Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chứng Minh văn Nguyên Hồng giàu chất trữ tình

6 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
20.813
139
25
Thanh
13/06/2017 15:44:15
Chất trữ tình được thể hiện qua các phương diện sau:
- Dòng tình huống và nội dung câu chuyện xoay quanh hoàn cảnh đáng thương của chú bé Hồng,câu chuyện về một người mẹ phải âm thầm chịu đựng nhiều đắng cay,nhiều thành kiến tàn ác,bà cô nham hiểm,lòng tin yêu và sự cậy mà chú bé dành cho người mẹ của mình.
- Dòng cảm xúc phong phú của bé hồng:nỗi niềm xót xa tủi nhục;lòng căm giận sâu sắc,quyết liệt;tình yêu thương nồng nàn,thắm thiết.
- Các thể hiện của tác giả:kể+tả+bộc lộ cảm xúc rất nhuần nhuyễn,các hình ảnh thể hiện tâm trạng ,so sánh gây án tượng,giàu sức gợi cảm;lời văn nhiều khi say mê khác thường như được viết trong dòng cảm xúc mơn man dạt dào
a- Về phương diện nội dung :
- Tình huống , hoàn cảnh đáng thương của hai mẹ con bé Hồng.
- Dòng cảm xúc tinh tế phong phú của bé Hồng trong cuộc đối thoại với bà cô và khi gặp mẹ trên đường đi học về.
b- Cách kể của tác giả :
- Kết hợp giữa kể và bộc lộ cảm xúc trong quá khứ.
- Xây dựng nhiều hình ảnh so sánh độc đáo đầy ấn tượng.
- Giong văn thiết tha, say mê.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
52
57
Thuỳ Linh
13/06/2017 15:44:57
Hồi kí là một thể loại văn học tái hiện câu chuyện mà bản thân người viết đã trải qua hoặc là chứng nhân trực tiếp của những sự việc đó. Trong câu chuyện đó, những sự việc để lại ấn tượng sâu đậm nhất được kể lại. Hồi kí của các nhà văn thường gắn với cuộc đời, với tiểu sử của nhà văn. Đoạn trích Trong lòng mẹ rất giàu chất trữ tình và chất trữ tình này được bộc lộ, trước hết, qua tình huống và nội dung câu chuyện được kể. Nhân vật người kể chuyện - chú bé Hồng - đang ở trong một hoàn cảnh rất khó khăn: mồ côi bố, bé Hồng phải sông một mình côi cút giữa đám họ hàng đang tìm mọi cách đùn đẩy trách nhiệm nuôi nấng và xa lánh chú. Còn người mẹ phải đi làm ăn xa, phải chịu nhiều tai tiếng gắn với những thành kiến tàn nhẫn của gia đình (thể hiện rõ nhất qua việc đơm điều đặt chuyện của bà cô). Câu chuyện “nghe đâu” được thể hiện qua cửa miệng của những người ngồi lê đôi mách mang lại cho bé Hồng hình ảnh một người mẹ khốn khó đang phải nuôi con nhỏ mà cũng chẳng tô"t đẹp gì. Câu chuyện “nghe nói” ấy trở thành nỗi đau trong tâm hồn chú bé, tạo thành phản xạ tự vệ ở chú. Chú không chỉ nghe, không chỉ biết trả lời những câu hỏi của bà cô mà chú còn biết nhận xét thái độ biểu lộ qua nét mặt, giọng nói, cử chỉ....để nhận ra cái thật, cái giả trong những lời nói của bà cô. Chú không thể chịu được sự nhục mạ của bà cô đối với người mẹ của mình nhưng là phận cháu, lại đang trong cảnh ăn nhờ ở đậu, chú chỉ biết dùng nước mắt để tự vệ và phản kháng. Nhưng, những gì mà bà cô nói hoàn toàn không phải là sự thật. Người mẹ của bé Hồng đã trở về vào “ngày giỗ đầu” của chồng mình mà chẳng cần chú bé phải “viết thư”. Người mẹ ấy vẫn nhớ con, nhớ người chồng đã mất cho dù đối với bà đó là một mối tình bất hạnh nhưng bà không chối bỏ trách nhiệm làm vợ, làm mẹ. Trước hết, người mẹ hiện ra như trong giấc mơ nhưng là giấc mơ có thật của Hồng. Mẹ “không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội”, “gương mặt” mẹ “tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má”. Người mẹ ấy khác hoàn toàn với hình ảnh mà bà cô, qua lời kể của người họ nội, miêu tả bằng tâm địa ác độc. Và tiếp theo đó là cảm giác sung sướng, hạnh phúc của chú bé sau những chuỗi ngày phải sống xa mẹ, sống trong những định kiến, thành kiến tàn ác. Hồng đã hiểu được ý nghĩa sâu xa và vai trò của người mẹ trong cuộc đời chú: “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gâi ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”. Đó là một cảm giác tràn trề hạnh phúc, xóa đi tất cả mọi khổ đau trước đó: “Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”. Những cảm nhận của chú bé về người mẹ qua các giác quan (thị giác, xúc giác, khứu giác, thính giác...) đã làm tôi sống dậy tình mẫu tử bất diệt qua những câu văn đậm chất trữ tình. Tình huống truyện kết hợp với nội dung được kê là tiền đề tạo nên chất trữ tình của câu chuyện. Một chú bé phải sống xa mẹ (mà người mẹ vì hoàn cảnh phải bỏ con lại, đi xa kiếm sống) và phải chịu nhiều cay đắng cơ cực cũng như những thành kiến tàn ác vẫn không mất đi tình cảm yêu thương, quý trọng đối với mẹ mình; cũng như người mẹ vẫn âm thầm chịu đựng và vượt qua những đau khổ, bất hạnh riêng tư để hướng về đứa con ruột thịt. Giữa hai mẹ con là tình mẫu tử thiêng liêng. Đó chính là mạch cảm xúc tạo nên mạch liên kết của câu chuyện, tạo ra những hình thức bộc lộ cảm xúc của chú bé như xót xa, tủi nhục trước hoàn cảnh của mình và của mẹ; căm giận bà cô hay đơm diều đặt chuyện bằng những cái “nghe đâu” và tập trung nhất vẫn là sự biểu lộ tình thương yêu đối với người mẹ bất hạnh của mình. Cách kể theo hình thức hồi kí, vừa kế vừa bộc lộ cảm xúc, kết hợp với các hình ảnh thể hiện tâm trạng, các hình thức bộc lộ tình cảm qua nét mặt, tiếng khóc thổn thức...đều cho thấy tình cảm của bé Hồng đối với người mẹ. Lời văn, nhất là ở đoạn cuối của đoạn trích, cũng tràn đầy cảm xúc của niềm vui, niềm hạnh phúc khi bé Hồng gặp lại mẹ mình.
54
30
Đặng Quỳnh Trang
13/06/2017 15:48:30
Nhà văn Nguyên Hồng tên đầy đủ là Nguyễn Nguyên Hồng (1918-1982), quê ở Nam Định nhưng chủ yếu sống ở Hải Phòng. Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc. Ngòi bút của ông thường viết về những mảnh đời bất hạnh dưới đáy xã hội như: Những cậu bé đánh giày, phu xe, những cô gái bán hoa, những tên cướp. Ông có sở trường về viết tiểu thuyết, hồi kí, làm thơ. Văn Nguyên Hồng rất giàu chất trữ tình. Đặc biệt là đoạn trích "Trong lòng mẹ"-bài ca bất diệt về tình mẫu tử thiêng liêng.
Chất trữ tình trong lời văn của nhà văn thể hiện ở tình cảm, cảm xúc của cậu bé Hồng trong cuộc trò chuyện với bà cô. Khi nghe bà cô xúc xỉa mẹ với dã tâm để bé Hồng ruồng rẫy khinh biệt mẹ, thì bé Hồng đã rất thương mẹ của mình. Bé khóc nức nở. Nước mắt của bé ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và ở cổ. Bé Hồng đã cảm thông trước hoàn cảnh của mẹ. Chỉ vì bé thương mẹ và căm tức sao mẹ bé lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em bé, để sinh nở một cách giấu giếm. Bé nói chuyện với bà cô như cười dài trong tiếng khóc.
Bé Hồng rất căm giận những hủ tục phong kiến đã đầy đoạ mẹ bé. Bà cô của bé chưa dứt câu, cổ họng bé đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng: "Giá những cổ tục đã đầy đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi."
Chất trữ tình của đoạn trích còn thể hiện ở tâm trạng xúc động và hạnh phúc của bé Hồng khi được sống trong lòng mẹ. Vào buổi chiều hôm đó, tan buổi học ở trường ra, bé Hồng chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ bé. Bé liền đuổi theo gọi mẹ rối rít. Nếu người đó không phải mẹ bé thì thật là một trò cười tức bụng cho lũ bạn của bé. Và cái lầm đó không những làm bé thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong xuất chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc. Nhưng đó chính là mẹ của bé Hồng. Hai mẹ con gặp lại nhau vui mừng khôn xiết, xúc động khóc nức nở. Cái cảm giác hạnh phúc khi được ở bên mẹ rạo rực trong lòng bé Hồng: "Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường." Cậu bé nghẹn ngào sung sướng lăn vào lòng mẹ và cảm thấy hạnh phúc, êm dịu vô cùng khi được sống trong tình cảm ấm áp của mẹ dành cho cậu.
Qua đoạn trích, em rất cảm thông hoàn cảnh tội nghiệp của bé Hồng. Em trân trọng tình mẫu tử thiêng liêng của mẹ con bé Hồng. Em cũng đã học tập được cách viết văn giàu chất trữ tình của nhà văn Nguyên Hồng.
69
27
Huyền Thu
13/06/2017 15:50:26
Qua đoạn trích, hãy chứng minh rằng: Văn Nguyên Hồng rất giàu chất trữ tình.  
- Ông thường cảm thương đau xót cho những phận người nhỏ bé, yếu đuố i trong xã hội như bé Hồng, mẹ bé Hồng. Ông phản ánh đau khổ của họ với tấm lòng yêu thương và nhnf thấy ở họ những phẩm chất, tính cách đẹp đẽ.
- Cuộc gặp gỡ giữa bé Hồng và bà mẹ được viết bằng đoạn văn giàu cảm xúc, đạm chất trữ tình nồng thắm, mẫu mực về tình mẹ con.
- Những sắc thái tình cảm, tam trạng nhân vật bé Hồng được diễn tả rõ ràng, sắc nét với cảm hứng trữ tình thật xúc động.
52
26
Thiện Lê
13/06/2017 15:59:52
​Nguyên Hồng là ngòi bút của “những người khốn khổ”, đã thủy chung với con đường văn học trong suốt cuộc đời cầm bút của mình. Đặc biệt qua hồi ký, ông không ghi chép một cách giản đơn, khô khan sự việc đã qua. Ông viết hồi kí theo cách thức của một nhà văn với những rung động mãnh liệt của trái tim người nghệ sĩ.

Cụ thể qua đoạn trích Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng đã thể hiện số phận đau thương và vẻ đẹp phong phú của người phụ nữ bất hạnh cũng như đứa trẻ thơ vô tội bằng trái tim xúc động chân thành.

Thực vậy, Trong lòng mẹ là chương tiêu biểu cho bút pháp giàu chất trữ tình, xuất phát từ một trái tim nghệ sĩ. Suốt cả chương sách đều tràn đầy cảm xúc. Phần trên thuật lại cảnh đối thoại giữa chú bé và bà cô thâm độc, cảm xúc của chú bé cố nén lại, nhưng ẩn giấu bên trong là nỗi căm ghét đối với hủ tục, đối với bà cô thâm độc đang làm tổn thương đến lòng yêu thương mẹ của chú bé. Nhân vật bà cô được thể hiện khá sắc sảo, sinh động. Bà ta chẳng những tiêu biểu cho cái nhìn thành kiến cổ hủ, phi nhân đạo của xã hội khi đó, mà còn là người đàn bà có tâm địa thật đen tối khi cố ý khoét sâu vào nỗi đau rướm máu trong tâm hồn nhạy cảm của đứa cháu mồ côi, cố ý gieo vào lòng nó thái độ khinh miệt, ruồng rẫy đối với người mẹ mà nó vẫn yêu thương.

Qua đoạn văn, có thể thấy ngòi bút Nguyên Hồng khá sắc sảo, tinh tế trong việc đi sâu thể hiện tâm lí, tâm trạng nhân vật. Diễn biến tâm trạng đau đớn, căm giận ngày càng tăng của chú bé Hồng khi nghe những lời lẽ ngọt ngào giả dối của bà cô được miêu tả thật cụ thể: từ chỗ cúi đầu không đáp hoặc cười đáp lại đến chỗ lòng thắt lại, khóe mắt đã cay cay rồi nước mắt ròng ròng .. với cảm giác đau đớn song đã cười dài trong tiếng khóc để hỏi lại bà cô, và cuối cùng là cổ họng nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Tất cả chứng tỏ sự đau đớn và căm giận đến điên cuồng, muốn vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn những cổ tục đã đày đọa mẹ chú.

Đến đoạn tả cảnh chú bé gặp mẹ, nhào vào lòng mẹ, ngòi bút phân tích cảm xúc, cảm giác của tác giả đã đạt tới độ sâu sắc, tinh tế hiếm có. Cảnh ngộ và tâm sự riêng của một đứa trẻ bị lạc loài được Nguyên Hồng thuật lại, kể lại dưới ánh sáng của những tư tưởng xã hội và tình cảm nhân đạo sâu sắc. Nguyên Hồng không chỉ kể lại những kỉ niệm thời thơ ấu, mà thực sự sống lai những ngày thơ ấu của mình. Câu văn nào của Nguyên Hồng cũng rưng rưng những cảm xúc tươi rói. Ông sáng tạo ra những nhân vật sinh động giống như những con người đang đi lại nói năng, suy nghĩ, toan tính trong cuộc đời thật.

Là một em bé mồ côi cha, bé Hồng rất giàu tình thương mẹ. Chính tình thương đó dẫn giúp cho bé Hồng nhận ra đâu là lẽ phải, đâu là những người, những tập tục cần lên án. Tình thương ấy sẽ được tác giả tả một cách sinh động qua lần bé Hồng gặp mẹ.

Ở đoạn vàn này, tình yêu thương mẹ của chú bé không phải chỉ là những ý nghĩ tỉnh táo mà là một cám xúc lớn lao mãnh liệt dâng trào. Từ những cảm giác đê mê sung sướng của chủ bé khi nằm “trong lòng mẹ”, nhà văn nêu lên nhận xét khái quát đầy xúc động về sự êm dịu vô cùng của người mẹ trên đời:

“Phải bé lại và để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”.

Đây là hồi kí, lời nhân vật cùng là lời tác giả, nhà văn đã nhập thân với nhân vật, nên cảm xúc dào dạt trong lòng chú bé thể hiện đầy đủ ở lời văn, giọng văn của tác phẩm. Rồi trong khi nhân vật đang kể chuyện mình, nhà văn còn xen vào những lời trữ tình ngoài đề để bình luận, đầy xúc động và sự êm dịu vô cùng của người mẹ.

Đó cùng là một biểu hiện đậm nét về chất trữ tình của nhà văn Nguyên Hồng. Nguyên Hồng quả là nhà văn có tài. Với một trái tim nghệ sĩ, ông nắm bắt và miêu tả chính xác những chi tiết ngoại hình thể hiện tinh tế quá trình diễn biến của đời sống nội tâm nhân vật. Trong lòng mẹ miêu tả rất nhiều tiếng khóc của bé Hồng mà không lần nào giống lần nào. Khi uất nghẹn phải ghìm nén, bé Hồng cảm thấy cổ họng... đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Lúc nỗi nhớ, niềm thương, nỗi uất ức lâu ngày bị dồn nén, bỗng đột ngột được giải tỏa, bé Hồng òa lên khóc rồi cứ thế nức nở.

Tuy nhiên, sự hấp dẫn và sức mạnh lay động lòng người trong hồi kí của Nguyên Hồng chủ yếu vẫn là nhờ ở sự chân thành trong cảm xúc của người viết. Nguyên Hồng không chỉ kể lại, thuật lại những sự việc đã qua, mà còn sống lại, hóa thân vào những sự việc ấy. Các sự việc được kể, được thuật cũng chỉ lả để nhà văn giãi bày, bộc bạch những tình cảm yêu thương, căm giận đang cần được thể hiện. Kỉ niệm về bà cô là những nỗi đau cố nén lại rồi uất nghẹn bật thành tiếng khóc. Cuộc gặp gỡ với mẹ là những rung động mãnh liệt nhất của tâm hồn trẻ thơ và cuối cùng cả cơ thể đứa bé hòa tan vào những cảm giác rạo rực, vui sướng cực điểm. Văn Nguyên Hồng tràn theo cảm xúc ấy. Cho nên nhịp điệu, giọng văn thấm đẫm cảm hứng trữ tình.

Không theo sự sắp xếp của lí trí, mạch văn Nguyên Hồng tràn theo cảm xúc, theo con tim của nghệ sĩ, nhạy cảm, chan chứa yêu thương, căm giận, sôi nổi và chân thành. Nguyên Hồng đã cho ta những trang hồi kí có sức cuốn hút người đọc rất đặc biệt, đậm đà tính nhân đạo, thông cảm sâu sắc với những đau khổ và khát vọng hạnh phúc thầm kín của người phụ nữ. Trái tim nghệ sĩ ấy cũng chan chứa niềm yêu thương và thể hiện.
32
17
NoName.57841
05/08/2017 12:14:01
Chất trữ tình được thể hiện qua các phương diện sau:

-Dòng tình huống và nội dung câu chuyện xoay quanh hoàn cảnh đáng thương của chú bé Hồng,câu chuyện về một người mẹ phải âm thầm chịu đựng nhiều đắng cay,nhiều thành kiến tàn ác,bà cô nham hiểm,lòng tin yêu và sự cậy mà chú bé dành cho người mẹ của mình.

-Dòng cảm xúc phong phú của bé hồng:nỗi niềm xót xa tủi nhục;lòng căm giận sâu sắc,quyết liệt;tình yêu thương nồng nàn,thắm thiết.

-Các thể hiện của tác giả:kể+tả+bộc lộ cảm xúc rất nhuần nhuyễn,các hình ảnh thể hiện tâm trạng ,so sánh gây án tượng,giàu sức gợi cảm;lời văn nhiều khi say mê khác thường như được viết trong dòng cảm xúc mơn man dạt dào

a-Về phương diện nội dung :

- Tình huống , hoàn cảnh đáng thương của hai mẹ con bé Hồng.

- Dòng cảm xúc tinh tế phong phú của bé Hồng trong cuộc đối thoại với bà cô và khi gặp mẹ trên đường đi học về.

b- Cách kể của tác giả :

-Kết hợp giữa kể và bộc lộ cảm xúc trong quá khứ.

-Xây dựng nhiều hình ảnh so sánh độc đáo đầy ấn tượng.

-Giong văn thiết tha, say mê.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×