Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận của em về hình ảnh người bà trong bài thơ bếp lửa của Bằng Việt . NGẮN GỌN

Cảm nhận của em về hình ảnh người bà trong bài thơ bếp lửa của Bằng Việt .




NGẮN GỌN
2 trả lời
Hỏi chi tiết
43
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trong bài thơ "Bếp Lửa" của Bằng Việt, hình ảnh người bà được mô tả như một người phụ nữ già, mệt mỏi nhưng vẫn đầy tình yêu thương và quan tâm đến gia đình. Bà là người chịu khó, luôn lo lắng và chăm sóc cho mọi người trong gia đình. Hình ảnh người bà trong bài thơ mang đến cho người đọc sự ấm áp, gần gũi và đầy cảm xúc.
1
0
dũng
12/05 20:32:08
+5đ tặng

Bằng Việt là nhà thơ xuất sắc của nền thơ ca Việt Nam. Với giọng thơ trong sáng, chân thành, ông đã sáng tác rất nhiều tác phẩm ý nghĩa. Tiêu biểu phải kể đến bài "Bếp lửa". Tác phẩm đã giúp người đọc cảm nhận được hình ảnh người bà chịu thương, chịu khó, yêu thương và luôn chăm lo cho gia đình.

Mở đầu bài thơ, độc giả được thấy hình ảnh của bếp lửa gắn với những kỉ niệm bên người bà kính yêu:

"Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa".

Câu thơ đầu gợi lên hình ảnh bếp lửa thân thương, quen thuộc vào buổi sớm mai. Đôi bàn tay khéo léo của bà vẫn ngày ngày nhóm lên bếp lửa yêu thương để nuôi nấng cháu. Những câu thơ trên không chỉ thể hiện tình cảm chân thành người cháu dành cho bà mà "nắng mưa" còn là hình ảnh ẩn dụ gợi lên những vất vả, khó khăn mà bà phải trải qua.

Vất vả là vậy, nhưng bà không bao giờ kêu than mà vẫn luôn nhóm lên bếp lửa yêu thương nuôi nấng cháu:

"Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ"
Bà vẫn giữ đói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ".

Từ "mấy chục năm" đã giúp người đọc biết được quãng thời gian dài, vất vả bà đã trải qua. Dường như, bà đã dành cả cuộc đời để chăm lo cho gia đình. Bà kính yêu luôn thức dậy sớm, nhóm lên bếp lửa để nuôi nấng cháu nên người. Bằng việc sử điệp từ "nhóm" được nhắc lại ở đầu mỗi câu thơ, tác giả đã nhấn mạnh hành động nhóm lửa quen thuộc hàng ngày của bà. Bà không chỉ chăm lo cho gia đình mà luôn dành sự quan tâm tới những người hàng xóm xung quanh. Chi tiết "Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui" thể hiện tình làng nghĩa xóm thân thiết, sẵn sàng chia sẻ cho nhau những điều tưởng như nhỏ bé nhất. Vậy chỉ bằng vài câu thơ, người đọc có thể cảm nhận được cuộc đời bà phải trải qua biết bao khó khăn nhưng bà vẫn luôn cố gắng dành tất cả những điều tốt nhất cho cháu. Qua đây, nhà thơ như muốn gửi gắm thật nhiều yêu thương dành cho người bà kính yêu.

Bà không chỉ chịu thương, chịu khó mà còn là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho con cháu:

"Mày có viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ bảo ở nhà vẫn được bình yên".

Và:

"Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa",
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc".

Bà là hậu phương vững chắc cho con an tâm chiến đấu.Trong khoảng thời gian khó khăn, bà vẫn cố gắng lo liệu chu toàn mọi việc. Người phụ nữ đó không muốn con ở chiến khu phải lo lắng chuyện nhà nên đã dặn cháu đừng có kể cho cha chuyện giặc đốt làng. Không chỉ vậy, bà còn luôn chăm lo cho cháu từng li từng tí, từ bữa ăn, giấc ngủ đến việc học. Chính bà đã truyền cho cháu ngọn lửa của tình yêu thương, của nghị lực sống. Một ngọn lửa mãnh liệt để thắp lên cho cháu niềm hi vọng về một tươi lai sáng.

Bằng việc sử dụng những biện pháp tu từ đặc sắc kết hợp với giọng thơ chân thành, tha thiết, nhà thơ Bằng Việt đã làm nổi bật hình ảnh người bà tần tảo, chịu khó. Qua đây, tác giả muốn ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội thời kì chiến tranh. Họ không những tần tảo, vun vén chuyện gia đình mà còn là hậu phương vững chắc cho người lính nơi chiến trường.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Quang Huy
12/05 20:32:58
+4đ tặng

Hình ảnh người bà trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt là một trong những hình tượng đẹp, niềm cảm hứng sâu sắc về người bà hiền hậu, phẩm chất tốt đẹp.

Hình ảnh "bếp lửa" là hình ảnh chủ đạo xuyên suốt bài thơ, là nơi khơi nguồn cảm xúc nỗi nhớ, hồi tưởng về người bà kính yêu. Ở phương xa, người cháu dù không bên cạnh bà nhưng tâm trí luôn hướng về quê nhà, nơi có gia đình, có bà và có cả những kỉ niệm tuổi thơ khi còn nhỏ:

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.

Hình ảnh bếp lửa "chờn vờn sương sớm" là hình ảnh giàu chất tả thực, gợi lên hình ảnh một bếp lửa ẩn hiện bập bùng cháy trong làn sương khói của buổi sớm mai. Bếp lửa ngày ngày hồng đỏ rực là nhờ có bàn tay của bà và nồng đượm sự ấp ủ, bàn tay ấy dịu dàng, cần mẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người bà. Đồng thời, hình ảnh cái bếp lửa ấy cũng ám ảnh và theo suốt trong tâm trí nhà văn, hết mực trân trọng và giữ gìn. Từ đó đánh thức dòng hồi tưởng nhớ thương của người cháu về người bà - người nhóm lửa trong mỗi buổi sớm mai. Người bà hiện lên với hình ảnh chắt chiu, tuy khó khăn nhưng luôn quan tâm cháu hết mực lúc đất nước đang trong cảnh đói kém, loạn lạc. Bà vẫn âm thầm, lặng lẽ góp nhóm lửa với khói bếp hun nhèm mắt cháu mà đem tấm lòng mình, muốn đem những thứ tốt nhất để nuôi dưỡng cháu. Đến những khổ thơ tiếp theo, người bà hiện lên qua lời kể của đứa cháu về những kỉ niệm một thời khi cháu còn nhỏ.

Mẹ cùng cha công tác bận không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! chẳng đến ở cùng bà...

Bà giống như người mẹ hiền, thay vai trò của mẹ để nuôi dưỡng, chăm sóc và bảo ban cháu từng ngày. Có lẽ nỗi nhớ mong da diết và sự thiếu thốn tình cảm của bố mẹ khi xa nhà đã vơi bớt phần nào khi có sự đùm bọc, yêu thương che chở của người bà. Bà chính là tổ ấm, nơi che chở vững chắc, chỗ dựa thoải mái, bình yên cho cháu. Vì thế , bà trở thành ngọn nguồn ấm áp, vỗ về, nuôi nấng, chở che, giữ gìn tổ ấm gia đình và bà là sự kết hợp thiêng liêng cao quí của cha mẹ. Cho nên, người cháu luôn khắc ghi tình cảm thiêng liêng của bà: "Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc". Chữ "thương" đã tất cả tình yêu thương, sự kính trọng và niềm biết ơn sâu sắc, tình cảm mà người cháu dành cho bà. Bà phải khổ cực biết bao trong những năm đất nước có chiến tranh, những khó khăn, ác liệt, và cả bao mất mát:

Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh
"Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!"

Bà dù chịu khổ nhưng không muốn cho con biết. Đó phải chẳng là phẩm chất cao quí của những người mẹ Việt Nam anh hùng trong chiến tranh. Sự hi sinh thầm lặng, cao cả và thiêng liêng của người bà, người mẹ ở hậu phương luôn công lao to lớn nhất, là động lực cho những chiến sĩ mạnh mẽ đối mặt với cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Những dòng thơ cuối tuôn trào như nỗi xúc động tha thiết mãnh liệt khiến cho hình ảnh người bà cùng bếp lửa hiện lên càng chân thực và sống động. Bà là người nhóm lửa, giữ lửa và cũng là người khiến cho ngọn lửa ấy cháy sáng bất diệt, bà cũng là người nhóm lên ngọn lửa của yêu thương để sưởi ấm tuổi thơ cháu trong suốt cuộc đời, kỉ niệm về bà là những kỉ niệm tuyệt nhất, sâu sắc nhất để rồi dù có đi xa, có khói trăm tàu, có điện trăm nhà thì cháu vẫn khôn nguôi “sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”.

Hs Hiệp
không đủ ý nhưng mình vẫn cho bn 2 điểm
Hs Hiệp
không đủ ý nhưng mình vẫn cho bn 2 điểm
Hs Hiệp
không đủ ý nhưng mình vẫn cho bn 2 điểm
Hs Hiệp
không đủ ý nhưng mình vẫn cho bn 2 điểm

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo