Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận về hình ảnh thiên nhiên và con người lao động trong hai khổ đầu "Đoàn thuyền đánh cá"

Cảm nhận về hình ảnh thiên nhiên và con người lao động trong hai khổ đầu " Đoàn thuyền đánh cá "
3 trả lời
Hỏi chi tiết
86
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Hình ảnh thiên nhiên và con người lao động trong hai khổ đầu "Đoàn thuyền đánh cá" mang đến cho người xem cảm giác hài hòa và yên bình. Bức tranh vẽ ra một cảnh tượng đẹp mắt của những con thuyền nhỏ trên biển, với những người lao động chăm chỉ đánh cá. Thiên nhiên được mô tả rất sống động, từ biển cả xanh ngắt, những đám mây trắng bồng bềnh trên bầu trời cho đến ánh nắng mặt trời chiếu sáng xuống mặt biển.

Con người lao động trong bức tranh được vẽ rất chân thực, họ đang làm việc với sự tập trung và nỗ lực. Bức tranh mang đến cho người xem cảm giác bình yên và hòa mình vào không gian thiên nhiên tĩnh lặng. Đồng thời, nó cũng thể hiện sự khao khát của con người trong việc làm việc và kiếm sống từ biển cả. Đó là một hình ảnh đẹp và ý nghĩa về sự gắn kết giữa con người và thiên nhiên.
0
0
+5đ tặng

Nhà thơ Huy Cận được biết đến là một nhà thơ tài hoa với khả năng và sức sáng tạo dồi dào, ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm nổi tiếng, một trong số đó chúng ta phải kể đến chính là bài thơ Đoàn thuyền đánh cá. Bài thơ được đông đảo thế hệ con người Việt Nam biết đế và trân trọng. Mở đầu bài thơ là hình ảnh ra khơi của con người được thể hiện qua hai khổ thơ đầu bài.

Mở đầu bài thơ là khung cảnh thiên nhiêu lúc chiều tà:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

Khi ánh mặt trời ở phía đằng Đông ngả về phía Tây, cánh cửa màn đêm của vũ trụ như khép lại sau một chu trình hoạt động thì những người ngư dân lại bắt đầu dong thuyền ra khơi đánh cá. Mặt trời được so sánh với hòn lửa đỏ rực đang dần dần lặn xuống biển sâu. Vũ trụ là một ngôi nhà lớn mà màn đêm là cánh cửa, ngọn sóng là then. Chính vào thời điểm ấy ngư dân bắt tay vào công việc quen thuộc của mình: ra khơi đánh cá. Mặt biển đêm không lạnh lẽo mà ấm áp hẳn lên bởi tiếng hát âm vang náo nức, thể hiện niềm vui to lớn của con người lao động được giải phóng. Từng đoàn, từng đoàn thuyền lần lượt nhổ neo tiến về biển lớn đại dương. “Câu hát căng buồm” là một ẩn dụ đẹp, biểu trưng cho tâm hồn lạc quan, niềm vui và sức mạnh của con người lao động. Tiếng hát hòa cùng gió mạnh, thổi căng cánh buồm, đẩy thuyền phăng phăng rẽ sóng. Tâm tư của người đánh cá gửi gắm trong tiếng hát: phấn khởi, say mê với công việc và niềm hi vọng tin tưởng sẽ bắt được nhiều cá tôm, đem về làm giàu cho tổ quốc.

Tiếp nối câu hát ở khổ thơ thứ nhất, khổ thơ thứ hai tác giả đã ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và con người:

Hát rằng cá bạc biển Đông lặng
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!

Vẻ đẹp của biển đã làm giảm bớt nỗi nhọc nhằn vất vả, đem lại niềm vui và sức mạnh cho con người đang chinh phục thiên nhiên, làm chủ cuộc đời. Sự giàu có của biển Đông được thể hiện qua hình ảnh các loài cá: cá bạc, cá thu được so sánh “như đoàn thoi” thể hiện sự giàu có của biển cả cũng như niềm hi vọng lớn lao của con người vào một chuyến ra khơi đánh bắt thành công. Ở hai câu thơ cuối, Huy Cận như nhập thân vào người lao động, thể hiện niềm mong mỏi của người ngư dân có thể bắt được nhiều cá tôm. Cách xưng hô thân thiết mời gọi ấy càng kéo gần khoảng cách giữa mẹ thiên nhiên và con người, đồng thời cũng thể hiện tấm lòng giản dị, chất phác của người ngư dân trên biển cả, ngày ngày hăng say với công việc lao động.

Hai khổ thơ tuy ngắn gọn nhưng đã phần nào biểu lộ được vẻ đẹp của thiên nhiên cũng như con người chân thành, chất phác của miền biển cũng như giúp ta có thêm niềm tin yêu, tự hào, hãnh diện về một thế hệ anh dũng đi trước. Đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung không chỉ góp phần to lớn làm pho

ng phú nền văn học Việt Nam mà còn giúp chúng ta thêm tự hào về nền thơ văn nước nhà.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
+4đ tặng

Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi đã được tác giả Huy Cận khắc họa thật ấn tượng qua hai khổ thơ đầu của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”.

Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa

Đọc những câu thơ, ta thấy cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong 1 khung cảnh huy hoàng, tráng lệ: ra khơi trong buổi hoàng hôn, “mặt trời xuống biển” rồi mà vẫn còn rực cháy như hòn lửa; sắc đỏ của “hòn lửa” khổng lồ ấy như nhuộm cả 1 vùng biển, vùng trời. Buổi hoàng hôn trên biển vì thế không lặng buồn, hiu hắt mà vừa tươi tắn ôm ấp sự sống vừa kì vĩ tráng lệ. “Mặt trời xuống biển" cũng là lúc thiên nhiên vũ trụ đi vào trạng thái nghỉ ngơi, thư giãn. Để tái hiện lại giây phút ấy, tác giả đã sử dụng phép tu từ nhân hóa và ẩn dụ: sóng cài then, đêm sập cửa. Qua những hình ảnh đó ta thấy vũ trụ như 1 ngôi nhà lớn với màn đêm là cánh cửa, những lượn sóng trên biển là then cửa.

Hai động từ “cài” then “sập cửa” sử dụng liên tiếp trong 1 câu thơ gợi cảm giác đêm trên biển xuống rất nhanh, bóng tối phút chốc ngập tràn, thiên nhiên vũ trụ sau 1 ngày làm việc đã đến lúc nghỉ ngơi, tắt lửa, đóng cửa, cài then. Và đúng lúc ấy “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi”. Con người ra khơi làm việc tương phản với cảnh nghỉ ngơi của biển cả. Hình ảnh “đoàn thuyền” gợi cho ta cảm nhận cách ra khơi thật đông vui, hào hứng. Từ “lại” trong câu thơ biểu thị sự lặp lại thường nhật, liên tục cho thấy việc đoàn thuyền ra khơi trong buổi hoàng hôn là 1 công việc bình thường, hàng ngày của những người ngư dân, thật đều đặn mà cũng thật khẩn trương như chạy đua với thời gian. Đồng hành với những người ngư dân không chỉ có đoàn thuyền mà còn có những khúc tráng ca: “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Hình ảnh “câu hát căng buồm” là 1 hình ảnh ẩn dụ tuyệt hay, câu hát của những người ngư dân lạc quan, yêu đời, yêu nghề, yêu biển có sức mạnh làm căng cánh buồm, cùng với gió đưa thuyền ra xa.

Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!

Những câu hát khỏe khoắn, say sư hứng khởi vang xa, trải rộng trên mặt biển vừa ngợi ca biển đẹp giàu với “cá bạc biển Đông lặng” “cá thu” “như đoàn thoi” vừa khao khát chinh phục biển khơi làm giàu cho Tổ quốc “đến dệt lưới ta đoàn cá ơi” khiến cho buổi ra khơi đầy khí thế, hứa hẹn 1 ngày thắng lợi.

1
1
Thắng đz
05/04 19:45:45
+3đ tặng

Mở đầu bài thơ, tác giả đã làm nổi bật khung cảnh thiên nhiên khi đoàn thuyền đánh cá ra khơi:

"Mặt trời xuống biển như hòn
Sóng đã cài then, đêm sập cửa"

Bằng việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh, nhà thơ đã gợi lên cảnh mặt trời đang dần chìm vào đại dương. Bóng tối lúc này như đang len lỏi khắp mọi nơi. Trong thời khắc đó "sóng" và "đêm" đá được nhân hóa để thực hiện hành động "cài then", "sập cửa" để chìm vào trạng thái nghỉ ngơi. Liên kết với hai câu thơ sau, nhà thơ đã diễn tả khung cảnh đối lập giữa thiên nhiên và con người:

"Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm với gió khơi"

Khi thiên nhiên dần khép lại thì người ngư dân mới bắt đầu công việc của mình. Từ "lại" đã diễn tả hoạt động xảy ra thường xuyên, liên tục. Việc ra khơi là hoạt động quen thuộc của người ngư dân nhưng họ không cảm thấy chán nản. Ý thơ giúp ta cảm nhận được tinh thần làm việc đầy hăng say của con người. Họ cất vang câu hát để hi vọng một chuyến ra khơi thuận buồm xuôi gió, cá chất đầy khoang.

Ở khổ thơ thứ hai, nhà thơ Huy Cận đã làm thể hiện lại những lời hát của người ngư dân:

"Hát rằng: cá bạc biển Đông lặn,
Cá thu biển đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!"

Lời hát của người người dân lao động trên biển như vọng tận nơi xa. Họ cất cao giọng để ca ngợi sự trù phú của vùng biển quê hương bằng cách nhắc tên các loài cá. Loại cá đầu tiên được nhắc đến là cá bạc. Tiếp theo là cá thu, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh "như đoàn thoi" để người đọc thấy được sự đông đúc của đoàn cá. Nghệ thuật nhân hóa ở câu thơ "Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng" đã làm nổi bật vẻ đẹp của mặt biển. Những loài cá mang nhiều màu sắc khác nhau tạo nên vẻ đẹp lung linh huyền ảo cho đại dương. Ngoài ra, việc sử dụng đại từ xưng hô "ta" để chỉ cả một tập thể chứ không phải một ngư dân nào để thể hiện tinh thần đoàn kết của người lao động. Họ cùng nhau đánh bắt để có được những mẻ cá tươi ngon, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Vậy qua đây, độc giả có thể cảm nhận được niềm vui, niềm phấn khởi trong lời bài hát của ngư dân.

Bằng việc sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật đan xen kết hợp với những hình ảnh thơ đặc sắc, nhà thơ Huy Cận đã giúp người đọc cảm nhận được khung cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào buổi hoàng hôn đầy hào hứng. Người ngư dân luôn tích cực trong công cuộc lao động sản xuất để góp phần xây dựng cuộc sống thêm ấm no, hạnh phúc.

Viết đoạn văn phân tích hai khổ đầu bài thơ Đoàn thuyền đánh cá

Bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" giúp người đọc cảm nhận được tinh thần lao động tích cực của những người ngư dân. Ở hai khổ thơ đầu, nhà thơ Huy Cận đã làm nổi bật khung cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi và câu hát lạc quan yêu đời của người ngư dân. Người dân làng chài bắt đầu công việc của mình là khi "Mặt trời xuống biển như hòn lửa". Bằng việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh, tác giả đã tái hiện cảnh mặt trời như đang dần chìm vào đáy đại dương. Nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa để gán cho sự vật những hành động giống với con người "Sóng đã cài then, đêm sập cửa". Lúc này, dường như vạn vật như đang chìm vào nghỉ ngơi. Ấy vậy mà ở thời điểm đó người dân chài bắt đầu ra khơi. Từ "lại" đã diễn tả hoạt động thường xuyên, liên tục không ngừng nghỉ. Công việc đó dù có vất vả cũng không khiến người ngư dân chùn bước hay chán nản. Họ vẫn cất vang câu hát lạc quan, yêu đời để mong chờ một chuyến ra khơi thuận buồm xuôi gió. Đến khổ thơ thứ 2, lời ca vang đó càng thêm rộn rã, vui tươi hơn. Biện pháp tu từ liệt kê "cá bạc, cá thu", đã ngợi ca sự giàu có, trù phú của biển cả. Chính những loài cá với nhiều màu sắc đã tạo nên những "luồng sáng" rực rỡ. Điều đó làm cho người ngư dân cảm thấy phấn khích hơn, tin tưởng vào một chuyến đi bội thu. Họ cất vang câu hát gọi cá vào, mong chờ một chuyến ra khơi thuận buồm xuôi gió, cá chất đầy khoang. Bằng việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa cùng với những hình ảnh thơ giàu sức gợi, nhà thơ Huy Cận đã làm nổi bật bức tranh đoàn thuyền đánh cá buổi ra khơi đầy hào hứng, phấn khởi.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo