man. Sau trận đòn roi anh cũng được thả về, nhìn anh thân mình đầy thương tích thấy thương làm sao.

Đối mặt với điều vô lý của bọn tay sai chị Dậu chẳng biết làm gì chỉ nhẫn nhục vì sợ chồng bị đánh tiếp. Khó khăn lắm chồng chị mới được thả về, nhìn chồng thân đầy vết thương chị xót xa không thôi. Đau khổ và xót xa nhưng chị cố dằn lòng xuống nấu bát cháo đưa cho chồng. Đây có khi là những hạt gạo cuối cùng trong nhà nhưng chỉ là bát cháo loãng. Chị chỉ nhẹ nhàng nói với chồng "Thầy em cố gắng dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột". "Thầy em" tiếng gọi thân thương ngọt ngào chị dành cho chồng. Lời của người đàn bà nhà quê tuy mộc mạc nhưng lại mang biết bao tâm tư, tình cảm mà ít ai sánh được.

Chị còn bế cái Tửu trong đầu nghĩ chồng có đau không?, Cháo có vừa không? Bao nhiêu suy nghĩ trong đầu chị nên không ngăn được chị hỏi thăm chồng. "Anh ăn có ngon miệng không?". Chị ân cần động viên vì chị thương chồng phải chịu đòn roi. Trong cái xã hội chia theo giai cấp, con người phải chịu bao khổ cực, nhẫn nhục nhưng vẫn có một người phụ nữ với tình cảm chân thành, son sắc, sẵn sàng hy sinh cho chồng. Chị không quên quay ra múc cháo cho con, còn chị chị chỉ cần chồng và con được no, được ngon miệng là chị đã ấm lòng. Qua đây, ta nhận thấy chị Dậu người phụ nữ đảm đang, chu đáo hết mực yêu thương, chăm sóc và lo lắng cho chồng con mình.

Khi chưa kịp húp hết bát cháo thì bè lũ cai lệ ập tới hòng bắt anh Dậu đi. Chị Dậu lo lắng cho sự an nguy của chồng, nhất là khi đang đau ốm này, chị cố gắng dùng lời lẽ khẩn thiết, van xin để mong chúng thương tình mà tha cho chồng chị. Chị xưng con gọi bọn tay sai là ông thể hiện cái nhún nhường xuống nước của người dân thấp cổ bé họng. Đó là những ân tình sâu nặng thể hiện tấm lòng thiết tha của một người vợ dành cho chồng, một tình thân đẹp đẽ và tình yêu thương giữa con người với con người. Điều đó đối lập hoàn toàn với sự bạo ngược, ngang tàng của bè lũ cai lệ, lý trưởng vô nhân tính kia. Những lời xót xa cất lên nghe sao mà thảm thiết thê lương đến nghẹn lòng. Đúng như nhan đề của đoạn trích “tức nước vỡ bờ”, khi con người đã bị đảy đến bước đường cùng, không thể chịu đựng được nữa thì sẽ vùng lên đấu tranh quyết liệt. Tên cai lệ " Rút dây thừng trong tay anh hậu cần lý trưởng, hắn chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu để bắt trói điệu anh ra đình", để bảo về chồng cũng như nhân phẩm chị đã kiên quyết chống cự: " Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem". Cách xưng hô thay đổi, chị từ việc xưng hô “ ông- cháu” đã chuyển thành “ tôi” và cuối cùng là “ bà- mày”. thể hiện sự cương quyết trong việc bảo vệ chồng của mình. Cùng với lời nói chị Dậu đã sấn tới lôi cổ một tên lính đẩy ra ngoài cửa khiến cho tên lính ngã chỏng gọng chúng lồm cồm bò dậy rồi đi mất. Sự phản ứng mạnh mẽ của chị Dậu khiến cho bọn chúng sợ mà không dám bắt anh Dậu đi nhưng đây chỉ là sự phản ứng nhất thời mang tính bộc phát không phải là sự phản kháng có đường lối chủ đích. Nhưng nó cho thấy sự phản kháng của người nông dân khi bị xô đẩy tới đường cùng.

Đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích được thể hiện ở khả năng khắc họa nhân vật đại tài của Ngô Tất Tố. Xây dựng hình tượng nhân vật chị Dậu, tác giả muốn khắc họa chân dung người phụ nữ Việt Nam đức hạnh, biết chịu đựng nhưng vô cùng quyết liệt, giàu sức phản kháng. Một đặc sắc nghệ thuật điển hình của đoạn trích là ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật. Lấy chất liệu đời sống, khai thác giá trị thực tiễn, lời ăn tiếng nói của nhân vật góp phần định hình thể loại văn chương và ghi dấu cá tính tác giả. Ngôn ngữ thôn quê bình dị, chất phác, điển hình cho từng tuyến nhân vật. Tên cai lệ thì ngang tàng, hống hách, chị Dậu lại thiết tha, lễ độ, đồng thời quật cường, đanh thép, bà cụ hàng xóm xuất hiện với giọng điệu lo âu, cám cảnh. Việc sử dụng ngôn ngữ thuần túy tự nhiên khiến văn của Ngô Tất Tố tự có chiều sâu, tái hiện không khí làng quê đặc trưng thời bây giờ. Đặc sắc nghệ thuật trong đoạn trích đã khẳng định tài năng của tác giả, góp phần làm nên đại thành công của tập tiểu thuyết. Khả năng xây dựng cốt truyện, khai thác nhân vật và bút pháp tài hoa đã tái hiện bức tranh hiện thực làng quê Việt Nam xưa. Đặt trong hoàn cảnh đất nước ngày ấy, tác phẩm được coi như lời kêu gọi nhân dân đứng dậy chống áp bức đấu tranh, giành lại nhân quyền cho chính bản thân mình.

Văn học nằm ngoài quy luật của sự băng hoại chỉ mình nó không chấp nhận cái chết. Những tác phẩm văn học chiêm chinh bao giờ cũng có sức sống mạnh mẽ bền lâu vượt lên mọi bờ cõi và giới hạn. Với giá trị nhân đạo sâu sắc, đoạn trích tức nước vỡ bờ nói chung, hình thành nên nhân vật chị Dậu nói riêng sẽ sống mãi trong lòng người đọc. Chị chính là tiêu biểu cho người phụ nữ nông dân Việt Nam giàu đức hy sinh, yêu thương chồng con hết mực và đặc biệt là khao khát sống, khao kháo hạnh phúc mãnh liệt.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×