Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 9
23/06 22:37:47

Phân tích ngắn gọn giá trị biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau

Phân tích ngắn gọn giá trị biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
                      Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên
                      Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
                      Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
                      Mà sao nghe nói ở trong tim
2 trả lời
Hỏi chi tiết
Trợ lý ảo
60
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Đoạn thơ trên sử dụng nhiều biện pháp tu từ để tạo nên giá trị nghệ thuật và cảm xúc sâu sắc. Dưới đây là phân tích ngắn gọn về các biện pháp tu từ trong đoạn thơ:

1. **Ẩn dụ**:
- "Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên": Hình ảnh "giấc ngủ bình yên" là ẩn dụ cho sự ra đi thanh thản của Bác Hồ, người đã cống hiến cả đời mình cho đất nước.
- "Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền": Hình ảnh "vầng trăng sáng dịu hiền" là ẩn dụ cho sự thanh cao, trong sáng và tình cảm dịu dàng mà Bác Hồ dành cho dân tộc.

2. **Hoán dụ**:
- "Trời xanh" là hoán dụ cho sự vĩnh cửu, trường tồn. Nó biểu thị sự tồn tại mãi mãi của tinh thần và tư tưởng của Bác Hồ trong lòng người dân Việt Nam.

3. **Nhân hóa**:
- "Mà sao nghe nói ở trong tim": Câu này nhân hóa trái tim, làm cho nó có khả năng "nghe nói", thể hiện tình cảm sâu sắc và sự kính yêu của người dân đối với Bác Hồ.

4. **Điệp từ**:
- Từ "vẫn" trong câu "Vẫn biết trời xanh là mãi mãi" nhấn mạnh sự trường tồn của trời xanh, cũng như sự trường tồn của Bác Hồ trong lòng người dân.

Những biện pháp tu từ này không chỉ làm cho đoạn thơ trở nên sinh động và giàu hình ảnh, mà còn thể hiện tình cảm kính yêu, sự tôn kính và lòng biết ơn sâu sắc của người dân đối với Bác Hồ. Chúng tạo nên một không gian thiêng liêng, yên bình, và vĩnh cửu, nơi Bác Hồ luôn sống mãi trong lòng dân tộc.
1
0
Ng Quynh Nhu
23/06 22:38:34
+5đ tặng

Hồ Chí Minh vị cha già kính yêu của dân tộc. Người là niềm tự hào của non sông đất nước ta.Nhưng ngày 2/9/1969 người cha ấy đã để lại cho dân tộc niềm tiếc thương vô hạn. Năm 1976, Viễn Phương cùng với đoàn đại biểu miền Nam ra thăm lăng Bác. Tình cảm xúc động đã khiến nhà thơ cho ra đời bài thơ “Viếng lăng Bác”. Đọc bài thơ, tác giả đã để những cảm xúc chân thành trong lòng độc giả với khổ thơ:

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”

Bài thơ là lòng cảm xúc chân thành, niềm tiếc thương vô hạn của nhà thơ dành cho Bác. Hai khổ đầu của bài thơ tác giả cho ta thấy được hình ảnh hàng tre trước lăng Bác và những suy nghĩ trực tiếp của nhà thơ về Bác. Đến khổ này, nhà thơ bộc lộ suy nghĩ về sự vĩnh hằng của Bác. Tiếp tục mạch cảm xúc của nhà thơ cảm nhận Bác nằm đây như là sự nuối tiếc của cuộc đời:

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”

Nhà thơ nhận ra một nỗi đau “Bác đã đi rồi sao Bác ơi”. Nhưng tác giả không tin đó là sự thật mà Bác chỉ đang nằm trong giấc ngủ, ngủ sau một chặng đời dài bảy chín mùa xuân cống hiến, xây dựng cho quê hương đất nước. Bác vẫn ở cùng chúng ta:

“Suốt cuộc đời Bác có ngủ ngon đâu
Nay Bác ngủ chúng con canh giấc ngủ”
(Chúng cháu canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ ơi)

Hình ảnh “vầng trăng sáng” hiện lên thật đẹp thật dịu hiền, nó vừa diễn tả ánh sáng dịu nhẹ trong trẻo vừa khiến ta nghĩ đến tâm hồn cao đẹp trong sáng của Người. Nhắc đến trăng ta chợt nhớ Bác rất yêu trăng. Trăng đã từng đến với Bác giữa chốn tù đày, giữa “ cảnh khuya” của rừng núi Việt Bắc, trăng khi đi thuyền trên sông Đáy, khi trung thu trăng sáng như gương: “ Rằm xuân lồng lộng trăng soi”… Nhưng có bao giờ Bác được một lúc lòng trí thảnh thơi để thật sự đến cùng trăng. Bởi khi thì: “ Trong tù không rượu cũng không hoa”, khi thì “ việc quân đang bận”, khi thì “ nhớ thương nhi đồng”… Chỉ có bây giờ trong giấc ngủ bình yên Bác mới thật sự đến cùng trăng. Một lần nữa hình ảnh vầng trăng là biểu tượng của tâm hồn cao đẹp, của sức sống bất diệt Hồ Chí Minh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Toán IQ
24/06 00:33:59
+4đ tặng
Ngày 2/9/1969, Bác Hồ kính yêu đã vĩnh viễn ra đi, để lại muôn nỗi tiếc thương cho bao người dân Việt Nam. Nhiều bài thơ khóc Bác được các nhà thơ viết nên với tất cả lòng thành kính, yêu thương. Bài Viếng lăng Bác của Viễn Phương dù ra đời rất muộn, tháng 4 - 1976, nhưng vẫn tạo ấn tượng mạnh trong lòng người đọc bởi tình cảm sâu lắng nhưng mãnh liệt của một đứa con miền Nam lần đầu tiên được thấy Bác trong lăng. Nhận xét về bài thơ, có ý kiến cho rằng: "Bài thơ có giọng điệu trang trọng, tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc". Qua việc tìm hiểu và phân tích hai khổ cuối của bài thơ, chúng ta sẽ làm sáng tỏ vấn đề này.

Ở khổ thơ thứ ba là những cảm xúc của tác giả khi đi vào trong lăng và đứng trước di hài của Bác, bao tình cảm nhớ thương chất chứa bao lâu bây giờ đã vỡ òa. Chính vì thế cho nên khi gặp hình bóng của Người thì trào dâng thổn thức. Hình ảnh Bác nằm yên trong lăng được diễn tả một cách xúc động qua những dòng thơ ở khổ thứ ba này:

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”

Bác Hồ đang nằm đấy rất dịu hiền, nhân từ làm cho chúng ta cảm thấy rằng giống như Bác chỉ là đang ngủ một giấc ngủ yên, vẫn chưa đi xa và chưa rời khỏi thế gian này. Và khi ngẩng mặt lên chúng ta thấy trời xanh, chúng ta thấy Bác, Bác vẫn sống mãi cùng với dân tộc, cùng với cuộc đời. Cho dù biết vậy nhưng sao chúng ta vẫn nghe nhói ở trong tim, mắt ta vẫn đẫm lệ khi nhận ra rằng Bác đã không còn nữa. Khổ thơ thứ hai và thứ ba được liệt ra một hình ảnh về thiên nhiên vũ trụ như là mặt trời, trời xanh, vầng trăng được lồng vào nhau như để ca ngợi tầm vóc lớn lao của Người đồng thời thể hiện lòng kính yêu vô hạn của tác giả, của toàn thể nhân dân đối với vị cha già kính yêu của dân tộc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo