Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Nỗi nhớ song hành cùng sứ mạng ngàn thu đã tụ dồn trong cốt cách của người thi sỹ-chiến sỹ, trở thành trách nhiệm công dân với ý thức cao nhất, thành niềm say mê chiến trận:
Sứ mạng ngàn thu dễ dám quên
Chinh Nam say bước quá xa miền
Kinh đô nhớ lại xa muôn dặm
Muốn trở về quê, mơ cảnh tiên.
Nhưng đường về quê, đường về kinh đô xa muôn dặm hồ dễ sớm quay về, dẫu “muốn trở về quê” cũng đành nhờ trí tưởng tượng giàu chất mơ mộng trên đôi cánh tiên mà tìm về cõi nhớ. Bởi chinh chiến vẫn bời bời khói lửa, đường về Bắc vẫn khao khát dặm dài, biết bao giờ binh lửa mới phai phôi:
Ai đi về Bắc xin thăm hỏi
Hồn cũ anh hùng đất Cổ Loa
Hoàn Kiếm hồ xưa linh quy hỡi
Bao giờ mang trả kiếm dân ta
Khổ cuối bài thơ không một lần nhắc đến từ nhớ, nhưng một loạt địa danh, linh thần (Cổ Loa, Hoàn Kiếm, Linh Quy) của Thăng Long được nhắc đến trong đó còn hơn cả nỗi nhớ, bởi nó là máu thịt trong tâm khảm của mỗi một người con nặng lòng cùng đất nước.
Câu hỏi đau đáu trong câu thơ cuối là niềm khát vọng khôn nguôi về một ngày “giặc nước đuổi xong rồi trời xanh thành tiếng hát”. Là nỗi nhớ xuyên suốt trái tim trong hành trình của người nơi cuối cõi hướng về Thăng Long đầu cõi nước non nhà.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |