LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện), viết thiên về phân tích nghệ thuật hơn là phân tích nội dung

Viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện)

viết thiên về phân tích nghệ thuật hơn là phân tích nội dung nha mn ,mik cảm ơn

2 trả lời
Hỏi chi tiết
217
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trong thế giới văn học, nghệ thuật là một yếu tố quan trọng giúp tác phẩm trở nên độc đáo và ấn tượng. Một tác phẩm văn học không chỉ được đánh giá qua nội dung mà còn qua cách thức biểu đạt, cấu trúc và ngôn ngữ sử dụng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ phân tích về nghệ thuật trong một tác phẩm văn học để hiểu rõ hơn về giá trị và ý nghĩa của nó.

Một trong những yếu tố nghệ thuật quan trọng trong một tác phẩm văn học là cách thức biểu đạt. Tác giả sử dụng ngôn ngữ và cấu trúc câu chữ để tạo ra một không gian văn học độc đáo, giúp người đọc hiểu rõ hơn về tâm trạng, suy tư và cảm xúc của nhân vật. Việc sử dụng từ ngữ tinh tế, hình ảnh sinh động và câu chữ mạch lạc giúp tác phẩm trở nên sống động và hấp dẫn hơn.

Ngoài ra, cấu trúc của tác phẩm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên giá trị nghệ thuật. Sự sắp xếp logic của các sự kiện, ý tưởng và thông điệp giúp tác phẩm trở nên mạch lạc và thuyết phục hơn. Việc chia tác phẩm thành các phần nhỏ, mỗi phần tập trung vào một khía cạnh cụ thể giúp tác phẩm trở nên rõ ràng và dễ hiểu hơn.

Cuối cùng, ngôn ngữ sử dụng trong tác phẩm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên giá trị nghệ thuật. Sự lựa chọn từ ngữ phong phú, hình ảnh tươi sáng và ngôn ngữ hấp dẫn giúp tác phẩm trở nên độc đáo và ấn tượng. Việc sử dụng ngôn ngữ hình tượng, ẩn dụ và biểu cảm giúp tác phẩm trở nên sâu sắc và giàu ý nghĩa hơn.

Tóm lại, nghệ thuật là yếu tố quan trọng giúp tác phẩm văn học trở nên độc đáo và ấn tượng. Qua việc phân tích về cách thức biểu đạt, cấu trúc và ngôn ngữ sử dụng, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về giá trị và ý nghĩa của một tác phẩm văn học.
1
0
+5đ tặng

Tiểu thuyết "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh là một tác phẩm văn học đầy ấn tượng, không chỉ bởi câu chuyện độc đáo mà còn bởi cách thức ông xây dựng nhân vật và diễn biến tình tiết.

Một trong những điểm nghệ thuật nổi bật của tác phẩm là cách Nguyễn Nhật Ánh tạo ra các nhân vật sống động và đa chiều. Từ những con người đơn giản trong làng quê, ông biến họ thành những nhân vật phong phú, có tính cách riêng biệt. Ví dụ, nhân vật Chí Phèo được tạo hình với sự nhạy cảm, lòng trung thành và sự đồng cảm với mọi người trong làng, trong khi Thiều được miêu tả là một cô gái nghịch ngợm, tinh nghịch nhưng cũng rất nhạy cảm và quan tâm đến môi trường xã hội xung quanh.

Ngoài ra, Nguyễn Nhật Ánh cũng sử dụng kỹ thuật miêu tả môi trường và bối cảnh rất thành công. Bằng cách mô tả chi tiết về làng quê, vườn cây và sông nước, ông đã tạo nên một bức tranh sống động về cuộc sống nông thôn Việt Nam, giúp độc giả hoàn toàn đắm chìm trong không gian văn học của tác phẩm.

Hơn nữa, cách Nguyễn Nhật Ánh sử dụng ngôn ngữ đơn giản mà sâu sắc cũng là điểm nghệ thuật khác biệt. Ông thường dùng những câu chuyện đời thường, những câu thoại giản dị nhưng ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu xa về tình bạn, tình yêu và ý nghĩa của cuộc sống.

Tóm lại, tiểu thuyết "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" không chỉ là một câu chuyện đầy cảm xúc mà còn là một tác phẩm nghệ thuật sâu sắc và giàu ý nghĩa về cuộc sống và con người.



 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
qc
21/03 11:31:40
+4đ tặng

Nam Cao là một nhà văn luôn thành công ở hai phương diện của sáng tác đó là khám phá về nội dung và phát minh sáng tạo về hình thức. Chính điều đó đã nâng tầm vóc nhà văn Nam Cao thành một nhà văn lớn, một tác gia lớn của nền văn xuôi hiện đại.

 

Truyện ngắn Chí Phèo (1941) đã được xếp vào hàng kiệt tác bởi Nam Cao đã “khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa có” cả về nội dung và nghệ thuật. Ở tác phẩm này nhà văn Nam Cao đã thể hiện được một trình độ bậc thầy về nghệ thuật xây dựng nhân vật sống động, khám phá miêu tả sâu sắc tâm lí nhân vật, kết cấu tác phẩm một cách độc đáo và có một vốn ngôn ngữ phong phú sinh động cho mọi loại hinh nhân vật. Theo dõi từng trang truyện ngắn đặc sắc này chúng ta sẽ thấy rât rõ tài nghệ đó của Nam Cao.

 

Nói đến văn xuôi là nói đến nghệ thuật xây dựng nhân vật, mỗi nhà văn có một cách thể hiện khác nhau và thành công ở những mức độ khác nhau. Đối với nhà văn Nam Cao ở tác phẩm này thì ông đã xây dựng được thành công cả tuyến nhân vật chính diện và phản diện và không những thành công mà thành công ở cấp điển hình.

 

Về các nhân vật phản diện nhà văn tập trung vào ba nhân vật đó là Bá Kiến, Lí Cường và Đội Tảo. Trong đó tác giả tập trung khắc hoạ bản chất của nhân vật Bá Kiến, Bá Kiến thức sự là một con hổ biết cười. Đối với một con mồi như Chí Phèo khi thì Bá Kiến nhỏ nhẹ để làm mềm nhũn Chí Phèo, có khi thì Bá Kiến doạ nạt bằng những lời lẽ có gang có thép. Ngoài cái thủ đoạn đó thì Bá Kiến được tác giả liệt kê ra nhiều thủ đoạn thâm độc xảo quyệt. Với những nét khắc hoạ đó nhà văn đã dựng lên được một Bá Kiến rất sớng động, rất điển hình cho bọn cường hào ác bá ở nông thôn trước cách mạng tháng tám.

 

Về nhân vật chính diện nhà văn tập trung vào hai nhân vật và mối quan hệ của hai nhân vật đó là Chí Phèo và Thị Nở. Hai nhân vật này có số phận khác nhau nhưng lại làm sáng tỏ cho nhau. Trong đó Thị Nở thực chất là nhân vật để làm nổi bật con người Chí Phèo, bi kịch Chí Phèo. Chí Phèo hiện hình dưới ngòi bút của Nam Cao có số phận rất duyên từ xuát than đến đời sống, nhưng Chí Phèo là nhân vật điển hình vì bên cạnh Chí Phèo còn có Năm Thọ, Binh Chức là những hình đồng dạng với Chí Phèo. Có thể khẳng định thành công nhất về mặt nghệ thuật của tác phẩm Chí Phèo là xây dựng được hai điển hình văn học, trong đó điển hình nổi bật nhất là nhân vật Chí Phèo.

 

Nói đến văn xuôi là nói đến nhân vật, nói đến nhân vật là nói đến tâm lí tính cách nhân vật, nói đến tác phẩm Chí Phèo là người ta nghĩ ngay đến cái tinh tế của nhà văn trong việc phát hiện ra được những nét tâm lí rất thật rất đúng của những con người tưởng là không có những nét tâm lí đó. Mỗi nhân vật sở dĩ thành công bởi những nét tâm lí tính cách khác nhau. Tâm lí của Bá Kiến là biết tâm lí của người đời, biết mềm nắn rắn buông, tâm lí của vợ Bá Kiến là hiếu kì lẳng lơ, tâm lí của người nông dân là sợ tai hoạ.

 

Khả năng miêu tả tâm lí sâu sắc nhất của Nam Cao trong tác phẩm này là đã khám phá được diễn tả được tâm lí của nhân vật chính đó là Chí Phèo và Thị Nở. Người đọc rất tâm đắc với nhà văn rất cảm phục nhà văn khi Nam Cao phát hiện được tâm lí của Chí Phèo khi gặp Thị Nở. Khi Chí Phèo nhận được bát cháo hành từ tay Thị Nở, Chí Phèo từ ngạc nhiên rồi sau đó là mắt ươn ướt cảm động và tiếp đến là có cái gì đó như là ăn năn muốn làm hoà với mọi người rồi làm nũng với Thị như với mẹ đó là những nét tâm lí rất thật của những con người muốn được tái sinh. Cái sâu sắc của Nam Cao chính là chỗ đó.Một biểu hiện nghệ thuật độc đáo của tác phẩm đó là cách tổ chức kết cấu tác phẩm. Đó là một cách kết cấu vừa linh hoạt vừa độc đáo vừa đa dạng. Cái độc đáo đầu tiên của kết cấu tác phẩm là tác giả đã đảo ngược thời gian đi từ hiện tại rồi đến quá khứ rồi đến hiện tại.

 

Một biểu hiện của kết cấu không mới nhưng lại rất hợp lí ở tác phẩm này đó là kết cấu theo lối khép kín. Nhà văn mở đầu tác phẩm bằng một lò gạch cũ nơi Chí Phèo ra đời rồi kết thúc tác phẩm cũng mọt lò gạch cũ với một sự liên tưởng một Chí Phèo con sắp ra đời. Cái vòng luẩn quẩn của cuộc đời Chí Phèo vẫn cứ tiếp diễn đó là vòng luân hồi nhưng lại bế tắc. Ýnghĩa của tác phẩm toát ra rất sâu sắc từ kết cấu này.

 

Ngoài hai kiểu kết cấu trên nhà văn đã tổ chức được một sự đa dạng của hành văn khi thì độc thoại khi thì đối thoại, khi thì kể, khi thì tả, khi thì tường thuật.

 

Một phương diện nghệ thuật mà nhà văn rất thành công ở truyện ngắn Chí Phèo, đó là cách sử dụng ngôn ngữ rất phù hợp với từng đối tượng nhân vật. Ngôn ngữ của bọn Bá Kiến, Lí Cường là ngôn ngữ của bọn bề trên khi mềm mỏng khi đanh rắn rất biến hoá. Ngôn ngữ của các nhân vật như Chí Phèo, Thị Nở thì rất quê mùa có khi là tục tằng thô lỗ đó là loại ngôn ngữ phù hợp với tính cách nhân vật. Nhìn chung tác phẩm viết về đề tài người nông dân nên ngôn ngữ mà tác giả sử dụng trong tacs phẩm là loại ngôn ngữ bình dân chân quê, rất phù hợp với cảnh và tình của tác phẩm.Truyện ngắn Chí Phèo là một trong những truyên ngắn xuất sắc tiêu biểu của văn học hiện thực trước cách mạng tháng tám nói chung của nhà văn Nam Cao nói riêng. Tác phẩm này thành công trên nhiều phương diện cả nội dung và hình thức, nhưng đặc biệt nhất vẫn là nghệ thuật xây dựng kết cấu tác phẩm. Cùng một vấn đề rất phổ biến của xã hội lúc bấy giờ nhưng với tài nghệ của mình Nam Cao dẫn điển hình hoá được cả hai loại nhân vật chính diện và phản diện. Đọc tác phẩm này chúng ta vừa cảm phục được cái tâm của tác giả lại vừa cảm phục cái tài của tác giả. Cái tâm và cái tài đó là tiền đề để nhà văn thành công ở tác phẩm này.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư