Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích truyện ngắn " Mắt Biếc" của Nguyễn Nhật Ánh ở chương 1 bà với cậu bé

Phân tích truyện ngắn " Mắt Biếc" của Nguyễn Nhật Ánh ở chương 1 bà với cậu bé
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
568
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trong chương 1 của truyện ngắn "Mắt Biếc", chúng ta được giới thiệu với một cảnh tượng đầy cảm xúc giữa bà và cậu bé. Bà là một người phụ nữ già, sống một mình trong căn nhà nhỏ ở gần bờ biển. Cô bé là một cậu bé mồ côi, sống cùng bà và trở thành người bạn đồng hành của bà.

Truyện bắt đầu bằng cảnh bà đang ngồi trên bãi biển, nhìn ra xa xăm và nhớ về quá khứ. Bà nhớ về người chồng đã mất và những kỷ niệm đẹp của họ. Cậu bé đến gần bà, mang theo một con cá nhỏ và một bức tranh mắt biếc, tặng bà như một món quà nhỏ.

Từ cách mà cậu bé chăm sóc và quan tâm đến bà, chúng ta có thể thấy sự ấm áp và tình cảm giữa họ. Bà cảm thấy hạnh phúc khi có cậu bé ở bên cạnh, và cậu bé cũng tìm thấy niềm vui trong việc chăm sóc bà.

Chương 1 của truyện "Mắt Biếc" đã tạo nên một bối cảnh ấm áp và đầy cảm xúc, đồng thời giới thiệu cho độc giả về hai nhân vật chính của câu chuyện. Đây có thể coi là một bước khởi đầu tốt đẹp cho một câu chuyện đầy ý nghĩa và sâu sắc về tình yêu, tình bạn và những giá trị đích thực trong cuộc sống.
2
0
Hồng Anh
22/05/2024 19:53:59
+5đ tặng

Mắt Biếc” – một tâm hồn lãng mạn, một tình yêu nồng nàn nhưng lại không phải một cái kết tròn vẹn. Nhưng có lẽ chính vì sự dở dang đó mà cuốn sách “Mắt biếc” của Nguyễn Nhật Ánh lại thực sự chạm vào tâm hồn của những kẻ đang yêu, đã và đang dành cả thanh xuân, tuổi trẻ của mình cho một thứ tình cảm mang tên ‘tình đơn phương’.

Nếu là độc giả trung thành, có lẽ bạn sẽ không còn xa lạ với những câu chuyện tình yêu đơn phương của Nguyễn Nhật Ánh. Nhưng đến với “Mắt biếc” việc xây dựng hình tượng và nội dung lại mang một phong cách mới đặc biệt. Vẫn với những ngôn từ giản đơn, gần gũi quen thuộc của tác giả thiếu nhi, nhưng cuốn sách sẽ gieo lại trong lòng của cả những độc giả lớn tuổi, để lại một nỗi niềm nuối tiếc, chơi vơi, vừa yêu vừa giận.

Đôi khi chúng ta sẽ thường tự hỏi, những năm tháng rung động đầu đời của mình liệu có còn vẹn nguyên trong trí nhớ hay không. Câu trả lời có lẽ nằm trong những trang sách nhẹ nhàng mà sâu lắng của Mắt Biếc.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh sinh năm 1955 tại Quảng Nam. Ông được coi là một trong những nhà văn thành công nhất với hơn 100 tác phẩm các thể loại. Nguyễn Nhật Ánh trước khi trở thành nhà văn nổi tiếng đã từng có thời gian đi dạy học, viết báo với nhiều bút danh khác nhau như Lê Duy Cật, Sóc Phương Đông, Chu Đinh Ngạn,…

 

Truyện của ông được tái bản liên tục và làm say lòng bao thế hệ độc giả như Mắt biếc, Còn chút gì để nhớ, Cô gái đến từ hôm qua, Kính vạn hoa,…Nhiều tác phẩm trong số đó đã được chuyển thể thành các bộ phim truyền hình hoặc điện ảnh nổi tiếng được rất nhiều người xem đón nhận.

“Mắt biếc” là một tác phẩm mà tác giả dành cho những trái tim trẻ, những con người vẫn đang ở độ tuổi nếm trải thứ tình cảm đầu đời – một tình yêu trong trẻo, hồn nhiên và đầy nồng nhiệt. Nhưng người ta vẫn có câu “ tình đầu là tình dang dở”, không phải tình yêu nào cũng sẽ có một cái kết ngọt ngào. Đôi khi ta cũng phải biết chấp nhận những cái kết buồn, phải biết vượt qua nỗi đau và tìm cho mình một hạnh phúc mới.

“Mắt Biếc” là câu chuyện tình yêu dài của Ngạn từ những năm tháng anh còn ở tuổi học trò ngây ngô cho đến khi anh trưởng thành và đã là một người đàn ông 30 tuổi. Ngạn yêu sâu sắc, yêu chân thành và yêu tha thiết một cô gái tên Hà Lan. Anh dành trọn vẹn trái tim, dành cả tuổi trẻ của mình cho Hà Lan – cô gái có đôi mắt trong veo như ánh trăng tròn. Là Mắt Biếc của riêng anh và là cô gái hoàn hảo nhất trong trái tim của Ngạn. Những khổ đau, những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi của Ngạn đều xoay quanh đôi mắt biếc ấy.

 

Nhưng số phận không để anh được hạnh phúc bên Hà Lan, mà lại cho anh là một kẻ ngoài cuộc trong tình yêu của Hà Lan. Bởi  Hà Lan yêu say đắm Dũng – một thanh niên nhà giàu, sành điệu, giỏi võ nhưng lại mà một kẻ chuộng tự do, thiếu đứng đắn. Điều này đã làm cho Ngạn vô cùng đau lòng, bởi điều Ngạn mong muốn nhất bây giờ chính là Hà Lan được hạnh phúc. Mỗi khi Dũng làm Hà Lan đau lòng thì cô lại tìm đến Ngạn, anh trở thành điểm tựa, nơi trút bầu tâm sự của cô một cách tự nhiên, mỗi khi như thế Ngạn lại càng thấy đau lòng hơn như có hàng trăm con dao khứa vào trái tim của mình.

Anh đau đớn khi thấy Hà Lan thay đổi. Anh cố níu giữ hình ảnh đôi Mắt Biếc trong những kỷ niệm ngày xưa. Nhưng tất cả đều vô nghĩa khi trong cuộc đời này, tình yêu mãnh liệt kéo dài 20 năm của Ngạn sẽ chẳng bao giờ được Hà Lan đáp lại.

Và đỉnh điểm của nỗi đau chính là Hà Lan có thai với Dũng nhưng lại bị Dũng ruồng bỏ. Hà Lan đặt tên cho con là Trà Long và đành gửi về cho bà ngoại chăm sóc. Hà Lan lặng lẽ và sâu sắc hơn bất cứ người con gái nào khác nên cô đã không chấp nhận tình yêu của Ngạn dù cô biết Ngạn yêu cô đến nhường nào.

Cho dù Nguyễn Nhật Ánh đã cố giành lấy sự đồng cảm của độc giả dành cho Ngạn khi dốc hết lòng để thương Hà Lan, thương đôi mắt biếc thân quen, thương cô đến đau lòng, một tình yêu rộng lượng đến nỗi không cần được hồi đáp. Nhưng vẫn không thể phủ nhận một sự thật rằng, Ngạn và Hà Lan của ngày nào vốn dĩ đã sống ở 2 thế giới khác nhau hoàn toàn, cho dù khởi đầu chung một môi trường giáo dục.
Đọc câu chuyện, ta vừa yêu lại cũng vừa trách. Đúng, có thể Ngạn yêu Hà Lan rất sâu đậm là thật, nhưng không nhất thiết phải tốn cả tuổi trẻ của mình để yêu cô, rồi quên đi mất bản thân mình. Bởi đôi khi yêu một người không nhất thiết là phải dùng cả đời để yêu, nhất là trong trường hợp người đó lại không thể đáp lại tình cảm của mình. Nếu Ngạn mạnh mẽ hơn, tỏ tình với Hà Lan để ít nhất có thể tỏ lòng mình, hiểu lòng người. Thì cho dù tình cảm ấy có không được chấp nhận, có lẽ Ngạn sẽ mạnh mẽ buông bỏ hơn, rồi tự tìm cho mình thứ ‘tình yêu đích thực’ ấy ở một nơi khác. Vì Ngạn xứng đáng được yêu thương nhiều, rất nhiều. Nhưng anh lại không làm vậy. Việc khai thác tâm lý nhân vật Ngạn là điều tài tình nhất mà người đọc đánh giá cao ở tác phẩm này. Những nhân vật đều sống quá chân thật với cảm xúc của mình. Để rồi vô tình để cảm xúc dẫn lối mà không dùng một chút lí trí nào. Nên họ không biến số phận của họ trở lên tốt đẹp hơn, thuận lợi hơn.

 

 

Cả cuốn sách là một nỗi buồn khổ mênh mang, lúc gào xé, lúc tưởng như đã quên được nhưng rồi hóa chẳng phải. Niềm vui, dẫu có, nhưng cũng như sương khói bay lên trong ánh trăng, hư hư ảo ảo, làm tan vỡ bao tấm chân tình. Cuộc sống ai cũng có những niềm vui và nỗi buồn. Hạnh phúc hay khổ đau là do tự bản thân mình lựa chọn.

Thông qua cuốn sách này, tác giả muốn hướng tới đối tượng là các bạn trẻ đang có những tình cảm đầu đời còn đang bỡ ngỡ. Bạn có thể yêu hết mình, nhưng cũng phải dứt khoát được. Yêu được, buông được. Để bản thân tìm tới cuộc sống tốt đẹp hơn, ý nghĩa hơn. Không nên trói buộc mình vào một chuyện tình cảm không thuộc về mình. Yêu người nhưng cũng phải biết yêu lấy chính bản thân mình.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Khánh
22/05/2024 19:54:09
+4đ tặng

Bạn tham khảo dàn ý sau nha

1. Mở bài: Giới thiệu tác giả Nguyễn Nhật Ánh, tác phẩm Mắt biếc cùng cảm nhận chung như “truyện ngắn viết về tuổi thơ thật đẹp và xúc động”,…

2. Thân bài:

- Giới thiệu chủ đề: Khắc họa những kí ức tuổi thơ hết sức chân thực, sinh động về tình cảm gia đình giữa nhân vật “tôi” (Ngạn) và người bà hiền hậu, yêu thương cháu.

+ Chủ đề về tuổi thơ, về tình bà không mới.

+ Nguyễn Nhật Ánh viết về kí ức đó chân thực, xúc động.

- Nhân vật “tôi” - cậu bé Ngạn:

+ bối cảnh: ở làng quê, khi còn nhỏ, cậu bé rất hay chịu trận đòn roi của bố vì rất nghịch.

+ Cậu bé tinh nghịch, hồn nhiên, hoạt bát.

+ Cậu bé láu lỉnh, hồn nhiên, nghiệm ra được sự thật có thể bảo vệ cậu trước những trận đòn roi “bà sinh ra ba nên ba phải sợ bà…”

+ Cậu bé biết yêu thương, có suy nghĩ sâu sắc

- Nhân vật người bà: yêu thương cháu 

+ bảo vệ cháu trước trận đòn roi

+ luôn đồng ý với yêu cầu của cháu: gãi lưng, kể chuyện,…

3. Kết bài: nêu cảm nhận của bản thân

1
1
Minh Khuê
22/05/2024 19:55:16
+3đ tặng

Mắt Biếc” là truyện dài của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh dưới góc nhìn của Ngạn – chàng trai xuất thân từ ngôi làng Đo Đo nghèo khó và đem lòng yêu cô gái “Mắt Biếc” xinh đẹp của làng Đo Đo cả nửa đời người. Tiêu đề “Mắt Biếc” chỉ vẻn vẹn hai chữ nhưng đã mở ra rất nhiều cung bậc cảm xúc chỉ độc giả bởi ai cũng biết mắt biếc là một đôi mắt đẹp nhưng lại mang nét buồn. Tiêu đề ấy phần nào cũng gợi lên một cốt truyện có nội dung phảng phất nỗi buồn.

“Uống nhầm một ánh mắt, cơn say theo cả đời

Thương thầm một nụ cười, cả một đời phiêu lãng”

Câu thơ trên của nhà thơ Thục Linh có lẽ viết ra là dành cho Ngạn. Bởi vì say đắm trước vẻ đẹp của đôi mắt ấy, mà ngay từ nhỏ, Ngạn đã bất chấp mọi thứ để bảo vệ Hà Lan và làm Hà Lan vui lòng. Lớn lên, đi học, rồi ra trường trở thành thầy giáo, trải qua bao nhiêu thăng trầm của cuộc sống, Ngạn vẫn không thể ngừng yêu đôi mắt ấy, người con gái ấy một cách đắm đuối đến nao lòng. Ngạn bộc bạch:  “Đó là đôi mắt có hàng mi dài, lúc nào cũng mở to, hồn nhiên và ngơ ngác. Và sau này cũng đôi mắt đó làm khổ tôi ghê gớm” .

Câu chuyện mở đầu với tuổi thơ của Ngạn, một cậu bé thuộc trường phái cổ điển và cô gái hơi hướng hiện đại - Hà Lan. Hai người như một đôi thanh mai trúc mã tưởng chừng rồi sẽ có kết quả tốt đẹp, ăm ắp, đủ đầy, chứa chan tình cảm. Bởi lẽ tình yêu đã nảy sinh dần dần trong Ngạn bắt nguồn từ tình bạn đẹp như mơ của Ngạn và Hà Lan. Thế nhưng không, đến khi lớn hơn một chút, cả hai cùng ra thành phố học tập, trong khi tấm lòng của Ngạn vẫn chỉ duy nhất hướng về Hà Lan, hướng về làng Đo Đo thì cô bạn lại không cưỡng lại được trước những cám dỗ của thành thị xa hoa.

Ngạn và Hà Lan bắt đầu có những đối lập trong suy nghĩ. Ở ngưỡng cửa của tuổi mới lớn, thế giới của cô bé lại là sự háo hức, tò mò về thành thị. Đôi chân của Hà Lan chạy theo những điều mới mẻ, đôi chân của Ngạn lại chậm rãi về với những điều xưa cũ. Thế giới trong Hà Lan là thành thị đầy màu sắc thì Ngạn lại là màn trời đầy sao của làng Đo Đo. Hà Lan muốn đến với sự ồn ào của thành thị, Ngạn lại bỏ quên hồn mình ở làng. Hà Lan khám phá ánh sáng của đô thị, Ngạn mơ màng ở đồi Sim. Thành phố đầy ánh điện, đầy hiện đại; làng Đo Đo nhỏ bé và yên bình. Cứ thế dần dần với những trái ngược kia, hai người cứ ngày một xa nhau, cảm giác như hai đường thẳng song song mà ngay từ điểm xuất phát đã trái ngược nhau. Có lẽ Ngạn đủ thông minh để biết con đường của Hà Lan mong muốn nhưng anh không thể khôn nguôi về những kỉ niệm ấy. Bởi lẽ khoảng thời gian gắn bó thời xưa ấy đã quá lâu để rồi hình thành một thói quen khó bỏ, Hà Lan trong Ngạn mãi là cô bé có đôi mắt đẹp thơ ngây, trong vắt như một tờ giấy đến nỗi anh quên mất rằng người anh yêu đến đau lòng đã thay đổi. 

Khoảng cách địa lý đã xa, khoảng cách của tâm hồn lại càng xa hơn, khi Hà Lan phải lòng Dũng. Dũng mang hình thái phong trần, lịch lãm và mới mẻ, như một làn gió mới thổi qua đời Hà Lan. Hà Lan đã yêu Dũng bằng trái tim vô bờ của một người con gái. Dũng như đại diện cho thành thị, Ngạn đại diện cho cội nguồn quê hương. Dũng mang những bụi bặm của thành phố, của sự ồn ào nhộn nhịp, đó là những cái mà Hà Lan theo đuổi. Phải! Hà Lan đã chọn một gã thanh niên nhà giàu, sành điệu, giỏi võ nhưng lại thiếu đứng đắn, một kẻ chuộng tự do, luôn nuông chiều bản thân để gửi gắm tình cảm vào. Nhưng trái tim Ngạn vẫn không đổi thay.

Ngạn đau lòng, Ngạn xảy ra mâu thuẫn xung đột trong cảm xúc. Ngạn không muốn Hà Lan yêu Dũng, Ngạn cũng tự thú nhận với bản thân cảm thấy vui khi thấy Dũng rời bỏ Hà Lan để yêu một người con gái khác. Nhưng Ngạn lại muốn Hà Lan hạnh phúc, cả kể là hạnh phúc bên Dũng. Anh chấp nhận nghe những lời giải bày, tâm sự của người con gái anh yêu đang kể về một người đàn ông khác, anh tự nguyện là một điểm tựa để bất cứ khi nào cô tìm tới. Rồi Dũng lại quay lại với Hà Lan, trái tim Ngạn lại như có ai đó dùng dao rạch một nhát sâu, sâu tới mức không thở được. Và đỉnh điểm của nỗi đau chính là Hà Lan mang thai với Dũng, nhưng bị hắn ruồng bỏ. Cô đành gửi con về cho bà ngoại chăm sóc và đặt tên là Trà Long. Tuy hiểu rõ tình yêu của Ngạn dành cho mình, Hà Lan vẫn không đáp lại vì chỉ cô mới hiểu rõ suy nghĩ của bản thân nhất. Bản thân chúng ta cũng rất sợ khi có người đối xử quá tốt vì thực lòng mình không thể nghĩ ra được làm thế nào để trả ơn họ. Nếu Hà Lan lấy Ngạn thì sẽ càng độc ác vì vốn dĩ tình cảm của Hà Lan với Ngạn chỉ là sự cảm động, chỉ là người bạn tâm giao. Làm sao có thể chắc chắn Hà Lan lấy Ngạn về bi kịch sẽ giảm đi? Khi không hề có tình cảm lấy về chỉ làm khổ nhau mà thôi.

Dù bị Hà Lan từ chối nhưng Ngạn vẫn dành hết tình yêu của mình cho bé Trà Long. Ngạn chăm sóc và thương yêu Trà Long hết mình. Trà Long có gương mặt và đôi mắt biếc giống y hệt Hà Lan khi còn trẻ. Nhưng trái với mẹ mình, Trà Long một lòng hướng về quê nhà, tâm hồn cô sinh ra cũng dành cho làng Đo Đo, cô yêu quê, yêu những thứ giản dị, đời thường, y hệt Ngạn. Và Trà Long cũng yêu Ngạn! Còn Ngạn, Ngạn cũng có tình cảm với Trà Long.

Đọc đến đây, tôi cảm giác mình bị lạc vào chốn mê cung xa lạ nào đó của tình cảm, của yêu và thương. Rốt cuộc tôi vẫn không hiểu rõ tình cảm của Trà Long đối với Ngạn mang tên chi? Là yêu ư? Hay chính là thương, là kính trọng, quý mến? Và chính Ngạn đã xem Trà Long là gì ta cũng không rõ nữa. Là đứa cháu bé bỏng, hay là người yêu hay chỉ là người thế thân cho mối tình đầu của Ngạn mà anh mãi chẳng thể quên được? Hay chính là người sẽ tiếp tục vẽ tiếp cuộc đời dở dang của Ngạn?

Suốt bao nhiêu năm, Ngạn giận có giận, trách có trách nhưng chưa một lần nào anh hết thương Hà Lan. Cuối cùng Ngạn chọn ra đi, bỏ lại Trà Long và làng quê. Bỏ lại cả Hà Lan và đôi mắt biếc.

Một nỗi buồn chơi vơi, mơ hồ, sự thấu hiểu và cảm thông của người đọc với nỗi lòng của Ngạn. Cuộc đời của anh dành để yêu và ôm lấy nỗi đau. Đến cuối cùng cũng dốc hết lòng mà giữ trọn một nắm tình con dành cho Hà Lan, dành cho Mắt Biếc.

Ngạn chọn ra đi, có lẽ chính bởi vì sau anh đã hiểu, rốt cuộc rồi Trà Long cũng chỉ là cái bóng của Hà Lan và tình cảm của anh với Trà Long là không thể tiếp tục được. Anh quyết định giữ trọn hình ảnh Mắt Biếc đẹp nhất trong trái tim mình. Một kết thúc thật khắc khoải, đau đáu, chơi vơi và day dứt.

Đọc xong Mắt Biếc, đọng lại trong mỗi chúng ta không chỉ có nỗi buồn, sự nuối tiếc mà còn có cả những kỉ niệm ngọt ngào về những lần được người thương chăm sóc, quan tâm sau những trận đòn “vào sinh ra tử” để bảo vệ người mình yêu, những lần vào rừng Sim hái trâm, rồi cả những lần giành phần được đánh trống tan trường. Có lẽ rằng, chúng ta ít nhiều sẽ thấy mình xuất hiện trong những câu chuyện của Mắt Biếc dù chỉ qua những tình tiết rất nhỏ trong câu chuyện rất dài.

Mắt Biếc để lại quá nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau cho người đọc. Gập trang sách cuối cùng lại, sau cùng ta thấy Ngạn mới là người đau khổ nhất. Phải chăng đôi mắt Hà Lan buồn vì trong đó chưa hẳn là nó phản chiếu cuộc đời của cô, mà bởi nó phản chiếu cuộc đời của Ngạn. Đây thực sự là một cuốn sách rất đáng để các bạn đọc qua để biết thêm sự thật rằng cuộc sống không chỉ có màu hồng và thanh xuân là để hối tiếc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×