LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tác động của cơ cấu dân số ở Nghệ An

Tác động của cơ cấu dân số ở Nghệ An

2 trả lời
Hỏi chi tiết
60
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
- Cơ cấu dân số ở Nghệ An đang trải qua sự thay đổi với sự gia tăng đáng kể của dân số thành thị, đồng thời giảm dần dân số nông thôn. Điều này có thể tạo ra áp lực đối với hệ thống cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công cộng ở các khu vực đô thị.

- Sự thay đổi trong cơ cấu dân số cũng ảnh hưởng đến nguồn nhân lực và lao động, có thể tạo ra sự chênh lệch về trình độ học vấn và kỹ năng giữa các khu vực, gây ra tình trạng thất nghiệp và không phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động.

- Cơ cấu dân số cũng ảnh hưởng đến các vấn đề xã hội như an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và phát triển kinh tế. Việc quản lý cơ cấu dân số hiệu quả sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển bền vững của Nghệ An.

- Để giải quyết các vấn đề liên quan đến cơ cấu dân số, cần có sự đầu tư vào giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, cải thiện hệ thống y tế và cơ sở hạ tầng, đồng thời phát triển các ngành kinh tế đa dạng để tạo ra việc làm cho người dân.
1
1
Tiến Dũng
28/03 20:22:49
+5đ tặng

“Cơ cấu dân số vàng” với sự phát triển kinh tế - xã hội

“Cơ cấu dân số vàng” được hiểu là số người trong độ tuổi lao động tối thiểu cao gấp hai lần số người phụ thuộc.

Tỷ số người phụ thuộc gồm:

- Tỷ số phụ thuộc trẻ em: được tính bằng tỷ số giữa số trẻ em đến 14 tuổi với số người trong tuổi lao động (từ 15 – dưới 65 tuổi, tính theo %)

- Tỷ số phụ thuộc già: được tính bằng tỷ số giữa cao tuổi (65 tuổi trở lên) so với số người trong tuổi lao động (tính theo%).

- Tỷ số phụ thuộc chung bằng tổng hai tỷ số phụ thuộc trên. Tỷ số này cho ta biết cứ 100 người trong độ tuổi lao động phải gánh đỡ cho bao nhiều người ngoài độ tuổi lao động.


Biết phát huy, tận dụng cơ hội “lợi tức dân số” sẽ làm cho sản phẩm xã hội tăng nhanh. Ảnh: Internet

Khi tỷ số phụ thuộc chung nhỏ hơn 50 % (tối thiểu 02 người trong độ tuổi lao động gánh đỡ 01 người ngoài độ tuổi lao động, thì đó là “cơ cấu dân số vàng”. Cơ cấu này kết thúc khi tỷ số này lớn hơn 50%.

Khi hiện tượng này xuất hiện, nếu biết phát huy, tận dụng cơ hội “lợi tức dân số”, khi lực lượng lao động tăng lên làm cho sản phẩm xã hội tăng nhanh, tỷ lệ trẻ dưới 15 tuổi giảm sẽ tạo điều kiện tốt cho nâng cao chất lượng dân số, giáo dục, y tế,.. Tuy nhiên, lực lượng lao động lớn nếu không giải quyết sẽ là gánh nặng của nạn thất nghiệp, giải quyết việc làm, cũng như gánh nặng công tác an sinh xã hội khi nhóm người cao tuổi tăng lên.

Nhiều nước trên thế giới đã biết tận dụng cơ hội vàng này để bứt phá, làm nên kỳ tích như Singapo, Nhật Bản, Hàn Quốc những năm trước đây và như Trung Quốc hiện nay.

“Cơ cấu dân số vàng” của Nghệ An còn không?

Tại Hội thảo trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu của Viện Hàn lâm xã hội Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh triển khai về “Một số vấn đề dân số trong phát triển kinh tế xã hội bền vững của tỉnh Nghệ An”, GSTS Nguyễn Đình Cử, nguyên Viện trưởng Viện Dân số- Đại học Quốc gia Hà Nội, trên cơ sở phân tích số liệu điều tra dân số giai đoạn 2009-2019, đã nói rằng: “Nghệ An có cơ cấu dân số vàng chỉ từ năm 2009 đến năm 2018. Năm 2019, tỷ số phụ thuộc đã tăng lên đến 53,1% và đang tiếp tục tăng, nghĩa là hết “cơ cấu dân số vàng”! Hơn nữa, khi nhóm người trên 65 tuổi chiếm 7% dân số, thì dân số bước vào thời kỳ già hoá. Ngay từ năm 2009, tỷ lệ dân số trên 65 tuổi đã chiếm 7,4% và đến năm 2019, tỷ lệ này đã tăng lên 8,3%. Như vậy, Nghệ An vừa hết cơ cấu dân số vàng, vừa bước vào thời kỳ già hoá dân số.

Vậy tại sao, Nghệ An thời gian có cơ cấu dân số vàng ngắn hơn cả nước như vậy?

Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề này là:

Thứ nhất, Nghệ An có mức sinh cao thứ hai toàn quốc, ở mức 2,75 con/phụ nữ (năm 2019). Tỷ lệ tăng dân số của Nghệ An giai đoạn 2009-2019 là 1,33% cao hơn cả nước (1,14%).

Thứ hai, Nghệ An có tuổi thọ trung bình khá cao (năm 2019 đạt gần 73 tuổi và tỷ lệ người cao tuổi ngày càng tăng (năm 2019 đạt 8,3%). Điều này cho thấy đời sống Nhân dân được nâng cao và chế độ chăm sóc người cao tuổi ngày càng được cải thiện).

Thứ ba, tỷ suất xuất cư lớn: năm 2009 là 57%o, năm 2019 là trên 35%o. Đây là nhóm người trẻ, đang tuổi lao động đi ra khỏi tỉnh tìm việc làm. Thêm nữa, con em Nghệ An đi học ở ngoài tỉnh quay trở về tỉnh không nhiều.

Những hệ lụy do dân số già hóa và không còn “cơ cấu dân số vàng”

Hết “cơ cấu dân số vàng”, đồng nghĩa tỷ số phụ thuộc chung cao, tức là một người ở tuổi lao động phải gánh đỡ cho nhóm phụ thuộc ngày càng cao; Và lao động cung cấp cho nền kinh tế, nhất là khu vực nông thôn nơi có nhiều người xuất cư gặp khó khăn. Đây là áp lực không chỉ cho mỗi gia đình mà của cả xã hội.

Đối với tỷ lệ người cao tuổi ngày càng cao gây áp lực lên công tác an sinh xã hội, chế độ chăm sóc người cao tuổi, trong khi tỷ lệ phụ thuộc ngày càng tăng, người trẻ đi xa bố mẹ già ngày càng nhiều. Mặt khác, nếu tỷ lệ trẻ em giảm chậm gây áp lực cho việc chăm sóc trẻ em và ảnh hưởng đến chất lượng dân số. Việc dân số già hóa và không còn “cơ cấu dân số vàng” sẽ ảnh hưởng lớn đến tốc độ phát triển nền kinh tế, nhất là tốc độ tăng GRDP bình quân đầu người (tốc độ này tính bằng: tốc độ tăng năng suất lao động + tốc độ tăng dân số trong độ tuổi lao động – tốc độ tăng dân số).:


Người dân huyện Tương Dương tìm hiểu về việc thực hiện chính sách dân số. Ảnh: BNA

Từ những vấn đề trên, tác giả khuyến nghị:

Một là, tiếp tục đẩy mạnh công tác kế hoạch hoá gia đình, nhất là vùng nông thôn nhằm tỷ lệ sinh đạt bình quân cả nước. Nâng cao chất lượng dân số ngay từ đầu.

Hai là, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, đào tạo nghề để tạo điều kiện nâng cao chất lượng dân số và nâng cao năng suất lao động.

Ba là, đảm bảo an sinh thu nhập, chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi, tạo điều kiện cho người cao tuổi có sức khoẻ, có nhu cầu tiếp tục làm việc để tạo thu nhập và cuộc sống thêm ý nghĩa và tích cực hơn. Xây dựng xã hội thân thiện với người cao tuổi để người cao tuổi có đời sống tinh thần tốt hơn.

Bốn là, tích cực hơn nữa thu hút đầu tư, đẩy mạnh sản xuất, khởi nghiệp nhất là vùng nông thôn, miền núi để tạo việc làm, thu nhập cho giới trẻ nhằm giảm tỷ lệ xuất cư. Nâng cao năng suất lao động. Đẩy mạnh đô thị hoá, thúc đẩy di cư nông thôn - đô thị.

Năm là, cần sắp xếp, bố trí lại các cơ quan và đội ngũ cán bộ làm công tác dân số kế hoạch hoá gia đình tuyến huyện, xã đủ năng lực tham mưu và hỗ trợ cho các cấp uỷ, chính quyền làm tốt công tác này.

Nghị quyết 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về công tác dân số tiếp tục khẳng định: “Dân số là yếu tố quan trọng hàng đầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác dân số là nhiệm vụ chiến lược, vừa cấp bách, vừa lâu dài, là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân” và đề ra mục tiêu mới là “Giải quyết toàn diện đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với phát triển kinh tế - xã hội. Duy trì vững chắc mức sinh thay thế, đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hoá dân số, phân bố dân số hợp lý, nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững”.

Chúng ta đang triển khai xây dựng Quy hoạch phát triển Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn 2050, đề nghị những vấn đề về dân số sẽ được tích hợp một cách thấu đáo, khoa học để góp phần đề ra định hướng và giải pháp phát triển Nghệ An nhanh và bền vững.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Tr Hải
28/03 20:23:26
+4đ tặng
Tác động của cơ cấu dân số ở Nghệ An có thể bao gồm nhiều khía cạnh, nhưng dưới đây là một số tác động chính:

1. **Ảnh hưởng đến kinh tế:** Cơ cấu dân số có thể ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của Nghệ An. Ví dụ, nếu tỷ lệ dân số lao động trẻ cao, có thể tạo ra một lực lượng lao động dồi dào, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nếu cơ cấu dân số có xu hướng già đi, có thể tạo ra áp lực đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ xã hội.

2. **Y tế và giáo dục:** Cơ cấu dân số ảnh hưởng đến nhu cầu về y tế và giáo dục. Nếu có một tỷ lệ lớn người trẻ, cần có các chính sách và nguồn lực đủ để đáp ứng nhu cầu về giáo dục và đào tạo. Nếu có một tỷ lệ cao người già, hệ thống y tế cần được cải thiện để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhóm dân số này.

3. **Tác động đến môi trường:** Cơ cấu dân số cũng có thể ảnh hưởng đến tài nguyên tự nhiên và môi trường. Ví dụ, nếu có một tỷ lệ lớn người trẻ, có thể có áp lực lớn đối với tài nguyên như nước và đất đai. Điều này có thể gây ra các vấn đề về ô nhiễm và suy giảm tài nguyên.

4. **Tác động xã hội:** Cơ cấu dân số cũng có thể tác động đến các yếu tố xã hội như tỷ lệ thất nghiệp, an sinh xã hội, và cơ hội phát triển. Nếu có một tỷ lệ cao người trẻ không có việc làm, có thể tạo ra áp lực xã hội và tăng cơ hội xảy ra tình trạng thất nghiệp và xã hội.

Những tác động này cần được xem xét kỹ lưỡng trong quá trình quản lý dân số và phát triển kinh tế xã hội tại Nghệ An.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Tổng hợp Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư