Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 8
08/03 10:51:24

Viết bài văn phân tích tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng", "Cô bé bán diêm", "Truyện tuổi thơ tôi"

Viết bài văn phân tích tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng", "Cô bé bán diêm", "Truyện tuổi thơ tôi"
1 trả lời
Hỏi chi tiết
125
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trong ba tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng", "Cô bé bán diêm" và "Truyện tuổi thơ tôi", chúng ta được đưa vào những câu chuyện đầy cảm xúc về tuổi thơ, những kỷ niệm đẹp và những nỗi buồn của tuổi thơ.

Trong "Chiếc lá cuối cùng" của tác giả O. Henry, chúng ta được đưa vào câu chuyện về tình bạn đẹp giữa hai người bạn thân. Câu chuyện kể về cuộc sống của hai người bạn, một người giàu có và một người nghèo khổ. Tuy nhiên, dù khác biệt về hoàn cảnh, họ vẫn luôn ủng hộ và quan tâm đến nhau. Tác phẩm này nhấn mạnh vào giá trị của tình bạn và lòng trung thành.

"Cô bé bán diêm" của Hans Christian Andersen là một câu chuyện cảm động về một cô bé nghèo bán diêm trong đêm giá lạnh. Trong lúc đói đến chết, cô bé đã thấy những hình ảnh ấm áp và hạnh phúc trong ngôi nhà của mình. Tác phẩm này nhấn mạnh vào giá trị của tình thương và lòng nhân ái.

"Truyện tuổi thơ tôi" của tác giả Nguyễn Nhật Ánh là một bức tranh về tuổi thơ đầy màu sắc và những kỷ niệm đẹp. Tác phẩm này kể về những trò chơi, những kỷ niệm vui vẻ và những nỗi buồn của tuổi thơ. Tác giả đã tạo ra những nhân vật đáng yêu và gần gũi, giúp độc giả nhớ lại những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ.

Ba tác phẩm trên đều mang đến cho độc giả những bài học về tình bạn, tình thương và giá trị của tuổi thơ. Chúng nhắc nhở chúng ta giữ vững những giá trị đẹp và quý báu trong cuộc sống.
0
0
+5đ tặng

Thế giới này được tạo ra bởi những lan tỏa và sẻ chia. Có những điều khi cho đi ta còn nhận được nhiều hơn là mất. Có những tình cảm được chia nhỏ, lan tỏa và hàn gắn lại thế giới. Đó là tình yêu thương. Tình cảm ấy nằm trong những cái ôm, những lời nói, những cử chỉ, và đôi khi là trong cả ... chiếc lá. Tình đời trong chiếc lá được O.Henry thể hiện độc đáo trong đoạn trích: “Chiếc lá cuối cùng”.

 O.Henry được biết đến là nhà văn truyện ngắn nổi tiếng của Mĩ. Truyện của ông hấp dẫn với tình tiết ngẫu nhiên, có lúc khắc nghiệt hoặc oái oăm, hoặc mỉa mai, nhiều lúc khôi hài hoặc dở khóc dở cười. Để rồi kết thúc trong bất ngờ, làm người đọc thích thú nhưng không quá sướng thỏa, hoặc bâng khuâng nhưng không quá nặng nề. Với ông, “Từ mọi nơi. Mọi thứ đều mang câu chuyện”. Những câu chuyện được lấy trong cuộc sống hằng ngày, những tình huống được lấy ngay từ cuộc đời nóng hổi để đem đến những bài học chẳng bao giờ là xa vời hay khó hiểu. Điều đó cũng được thể hiện trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”. Câu chuyện diễn ra ở một một khu nhỏ phía tây công viên Washington nơi các nghệ sĩ nghèo thường đến thuê phòng với giá rẻ. Phòng của hai nữ họa sĩ trẻ Jonhsy và Siu ở trên tầng thượng, phía cuối là nơi ở của cụ Behrman gần 60 tuổi, nghiện rượu nặng. Đã hơn 40 năm nay, ngòi bút của cụ chưa với tới gấu áo của vị nữ thần nghệ thuật. Cụ luôn có ý định vẽ một bức tranh kiệt tác để đời nhưng chưa bao giờ thực hiện được. Mùa đông năm ấy, bị chứng viêm phổi hoành hành, Jonhsy mười phần chỉ hi vọng được một. Cô chấp nhận buông xuôi, ngồi đếm những chiếc lá thường xuân trên tầng đối diện và tin rằng chiếc lá cuối cùng rụng cũng là lúc cô ra đi. Siu thương em, tận tình chăm sóc và chia sẻ chuyện đó với cụ Behrman. Qua đêm mưa tuyết lạnh lẽo, chiếc lá thường xuân vẫn trụ lại đã đem lại sức sống cho Johnsy chữa khỏi bệnh nhưng cụ Behrman đã chết vì bệnh viêm phổi. Và chiếc lá cuối cùng kia chính là tác phẩm của cụ trong đêm đông ấy.

Câu chuyện giản dị mà bất ngờ. Ở đó, có tình chị em gắn bó, hết lòng, có ý chí nghị lực vươn lên của một cô gái. Và hơn hết, ở đó là tình người, tình người gói trong chiếc lá thường xuân bé nhỏ kia. Hình tượng chiếc lá cuối cùng là một biểu tượng nghệ thuật bất ngờ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Chiếc lá thường xuân bé nhỏ, tầm thường do người bàn tay của người nghệ sĩ “thường thường bậc trung” vẽ giống y như thật, khiến cho con mắt chuyên môn tinh tế của Johnsy cũng không nhận ra được. Nó được vẽ ra trong một đêm mưa rét khủng khiếp với dụng cụ chỉ là một chiếc đèn bão, một bọ quần áo ướt sũng và vài bảng màu.

Nhưng nó đã cứu sống một con người. Chiếc lá xuất hiện kịp thời đem lại niềm tin và sức sống cho Johnsy, khơi bùng lên ngọn lửa tình đời sắp lụi tàn nơi trái tim người đồng nghiệp trẻ, khiến cô chiến thắng gã viêm phổi dai dẳng, hiểm ác. Nghị lực và mầm sống lại hồi sinh để hi vọng một ngày nào đó được làm nên những tác phẩm nghệ thuật.

Chiếc lá không chỉ được vẽ bằng tài năng nghệ thuật mà còn bằng cả tình yêu thương con người của một người họa sĩ chân chính. Chiếc lá cuối cùng đã rụng, còn lại mãi trên tường không phải là một thần dược mà là một tác phẩm nghệ thuật. Dù phải đánh đổi cả mạng sống của mình, người nghệ sĩ ấy vẫn không suy nghĩ, sẵn sàng hi sinh để đem lại sự sống cho một con người. Bức tranh của họa sĩ Behrman là một kiệt tác nghệ thuật chân chính, vì nó hướng tới con người. Tình yêu thương là nguồn sức mạnh để người họa sĩ hướng ngòi bút của mình để hoàn thành tác phẩm mang thiên chức “Nghệ thuật vị nhân sinh”. Người nghệ sĩ ấy đã đem cả sinh mệnh của mình để trả lại màu xanh cho chiếc lá đã úa vàng, để đổi lấy màu hồng trên đôi má của người thiếu nữ đã xanh xao, trả lại niềm tin, nghị lực cho con người yếu đuối. Chiếc lá chính là sự hi vọng, sự hồi sinh được xây dựng bằng tình người.

Như vậy, với nghệ thuật xây dựng tình huống độc đáo, giàu kịch tính, bất ngờ qua hai lần đảo lộn: Johnsy ốm yếu tưởng sẽ chết lại được hồi sinh, cụ Behrman khỏe mạnh bỗng dưng lại chết vì bệnh. Những câu văn giản dị mà thấm thía, nghệ thuật trần thuật không theo trình tự thời gian, tăng thêm sự kịch tính cho tác phẩm. Đặc biệt, việc xây dựng hình tượng chiếc lá mang ý nghĩa biểu tượng cao. Như một “chi tiết biết nói”, nó đã khẳng định ý nghĩa nhân văn tác phẩm cũng như tấm lòng và quan điểm của nhà văn. Với ông, tình yêu thương là cội nguồn của mọi sức mạnh và vẻ đẹp trong cuộc đời. Nó đem lại sự sống, niềm tin và biến cuộc đời này trở nên đẹp hơn. Với ông, “trên đời, chỉ có một điều ấy thôi. Đó là yêu thương nhau”, như lời của Victor Hugo đã phát biểu qua hình tượng Jean Valjean trong “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”.

Một chiếc lá cứu sống một con người, một tác phẩm đưa con người ta đến gần hơn với cái đẹp, cái thiện trong cuộc sống. “Nghệ thuật vị nhân sinh”, là hướng ta tới chân, thiện, mĩ là vì thế!



2.cô bé bán diêm

Những người đã đọc truyện Cô bé bán diêm của nhà văn Đan Mạch An-đéc-xen nhất định sẽ không thể nào quên những đám lửa diêm nhỏ nhoi bùng lên giữa đêm giao thừa lạnh buốt, kết nối với thế giới mơ tưởng tuyệt vời của cô bé nghèo. Mặc dù kết cục của câu chuyện buồn, nhưng sức mạnh hấp dẫn của những giấc mơ tuyệt vời vẫn chi phối tâm trí người đọc thông qua cách An-đéc-xen mô tả cuốn hút.

Trong bóng tối và cái rét cắt da thịt của xứ sở Đan Mạch, chúng ta như thấy một cô bé với đôi môi tím tái, bụng đói kêu cứu, lang thang trên con phố lạnh giá. Cô bé mồ côi, sợ phải trở về nhà mà không bán được diêm nào, vì sẽ bị cha đánh đập. Nhà văn đã tạo ra cảm giác sống động bằng cách thể hiện tâm trạng của cô bé.

Ấn tượng mạnh đầu tiên là hình ảnh cô bé như một bóng ma giữa vùng tối, vào lúc đêm giao thừa. Khi 'mọi người đều sáng đèn, và trong phố đang phát sóng mùi của ngỗng quay,' cô bé hồi tưởng lại những ký ức hạnh phúc khi bà nội còn sống.

Ngôi nhà nhỏ với những dải nến xuân tươi trong những ngày ấm áp tạo ra sự tương phản với thực tế khốn khổ của cha con sống trong bóng tối, gặp phải sự nghèo đói và lời mắng chửi của cha khi tài sản gia đình tan rã. Để tránh lạnh, cô bé 'nằm nép vào góc tường,' 'đặt chân vào người,' nhưng nỗi sợ hãi lớn hơn cả là cảm giác lạnh buốt từ trái tim khiến 'đôi bàn tay cô bé đóng cứng.'

Cô bé không thể trở về nhà vì biết 'cha cô bé sẽ đánh cô.' 'Ở nhà cũng không khác,' điều đáng sợ không chỉ là lạnh, mà là sự thiếu thốn tình thương. Thân hình bé nhỏ của cô bé phải đối mặt với cảm giác lạnh buốt bên ngoài và tình cảm lạnh lùng từ trái tim khiến 'đôi bàn tay cô bé cứng đờ.'

Lúc đó, cô bé chỉ mong mỏi một điều nhỏ nhoi: 'Chẳng lẽ chỉ cần quẹt một que diêm để ấm một chút sao?' nhưng cô bé cũng không đủ can đảm vì đó làm hỏng một que diêm không bán được. Nhưng rồi cô bé 'quyết định quẹt một que,' bắt đầu hành trình mơ ước vượt lên trên thực tế khắc nghiệt.

Giấc mơ bắt đầu khi cô bé nhìn vào ngọn lửa: 'ban đầu xanh lam, dần dần biến mất, trắng tinh, rực hồng quanh que diêm, sáng chói đến mức làm cô bé vui mừng.' Ánh sáng đó lấn át cảm giác bóng tối, hiện ra 'một lò sưởi bằng sắt có các hình nổi bằng đồng lung linh.'

Niềm vui của cô bé xuất hiện trong ảo giác 'lửa cháy hạnh phúc, tỏa ra hơi nóng nhẹ nhàng.' Đó là một ước mơ đơn giản trong khi thực tế lại khắc nghiệt 'tuyết phủ đất, gió lạnh thổi, trong đêm đông lạnh buốt.' Ước mơ ngồi trước 'lò sưởi' biến mất khi 'lửa tắt, lò sưởi biến mất.' Cảm giác 'cô bé run lạnh' khi nghĩ về lời mắng chửi của cha làm ta xúc động. Bóng tối trở lại che phủ tâm hồn cô bé

.

Có lẽ vì thế, nhà văn để cô bé thắp lên que diêm thứ hai, thắp lên niềm vui nhỏ nhoi, dù chỉ trong giấc mơ. Không chỉ phải chống chọi với cái rét, cô bé còn phải đối mặt với sự đói khi cả ngày không có miếng nào vào bụng. Ánh sáng từ que diêm biến tường xám thành 'bức rèm vải màu.'

Hạnh phúc trong ngôi nhà ấm áp xuất hiện khi cô bé thấy: 'Bàn ăn sẵn sàng, bàn trải chiếc khăn trắng tinh, trên bàn toàn là đĩa sứ quý giá, và cả một con ngỗng quay.' Giá như tất cả hình ảnh tưởng tượng trở thành hiện thực, cô bé sẽ vui mừng khi 'ngỗng nhảy ra khỏi đĩa' mang theo bữa ăn phong phú để vượt qua giây phút đói đói.

Nhưng một lần nữa, ảo ảnh biến mất, cô bé phải đối mặt với 'phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng, gió bấc vi vu.' Không chỉ vậy, cô bé còn thấy sự lạnh lùng của những người đi ngang qua, hình ảnh đau lòng khiếm nhã được nhà văn mô tả.

Và một lần nữa, que diêm tiếp theo sáng lên, để cô bé sống trong những giấc mơ tuyệt vời nhất của một đứa trẻ. Trong cuộc sống mưu sinh từng phút từng giây, cô bé phải từ bỏ niềm vui của tuổi thơ. Ánh sáng từ que diêm tạo ra vầng sáng huy hoàng, mang lại 'cây thông Nô-en,' đưa cô bé đến thiên đường của tuổi thơ: 'Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như trong tủ hàng.'

Điều đau lòng là tất cả những hình ảnh đẹp này, cô bé chỉ có thể nhìn, không thể chạm, vì tất cả chỉ là hư ảo, như những ngôi sao trên trời mà cô bé không thể đến gần. Trái tim ta như bị nghẹn lại khi nghe nhà văn kể, vì đứa trẻ đang mất sức và sắp phải đối mặt với cảm giác lạnh buốt của xứ sở Tuyết.


3.truyện tuổi tho tôi
Khi đọc tác phẩm “Tuổi thơ tôi” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, người đọc cảm thấy vô cùng ấn tượng với nhân vật Lợi. Câu chuyện bắt đầu khi nhân vật “tôi” đang ngồi tại quán Đo Đo thì nghe thấy tiếng dế kêu. Cậu nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ, đặc biệt là về cậu bạn tên Lợi. Cậu được coi “trùm sò” nổi tiếng trong lớp, luôn chỉ nghĩ đến chuyện “thu vén cá nhân”. Mọi công việc muốn nhờ Lợi giúp đỡ đều phải có chiến lợi phẩm kèm theo. Cậu “làm giàu bằng cách đó”. Có thể thấy, hành động của Lợi khiến chúng ta như nhìn thấy chính mình. Bất cứ một ai cũng đều đã từng một tuổi thơ như vậy, với những suy nghĩ, hành động như thế. Một tình huống đặc biệt xảy ra dẫn đến cao trào của câu chuyện - Lợi có được một con dế lửa “nổi tiếng lì đòn”. Những người bạn vì ganh tị nên đã gây ra cái chết cho con dế. Điều đó khiến cho Lợi rất buồn bã, cậu khóc rưng rức. Ta có thể thấy được sự hồn nhiên, ngây thơ cũng như tấm lòng yêu quý loài vật của nhân vật này. Đến cuối truyện, Lợi đã đem chú dế tội nghiệp đi chôn. Tất cả bạn bè, cả thầy Phu - người đã vô tình làm chú dế bị chết cũng đến. Hình ảnh Lợi cẩn thận để chú dế vào “hộp các-tông rồi kiếm một tờ báo có in màu bọc lại, buộc quanh những sợi lá cuối tước mảnh” khiến chúng ta thật cảm động. Cậu bé Lợi hiện lên thật hồn nhiên, ngây thơ nhưng cũng giàu tình cảm. Từ đó, qua nhân vật, tác giả cũng muốn gửi gắm bài học về sự trân trọng giữa những người bạn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo