Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hậu quả của việc học sinh đi xe máy

hậu quả của việc học sinh đi xe máy
3 trả lời
Hỏi chi tiết
42
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
1. Tai nạn giao thông: Việc học sinh đi xe máy có thể tăng nguy cơ tai nạn giao thông do thiếu kinh nghiệm lái xe và không biết cách tham gia giao thông an toàn.

2. Vi phạm luật giao thông: Học sinh đi xe máy cũng có thể vi phạm luật giao thông do không hiểu rõ các quy định và biển báo giao thông.

3. Ảnh hưởng đến sức khỏe: Việc đi xe máy hàng ngày có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe như đau lưng, mỏi mệt, stress do áp lực từ việc tham gia giao thông.

4. Mất tập trung trong học tập: Việc đi xe máy có thể làm mất tập trung của học sinh trong việc học tập do lo lắng về việc lái xe và an toàn giao thông.

5. Gây ô nhiễm môi trường: Việc sử dụng xe máy hàng ngày cũng đóng góp vào việc gây ô nhiễm môi trường do khí thải từ xe máy.
1
0
Tiến Dũng
28/03 20:25:12
+5đ tặng

Vì lý do công việc, điều kiện gia đình, nhiều phụ huynh đã mua xe máy cho con tự đi học dù biết con chưa đủ điều kiện được cấp giấy phép lái xe. Hành vi này còn có thể dẫn đến những hậu quả khó lường, nhất là khi các em bị kích động, a dua tụ tập, tham gia đua xe, lạng lách, đánh võng...

 

Muôn lý do vi phạm

Bước vào năm học mới, chị Nguyễn Thanh Dung (ở khu đô thị Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội) thêm phần lo lắng về việc đi lại của ba người con - hai cô con gái một vừa đỗ đại học, một vào lớp 10 và cậu út học lớp 8. Chồng làm ở xa không thể đưa đón con, ba con học ở ba nơi, không có điều kiện đưa đón nhau nên chị Dung nghe theo “tư vấn” của các phụ huynh khác, mua xe máy cho con gái thứ 2 dù biết cháu chưa đủ tuổi đi xe máy, chưa thể có giấy phép lái xe.

Giống như chị Dung, nhiều phụ huynh cũng đành chọn “hạ sách” đó để giải quyết việc đi lại cho con em mình. Chị Vũ Thị Thu Hương (đường Chiến Thắng, phường Văn Quán, quận Hà Đông) cho biết, nhà có 4 người mà chỉ có 1 chiếc xe máy nên khi con vào Trung học phổ thông (THPT), ông ngoại đã “viện trợ” cho chiếc xe Cup 82 để cháu tự đi học.

Dù biết là sai nhưng theo chị Hương “cũng chẳng còn cách nào” và mỗi lần con bị cảnh sát giao thông “tuýt còi” hay nhà trường nhắc nhở chị lại “muối mặt” đi nộp phạt.

Vì nhiều lý do, tình trạng học sinh đi xe máy đến trường khá phổ biến. Dạo qua một số cổng trường THPT ở trung tâm thành phố vào giờ đến lớp hay tan trường, có thể dễ dàng thấy không ít thanh thiếu niên mặc đồng phục học sinh tự điều khiển xe máy đi học dù các trường đã có lệnh cấm và không nhận gửi xe máy trong khuôn viên nhà trường.

Cháu N.T.P (ở phường Bồ Đề, quận Long Biên), học sinh lớp 10 tại một trường ở quận Hoàn Kiếm cho biết, nhiều bạn chưa có giấy phép lái xe nhưng đã được bố mẹ cho sử dụng xe máy đi học vì không có người đưa đón, đi xe buýt thì luôn bị muộn học. Cũng theo N.T.P, hồi còn học Trung học cơ sở (THCS), không ít bạn học lớp 8, lớp 9 đã được bố mẹ mua cho xe máy để đi học thay vì đi xe đạp và xe đạp điện.

Cô Nguyễn Thị Hồng Thanh, Hiệu trưởng Trường THCS Gia Thụy (quận Long Biên) cho biết, bảo vệ nhà trường rất nghiêm, cương quyết không cho các em đi xe máy vào trường vì các em chưa đủ tuổi và chưa có giấy phép lái xe. Nếu phát hiện học sinh đi xe máy, cô giáo chủ nhiệm sẽ liên hệ với phụ huynh để ngăn chặn.

Tuy nhiên, có lẽ chỉ lệnh cấm của nhà trường thôi thì chưa đủ. Bởi ở nhiều nơi, học sinh đối phó bằng cách gửi xe ở xa trường.

Tiềm ẩn nhiều rủi ro

Từ 6h30 ngày 11-9, theo kế hoạch, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) tiếp tục ra quân xử lý tình trạng học sinh đi xe máy đến trường. Chỉ trong vòng 30 phút trước giờ vào lớp, tại khu vực phố Xốm, quận Hà Đông, tổ công tác của Đội Cảnh sát giao thông số 10 đã xử lý hơn 10 trường hợp vi phạm. Nhiều học sinh khi bị dừng xe còn ngơ ngác không hiểu vì sao, như trường hợp Nguyễn Đặng T, học sinh lớp 12, nhà ở phố Tô Hiệu (phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông) sử dụng xe máy Spacy 125cc của bố mẹ để đi học. Theo Đặng T, do không có ai đưa đi học nên bố mẹ để T sử dụng xe máy đi đến trường. Tương tự, Nguyễn Hồng A, học sinh lớp 11 ở phường Phú Lãm (quận Hà Đông) điều khiển xe máy Wave 110cc khi bị dừng xe vẫn nghĩ bố mẹ cho phép đi xe máy rồi nghĩa là mình không phạm luật.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Phương Quỳnh
28/03 20:25:17
+4đ tặng
  • Theo đ.ánh giá của Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia, hiện nay trên cả nước, tình trạng học sinh phổ thông, nhất là cấp THPT, THCS vi phạm quy định về trật tự, ATGT rất phổ biến, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông (TNGT); tập trung vào một số hành vi vi phạm như điều khiển xe máy khi chưa đủ t.uổi, không có giấy phép lái xe, không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định…
0
0
không tên
28/03 20:40:29
+3đ tặng

Học sinh đi xe máy có thể gây ra nhiều hậu quả xấu, bao gồm tăng tỷ lệ tai nạn giao thông đường bộ, tử vong do chấn thương não và viêm phổi. Ngoài ra, lái xe máy cũng có thể góp phần vào ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, giảm hiệu suất học tập và tệ nạn xã hội. Để ngăn chặn những hậu quả này, phụ huynh, nhà trường và cộng đồng nên khuyến khích học sinh tuân thủ quy định luật giao thông, tham gia các chương trình giáo dục an toàn và thúc đẩy các lựa chọn giao thông thay thế như đạp xe, đi bộ và phương tiện công cộng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo