Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 8
02/05 21:08:40

Phân tích nét đặc sắc và tác dụng của một số yếu tố hình thức trong bài đôi tai của tâm hồn

phân tích nét đặc sắc và tác dụng của một số yếu tố hình thức trong bài đôi tai của tâm hồn
2 trả lời
Hỏi chi tiết
195
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài thơ "Đôi tai của tâm hồn" của nhà thơ Hữu Loan là một tác phẩm có nhiều yếu tố hình thức đặc sắc và ảnh hưởng đến tác dụng của bài thơ. Dưới đây là một số yếu tố hình thức nổi bật và tác dụng của chúng trong bài thơ này:

1. Sử dụng hình ảnh tượng trưng: Trong bài thơ, nhà thơ sử dụng nhiều hình ảnh tượng trưng như "đôi tai của tâm hồn", "bóng dáng mờ ảo", "lời thì thầm của gió",... để tạo ra sự huyền bí và sâu sắc cho bài thơ. Những hình ảnh này giúp tác phẩm trở nên phong phú và sâu sắc hơn, gợi lên những cảm xúc và tưởng tượng của độc giả.

2. Sử dụng ngôn ngữ tinh tế và uyển chuyển: Ngôn ngữ trong bài thơ được chọn lọc kỹ càng, sử dụng từ ngữ tinh tế và uyển chuyển, tạo ra sự mềm mại và lãng mạn. Điều này giúp tác phẩm trở nên dễ đọc và dễ hiểu hơn, đồng thời tạo ra ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả.

3. Sử dụng thể thơ tự do: Bài thơ được viết dưới dạng thể thơ tự do, không ràng buộc về số lượng câu, số lượng từ trong mỗi câu hay về ngôi vị từ. Điều này giúp tác phẩm trở nên tự do và sáng tạo hơn, tạo ra sự mới mẻ và độc đáo trong cách trình bày ý tưởng của nhà thơ.

Tóm lại, các yếu tố hình thức trong bài thơ "Đôi tai của tâm hồn" đã góp phần tạo nên sự đặc sắc và ảnh hưởng đến tác dụng của tác phẩm. Những hình ảnh tượng trưng, ngôn ngữ tinh tế và thể thơ tự do đã làm cho bài thơ trở nên sâu sắc, lôi cuốn và đầy cảm xúc.
2
0
Hoàng Hiệp
02/05 21:09:04
+5đ tặng

Đôi Tai của Tâm Hồn là một truyện ngắn đầy ý nghĩa, sâu sắc và xúc động. Dưới đây là phân tích chi tiết về truyện:

Nhan đề: Nhan đề “Đôi Tai của Tâm Hồn” mang ý nghĩa biểu đạt sự cảm nhận tinh tế, sâu sắc của con người đối với thế giới xung quanh. Đôi tai ở đây không chỉ đơn thuần là cơ quan thụ âm mà còn là biểu tượng cho sự hiểu biết, cảm thông và tình yêu thương.
Cốt truyện: Truyện kể về một cô bé nghèo khó nhưng có tài năng ca hát. Cô bé bị loại khỏi dàn đồng ca vì quần áo cô mặc quá bẩn và cũ. Cô bé tìm đến công viên và hát một mình. Một ông cụ già đã lắng nghe và khen ngợi giọng hát của cô. Nhiều năm sau, cô bé trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Tuy nhiên, cô phát hiện ra rằng ông cụ đã mất và ông đã bị điếc suốt 20 năm qua.
Nhân vật:

Ông cụ già: Ông cụ già là biểu tượng cho lòng nhân ái, bao dung. Mặc dù ông không thể nghe được giọng hát của cô bé, nhưng ông vẫn lắng nghe và động viên cô bé mỗi ngày.
Cô bé: Cô bé là một nhân vật bất hạnh nhưng kiên trì và không ngừng nỗ lực. Cô đã vượt qua khó khăn và trở thành một ca sĩ nổi tiếng.
Ngôn ngữ kể: Truyện được kể một cách giản dị, dễ hiểu nhưng không kém phần sâu sắc. Ngôn ngữ kể tạo nên một không gian trầm lắng, đầy cảm xúc.
Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật: Tác giả đã miêu tả tâm lí nhân vật một cách tinh tế. Qua đó, người đọc có thể cảm nhận được nỗi buồn, sự cô đơn của cô bé và lòng nhân ái, bao dung của ông cụ.
Truyện “Đôi Tai của Tâm Hồn” không chỉ là câu chuyện về tình yêu thương mà còn là bài học về sự kiên trì, lòng nhân ái và sức mạnh của niềm tin.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
+4đ tặng
cho minh 10 diem nha ban iu:333
1. Định hướng
1.1 Khái niệm:

- Phân tích một tác phẩm truyện là kiểu bài nghị luận văn học mà trong đó, người viết dùng lí lẽ và bằng chứng để làm rõ một số đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Bài viết phải nêu được chủ đề; dẫn ra và phân tích được tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm; từ đó, nêu lên nhận xét, đánh giá về những nét đặc sắc này.

1.2. Để viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện, cần chú ý:
- Việc phân tích và nhận xét, đánh giá về truyện phải bám sát nội dung, hình thức của tác phẩm.
- Trước khi viết, cần tìm ý và lập dàn ý. Căn cứ vào đề bài để xác định cách tìm ý cho phù hợp (đặt câu hỏi hoặc suy luận)
- Các nhận xét, đánh giá trong bài văn về tác phẩm truyện, đặc biệt là các nét đặc sắc nghệ thuật, phải rõ ràng, đúng đắn, có lí lẽ và bằng chứng thuyết phục. Nên kết hợp nêu các yếu tố cần phân tích với việc phát biểu những nhận xét, cảm nghĩ của bản thân về yếu tố ấy.
- Bài văn phân tích tác phẩm truyện cần có bố cục mạch lạc, lời văn chuẩn xác, gợi cảm.

2. Thực hành
2.1. Thực hành viết theo các bước
Đề tài (trang 19 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Phân tích truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao.

a) Chuẩn bị
- Xem lại nội dung đọc hiểu văn bản Lão Hạc của Nam Cao.
– Nắm vững các thông tin liên quan (thể loại, chủ đề, các nhân vật cần chú ý và các nét đặc sắc nghệ thuật của truyện).

b) Tìm ý và lập dàn ý
– Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi:
+ Cốt truyện tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao có gì đặc sắc?
+ Chủ đề của truyện là gì? Ấn tượng chung của em sau khi đọc văn bản như thế nào?
+ Nhân vật nào cần chú ý phân tích?
+ Nét đặc sắc và tác dụng của một số yếu tố hình thức trong truyện là gì?
+ Có thể rút ra những bài học nào từ văn bản truyện?
+ Với em, điều gì sâu sắc và đáng nhớ nhất sau khi đọc truyện?
- Lập dàn ý bằng cách sắp xếp các ý đã tìm được theo bố cục ba phần:

1. Mở bài: giới thiệu nhan đề, tác giả, thể loại và nhận xét chung về tác phẩm
2. Thân bài
Nêu chủ đề và phân tích các biểu hiện làm rõ chủ đề của tác phẩm:
- Phân tích nhan đề và đặc sắc của cốt truyện trong việc làm sáng tỏ chủ đề
- Phân tích các nhân vật nhằm làm rõ chủ đề của truyện
+ Nhân vật lão Hạc (các chi tiết về hoàn cảnh, hành động, việc làm, cử chỉ, lời nói…) trong mối quan hệ với các nhân vật khác: con trai, ông giáo, “cậu Vàng”,…
+ Nhân vật ông giáo (Ông giáo là người thế nào, những chi tiết nào thể hiện điều đó?...)
- Phân tích tác dụng của các nét đặc sắc nghệ thuật trong truyện: nghệ thuật khắc họa đặc điểm tính cách nhân vật, bút pháp miêu tả (ngoại hình và nội tâm), lựa chọn chi tiết giàu ý nghĩa, lời văn giản dị, tự nhiên,…

3. Kết bài: Khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện. Nêu tác động của truyện đối với cá nhân người viết bài.

c) Viết
– Dựa vào dàn ý đã làm để luyện tập kĩ năng viết bài.
- Lần lượt phân tích các yếu tố đặc sắc của truyện theo trình tự hợp lí. Với mỗi yếu tố, cần chú ý điểm nổi bật, bằng chứng kèm theo và tác dụng của chúng.
– Trong khi phân tích, chú ý tạo điểm nhấn cho yếu tố hình thức được phân tích bằng những đánh giá, nhận xét xác đáng, tinh tế.

* Bài viết mẫu tham khảo:
Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc trước cách mạng. Tác phẩm của ông thường gắn liền với hình ảnh nông thôn đói khổ. Trong hoàn cảnh đó, ông vẫn nhìn thấy được những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân nghèo đang âm thầm tỏa sáng. Truyện ngắn Lão Hạc là một tác phẩm như vậy. Nhân vật chính là một lão nông nghèo khổ, bất hạnh nhưng vẫn mang những phẩm chất cao quý đáng trân trọng.

Truyện được kể qua lời ông giáo – người hàng xóm thân thiết của lão Hạc – đã tạo cho câu chuyện thêm phần chân thực, sinh động. Qua ông giáo, ta được biết gia cảnh buồn của lão Hạc: vợ mất sớm, đứa con trai duy nhất lại phẫn chí do bị phụ tình vì quá nghèo nên bỏ vào Nam làm phu đồn điền cao su, biền biệt một năm nay chẳng tin tức gì. Kỷ vật duy nhất con trai lão để lại là con chó mà lão vẫn hay trìu mến gọi là cậu Vàng. Mỗi lần nhớ con, lão lại ngồi nói chuyện với nó cho khuây khỏa. Vì thế, có thể nói nó là một người bạn tri kỉ của lão. Nhưng rồi, cảnh đói kém bủa vây. Một trận ốm đã làm cho số tiền tích cóp của lão cạn dần. Còn mảnh vườn nhưng lão không thể bán được vì lão muốn để dành nó cho con trai. Vì vậy, sau nhiều lần định bán con Vàng, lần này lão dứt khoát chia tay nó. Lão không muốn tiêu phạm vào những đồng tiền ít ỏi mà lão để dành cho con trai.

Cảnh lão bán cậu Vàng thật xót xa. Cả đời lão chưa dám lừa một ai. Vậy mà lần này lão lại đi lừa một con chó – điều này làm lão đau lòng và tội lỗi: "Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước... Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc..."

Lão tìm đến ông giáo để giãi bày lòng mình. Lão muốn nhờ ông giáo trông coi hộ lão cái vườn đến khi con trai lão trở về. Rồi lão cũng nhờ ông giáo lo liệu ma chay cho mình nếu sau này già yếu. Những suy nghĩ, tính toán của lão thật đơn giản, thật thà. Nhưng mọi thứ đều được lão sắp xếp một cách cẩn thận, chi tiết. Lão vừa lo cho con trai mình, rồi lại lo đến cái chết của mình làm ảnh hưởng tới làng xóm. Điều này như một dự báo sẽ có một biến cố lớn xảy đến với lão.

Từ ngày bán cậu Vàng, và cũng từ khi nói chuyện, nhờ cậy ông giáo xong, nếp sống sinh hoạt của lão cũng có sự thay đổi: "Lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi thì khoai cũng hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay bữa trai, bữa ốc." Mặc dù vẫn còn ba mươi đồng bạc đó, nhưng lão không muốn là ảnh hưởng tới cái "gia tài" của con. Xuất phát từ tình thương của một người cha đã khiến cho lão phải chịu cảnh sống đói khổ. Nhưng không phải vì thế mà lão nảy sinh thói hư tật xấu. Lão vẫn giữ cho mình nếp sống "đói cho sạch, rách cho thơm".

Cuộc sống bế tắc đã đẩy lão Hạc tìm đến cái chết như một sự giải thoát. Trước hết, lão sang nhà Binh Tư xin ít bả chó. Biết tin, ông giáo thấy vô cùng đau lòng: "Hỡi ơi lão Hạc! Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư?" Ai cũng cứ ngỡ rằng rồi đây, lão sẽ sa chân vào con đường tội lỗi khi nghe những lời Binh Tư kể lại: "Lão làm bộ đấy! Thật ra thì lão chỉ tẩm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu. Lão vừa xin tôi một ít bả chó. Lão bảo có con chó nhà nào cứ đến vườn nhà lão...

Lão định cho nó xơi một bữa. Nếu trúng, lão với tôi uống rượu." Nhưng rồi cái chết của lão đã làm đảo lộn suy nghĩ của tất cả mọi người: "Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư là hiểu." Lão vẫn giữ cho bản thân mình trong sạch, nhưng cái chết của lão thật đau đớn, bi thảm.

"Lão Hạc" đã cho chúng ta thấu hiểu được hoàn cảnh khổ đau, khốn cùng, bế tắc của người nông dân nghèo có tâm hồn cao đẹp trong chế độ thực dân phong kiến tàn ác đương thời. Đồng thời, truyện cũng là lời nhắc nhở cho chúng ta phải biết quan tâm, giúp đỡ những con người có số phận éo le hơn mình.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa
Đọc lại bài văn đã viết. Đối chiếu với những yêu cầu đã nêu ở các bước (chuẩn bị, tìm ý và lập dàn ý) để kiểm tra và chỉnh sửa theo bảng hướng dẫn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo