Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Thời gian qua, dịch bệnh COVID-19 đã có những tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội thế giới,trong đó có Việt Nam. Đứng trước những khó khăn, thách thức, Việt Nam đã kịp thời đưa ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội hậu COVID-19 và đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, với những tác động phức tạp, khó lường từ tình hình dịch bệnh và địa chính trị trên thế giới, Việt Nam cần tìm kiếm nhiều giải pháp hơn nữa để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội ngày càng hiệu quả hơn.
1. Dịch bệnh COVID-19 đối với kinh tế - xã hội thế giới và Việt Nam
1.1Đối với kinh tế - xã hội thế giới
Dịch bệnh COVID-19 xuất phát tại Trung Quốc từ tháng 12/2019 rồi lan ra nhanh chóng hầu hết các nước, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh tế - xã hội của toàn thế giới:
Thứ nhất, trên thế giới hiện nay, hoạt động sản xuất được thiết kế dựa trên chuỗi cung ứng toàn cầu. Sự xuất hiện của dịch bệnh COVID-19 khiến nhiều nước phải thực hiện giãn cách xã hội, gây ra sự đứt gãy trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Từ đó, dẫn đến tình trạng gián đoạn cục bộ, khiến cho đầu vào của sản xuất bị thiếu hụt, lưu thông hàng hóa, dịch vụ và lao động toàn cầu không thể thông suốt và hiệu quả. Tình trạng trên dẫn đến hoạt động kinh tế - xã hội thế giới không thể bình thường chứ chưa nói đến tăng trưởng và phát triển.
Thứ hai, do giãn cách xã hội và hoạt động kinh tế - xã hội thế giới bị ảnh hưởng cũng khiến cho nhu cầu tiêu dùng của người dân và xã hội suy giảm, ảnh hưởng nhiều nhất đến các lĩnh vực du lịch và dịch vụ. Từ đó, những nước có nền kinh tế chủ yếu dựa vào du lịch và dịch vụ bị ảnh hưởng nặng nề.
Thứ ba, dịch bệnh COVID-19 kéo dài phức tạp, mặc dù, các quốc gia đã và khẩn trương thúc đẩy tiêm vacxin phòng, chống dịch cho cộng đồng, tuy nhiên, dịch bệnh khiến các nhà đầu tư giảm bớt nhiệt huyết trong việc mở rộng sản xuất, kinh doanh… Điều này đã tác động tiêu cực đến lĩnh vực thu hút, kêu gọi dòng vốn đầu tư từ phía các doanh nghiệp, từ đó, khó khăn trong việc giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
Thứ tư, đa số hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục… giữa các nước thực hiện giãn cách xã hội để chống dịch hầu như bị ngưng trệ. Ở nhiều nước, nhiều doanh nghiệp đã chuyển sản xuất, hợp tác sang nước khác. Điều này làm đứt gãy, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội ở các nước mà hoạt động hợp tác quốc tế bị gián đoạn, đặc biệt là ở các quốc gia có độ mở cao.
1.2 Đối với kinh tế - xã hội Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước có nền kinh tế - xã hội có độ mở lớn, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Vì vậy, khi nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng sau dịch bệnh COVID-19 đã khiến cho kinh tế - xã hội Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. COVID-19 tác động lên mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, hoạt động thương mại, lao động, việc làm và thu nhập của người lao động:
Một là, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống cũng sụt giảm.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2019 và nếu loại trừ yếu tố giá thì còn giảm mạnh hơn, ở mức 5,3% (cùng kỳ năm 2019 tăng 8,5%). Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng đầu năm 2020 tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2019[1]. Đáng chú ý, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 7/2021 ước tính đạt 339.400 tỷ đồng, giảm 8,3% so với tháng trước và giảm 19,8% so với cùng kỳ năm trước[2]. Những mặt hàng thiết yếu đối với cuộc sống như lương thực, thực phẩm, đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng; nhưng những mặt hàng như may mặc, phương tiện đi lại, văn hóa phẩm, giáo dục… có tốc độ giảm.
Cũng trong 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống giảm tới 18,1% so với cùng kỳ năm 2019; doanh thu du lịch lữ hành giảm tới 53,2%. Đây là lĩnh vực chịu tác động nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh COVID-19 và từ việc thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội[3]. Chịu tác động nặng nề nhất trong năm 2021 là du lịch lữ hành với mức tăng trưởng âm, lên tới 59,9% chủ yếu do lượng khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt 157,3 nghìn lượt khách, bằng 4,1% so với cùng kỳ. Cũng cần nhớ lại rằng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2020 cũng chỉ đạt 3,8 triệu lượt khách (bằng 21,3% so với con số 18 triệu lượt khách năm 2019)[4].
Hai là, nhu cầu đầu tư của khu vực ngoài nhà nước và khu vực FDI sụt giảm.
Nhu cầu đầu tư củakhu vực ngoài nhà nước và khu vực FDI sụt giảm trong 6 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư khu vực FDI giảm mạnh nhất, từ tăng trưởng 9,7% 6 tháng đầu năm 2019 xuống tăng trưởng âm 3,8% so với cùng kỳ năm 2020; tăng trưởng vốn đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước sụt giảm từ 16,4% 6 tháng đầu năm 2019 xuống còn 7,4% năm so với cùng kỳ năm 2020[5]. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 9 tháng năm 2021 ước tính đạt 13,28 tỷ USD, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước[6].
Ba là, dịch bệnh COVID-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng đầu vào và lao động.
Đối với ngành công nghiệp ô tô, do linh kiện đầu vào khan hiếm cùng với thực hiện giãn cách xã hội nên các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước như Honda, Nissan, Toyota, Ford, Hyundai… phải tuyên bố tạm dừng sản xuất, chỉ đến khi thời kỳ giãn cách xã hội kết thúc và chuỗi cung ứng được kết nối trở lại, các doanh nghiệp sản xuất ô tô mới quay trở lại hoạt động. Nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có chuyên gia người nước ngoài và người lao động nước ngoài chịu ảnh hưởng nặng nề từ COVID-19 khi nguồn cung lao động bị thiếu.
Bốn là, dịch bệnh COVID-19 tác động làm tăng tỷ lệ nghèo và cận nghèo về thu nhập và làm sụt giảm thu nhập tạm thời của hộ gia đình và người lao động.
Theo kết quả khảo sát của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Phụ nữ Liên hợp quốc (UN WOMEN) (2020), trong tháng 12/2019, trung bình tỷ lệ hộ nghèo là 11,3%. Tỷ lệ này tăng lên tới 50,7% trong tháng 4/2020. Tỷ lệ hộ cận nghèo tăng từ 3,8% vào tháng 12/2019 lên 6,5% vào tháng 4/2020. Quan trọng hơn, những hộ gia đình thuộc nhóm dân tộc thiểu số và hộ gia đình có lao động phi chính thức và gia đình những người nhập cư chịu tác động từ dịch bệnh lớn hơn[7]. "Đánh giá nhanh của Viện khoa học xã hội Việt Nam gần đây cũng cho thấy, tính đến tháng 7/2021, gần 64% hộ gia đình bị giảm thu nhập từ 30% trở lên so với thời điểm trước đại dịch (tháng 12/2019)"[8]. Dịch bệnh COVID-19 đang khiến cho những nỗ lực giảm nghèo của Việt Nam trong nhiều năm qua gặp phải những thách thức mới. Tình trạng mất việc làm, giảm thu nhập do COVID-19 tác động mạnh hơn tới các nhóm thu nhập thấp, không có hoặc ít tích lũy, không tiếp cận được mạng lưới an sinh xã hội. Thực trạng này là nguy cơ tăng thêm người nghèo mới hoặc tái nghèo.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |