Mỗi người chúng ta ai cũng đều có một quê hương để sinh ra, lớn lên và để trở về. Qua từng trang văn, trang thơ, chúng ta đã cảm nhận được những dòng cảm xúc chân thành, mộc mạc, tình yêu quê hương tha thiết của các nhà thơ nhà văn, đó là Quê hương của Tế Hanh, Làng của Kim Lân... Còn đối với bạn, bạn hiểu thế nào về tình yêu quê hương?
Tình yêu quê hương là gì? Là tình gắn gắn bó, yêu mến, vun đắp, dựng xây quê hương ngày càng giàu mạnh, đóng góp một phần sức lực của mình cho công cuộc dựng xây quê hương. Tình yêu quê hương không phải là tình cảm trừu tượng, nó được biểu hiện rất cụ thể và rõ nét. Đó là dạng tình cảm đã được cụ thể hóa bằng hành động.
Quê hương là cái nôi đầu tiên đón nhận tiếng khóc chào đời, những bước đi chập chững, gắn với kí ức tuổi thơ không thể nào quê. Đó là nơi mà cuối cùng ai cũng muốn trở về và gắn bó. Tình yêu quê hương luôn gắn liền với yêu gia đình, làng xóm, luôn mong ngóng về quê hương dù ở nơi xa xôi. Mỗi con người sau khi lớn lên, trưởng thành, vươn mình đến những vùng đất mới nhưng tấm lòng luôn hướng về nơi mình đã sinh ra và lớn lên.
Biểu hiện của tình yêu quê hương thực sự rất nhiều, ngay trong chính hàng động của mỗi người. Là nỗi nhớ thường trực mỗi lần xa quê, là háo hức, mong chờ khi sắp được lên chuyến xe mang tên trở về, là lòng thổn thức, lưu luyến khi phải rời xa quê. Đó là tình cảm xuất phát từ tim. Tình yêu quẻ hương còn là yêu những gì thuộc về mảnh đất mà mình sinh ra ấy, yêu làng xóm, yêu những con đường sỏi đá, yêu nắng, yêu gió dù thời tiết khắc nghiệt. Hơn hết là yêu những con người thuộc về mảnh đất đó, thương dáng mẹ tảo tần nắng mưa, thương dáng cha nhọc nhằn sớm hôm.
Quê hương gắn với những con người, những gương mặt mà đi đâu cũng nhớ về. Khi đất nước ngày càng phát triển, quá trình xây dựng nông thôn mới cũng được đẩy mạnh. Tình yêu quê hương đã được hiển hiện thành hành động. Có nhiều người thành đạt, xa quê trở về quyên góp tiền bạc và sức lực để cùng xây dựng trạm xá, làm đường, trồng cây để giúp cho quê hương thoát nghèo. Đó đều là những biểu hiện thiết thực nhất của tình yêu quê hương, làng xóm.
Yêu quê hương còn phải có trách nhiệm với quê hương, đó là trách nhiệm bảo vệ, dựng xây. Trách nhiệm ấy không của riêng ai mà của tất cả mọi người. Tuy nhiên hiện nay vẫn có những người quên đi cội nguồn, quên đi quê hương. Họ đi xa lập nghiệp, quên mất tiếng quê. Có nhiều người khi trở về quê hương mang theo thứ ngôn ngữ "lạ" để nói chuyện với người dân quê. Điều này thật đáng buồn. Người ta bảo "Chém cha không bằng pha tiếng". Chính bản thân họ đã đánh mất đi tình yêu đáng trân trọng và thiêng liêng ấy.
Mỗi người đều có một quẻ hương để nhớ, để tìm về. Vậy thì ngay từ bây giờ, khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta hãy là những người có ích, học tập tốt để mai sau có thể đóp góp sức mình đựng xây quê hương. Đó là tình yêu lớn lao nhất.