Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Bài thơ "Viếng lăng Bác" của tác giả Viễn Phương là bài thơ xúc động, làm nổi bật dòng tâm trạng của tác giả khi đến thăm lăng Bác. Ở khổ thơ đầu tiên, đó là cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng.
Trong câu thơ đầu tiên, tác giả đã giới thiệu mình ở "miền Nam" xa xôi ra thăm Bác. Câu thơ giản dị nhưng lại khiến ta có cảm giác bùi ngùi, xúc động. Sau 30 năm bị chiến tranh chia cắt, giờ đây Bác và người dân miền Nam cũng đã được gặp nhau. Thế nên Viễn Phương sử dụng động từ "thăm" chứ không phải từ "viếng". Tác giả như muốn làm vơi bớt đi sự thật đau thương rằng Bác đã ra đi mãi mãi. Ngoài ra, việc sử dụng cặp đại từ nhân xưng "con - Bác" đã cho người đọc cảm giác ấm áp, thân thiết như những người thân trong gia đình đến thăm hỏi nhau.
Ấn tượng đầu tiên của người con trên đường đi vào lăng được thể hiện ở câu thơ thứ hai về hình ảnh "hàng tre". Đó là bóng tre quen thuộc của làng quê Việt Nam mà chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp. Hàng tre mang ý nghĩa ẩn dụ tượng trưng cho sức sống bền bỉ, mãnh liệt và phẩm chất của con người Việt Nam trong chiến đấu. Tre vẫn luôn đứng thành hàng dù cho có gặp mưa bão, cũng như dân tộc Việt Nam vẫn luôn đoàn kết để vượt qua mọi phong ba. Dường như qua đây, tác giả bộc lộ niềm xúc động, tự hào đối với cả dân tộc. Câu đặc biệt "Ôi" thể hiện cảm xúc ngỡ ngàng, tự hào của nhà thơ về sắc màu xanh tươi của dân tộc.
Chỉ bằng bốn câu thơ đầu ngắn gọn, súc tích, Viễn Phương đã cho người đọc thấy được cảm xúc của mình khi đứng trước lăng Bác. Qua đây, chúng ta phần nào cảm nhận được tấm lòng yêu thương vô hạn của nhà thơ dành cho Người cha đáng kính.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |