Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Sau khi học xong bài thơ Bánh trôi nước, em hãy nêu: Cảm nhận của em về người phụ nữ phong kiến

Sau khi học xong bài thơ Bánh trôi nước, em hãy nêu:
a) Cảm nhận của em về người phụ nữ phong kiến
b) _____________________________hiện đại
c) __________________nữ sĩ Hồ Xuân Hương
d) Nhận xét cách nhìn người phụ nữ của Hồ Xuân Hương
2 trả lời
Hỏi chi tiết
566
1
0
doan man
08/11/2018 20:13:48
a.
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Bánh trôi nước-một loại bánh dân dã, bình thường thấy quanh năm, được Hồ xuân Hương miêu tả một cách sinh động về màu sắc, hình dáng như là chiếc bánh đang tự nói về chính mình:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”
Qua đó, người phụ nữ Việt Nam có thể hóa thân vào những chiếc bánh dân dã đáng yêu ấy. Bà không dùng “khuôn mặt hình trái xoan”, hay “đôi mày hình lá liễu” để mô tả vẻ đẹp quý phái của phụ nữ , trái lại bà dùng hình tượng “tròn”, “trắng” để cho ta có thể liên tưởng đến một vẻ đẹp mạnh mẽ, xinh xắn. Bên cạnh đó, điệp từ “vừa” càng làm tăng thêm sự tự hào về vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước trong nồi.
“Bảy nổi ba chìm với nước non”
Cuộc đời long đong, gian truân đầy sóng gió dường như đã dành sẵn cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, nghe như một tiếng than thầm, cam chịu, nhưng cũng phảng phất vẻ cao ngạo của họ. Cũng nổi, cũng chìm, nhưng lại nổi chìm “với nước non”.
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”
Lời thơ có vẻ trở nên cam chịu, người phụ nữ xưa vốn không có một vai trò gì trong xã hội. Họ không tự quyết định được số phận của mình, cuộc đời họ từ khi mới sinh ra cho đến lúc lìa đời là một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc. Khi còn nhỏ thì phụ thuộc vào cha mẹ, khi lấy chồng thì phụ thuộc vào chồng, chồng mất thì phụ thuộc vào con cái. Họ không có cuộc sống của riêng họ, cuộc sống của họ chỉ để tô điểm thêm cho cuộc sống của người khác. Thế nhưng, thơ của Hồ xuân Hương lại phảng phất chút phớt lờ, bất cần. Thấp thoáng đâu đó trong thơ bà có chút phản kháng, chống cự lại những quan điểm bất công thời ấy. Nếu như trong ca dao, người phụ nữ được ví: “Thân em như tấm lụa đào – Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” chỉ để thể hiện thân phận lênh đênh , thì trong thơ của Hồ xuân Hương ngoài việc miêu tả số phận người phụ nữ còn khẳng định nhân cách, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ.
“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Cuộc đời có bạc bẽo, bất công, cuộc sống có gian khổ, long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.
Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ – sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng. Cám ơn bà đã để lại cho đời một bài thơ thật đẹp.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
doan man
08/11/2018 20:17:26
d.

Văn học là nhân học. Con người vừa là đối tượng vừa là mục đích của văn học. Nghiên cứu cái nhìn của của một. nhà thơ thông qua tác phẩm của họ bao giờ cũng là vấn đề hết. sức được quan tâm và mang tính thời sự trong lý luận phê bình văn học. Bởi vì thái độ đối với con người nói chung đặc biệt đối với người phụ nữ nói riêng luôn có thể là thước đo giá trị đích thực của một tác phẩm văn học, của một tác giả. Hồ Xuân Hương và thơ của nữ thi sĩ là một hiện tượng văn học dặc biệt đã được các nhà nghiên cứu đánh giá khác nhau thậm chí trái ngược nhau. Tìm hiểu, nghiên cứu cái nhìn của Hồ Xuân Hương đối với người phụ nữ của một nhả thơ nữ viết về phụ nữ trong tình hình phê bình nghiên cứu có những ý kiến trái ngược nhau như thế quả là việc làm lý thú, hữu ích để góp phần trả lại giá trị cho thơ Hồ Xuân Hương và vị trí của nữ sĩ trong văn đàn dân tộc như Thôn Văn đã khẳng định trong bài tựa "Thơ Hồ Xuân Hương " do Hội Liên hiệp Phụ nữ và Hội Văn nghệ Hà Nội xuất bản năm 1982: "Bởi những gì Hồ Xuân Hương để lại hiện đang và mãi mãi sẽ là những vì sao mới lạ lấp lánh đầy sức hấp dẫn giữa bầu trời văn học của đất nước chúng ta" Điều lý thú rất có ý nghĩa nữa là bài viết. sẽ góp thêm tiếng nói trân trọng yêu mến nhà thơ nữ nổi tiếng của dân tộc và khẳng định, phát huy vai trò vị trí của người phụ nữ trong sự nghiệp vì tiến bộ, bình đẳng và phát triển của phong trào phụ nữ Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư