Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu cảm nghĩ của em về đoạn thơ sau:

Nêu cảm nghĩ của em về đoạn thơ sau:
Lũ chúng tôi
Bọn người tứ xứ
Gặp nhau hồi chưa biết chữ
Quen nhau từ buổi một hai
Súng bắn chưa quen
Quân sự mươi bài
Lòng vẫn cười vui kháng chiến
Lột sắc đường tàu
Rèn thêm đao kiếm
Áo vải chân không
Đi lùng giặc đánh
Giúp mình với ạ.

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
70
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Đoạn thơ trên là một phần trong bài thơ "Đồng chí" của nhà thơ Chính Hữu, một tác phẩm nổi tiếng trong văn học Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Đoạn thơ này thể hiện tinh thần đoàn kết, tình đồng đội và lòng yêu nước của những người lính trong thời kỳ kháng chiến.

Cảm nghĩ của em về đoạn thơ này như sau:

1. **Tinh thần đoàn kết và tình đồng đội:**
- Đoạn thơ mở đầu bằng hình ảnh "Lũ chúng tôi" và "Bọn người tứ xứ", cho thấy những người lính đến từ nhiều nơi khác nhau, nhưng họ đã gặp nhau và trở thành đồng đội. Từ "lũ" và "bọn" mang tính chất thân mật, gần gũi, thể hiện sự gắn bó, đoàn kết giữa những người lính.
- Họ quen nhau từ khi "chưa biết chữ", "súng bắn chưa quen", "quân sự mươi bài", tức là từ những ngày đầu còn bỡ ngỡ, chưa có nhiều kinh nghiệm. Nhưng chính trong hoàn cảnh khó khăn đó, họ đã cùng nhau học hỏi, rèn luyện và trưởng thành.

2. **Lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến:**
- Dù còn nhiều khó khăn, thiếu thốn ("áo vải chân không"), nhưng lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của họ vẫn luôn mạnh mẽ. Họ "vẫn cười vui kháng chiến", thể hiện sự lạc quan, tin tưởng vào tương lai và quyết tâm chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
- Hình ảnh "Lột sắc đường tàu, rèn thêm đao kiếm" cho thấy sự sáng tạo, tận dụng mọi nguồn lực để chiến đấu. Họ không ngại khó khăn, gian khổ, luôn tìm cách để cải thiện vũ khí, trang bị cho mình.

3. **Sự giản dị và chân thực:**
- Đoạn thơ sử dụng ngôn ngữ giản dị, gần gũi, phản ánh chân thực cuộc sống và tâm tư của những người lính. Họ không phải là những anh hùng xa lạ, mà là những con người bình dị, với những khó khăn, thiếu thốn nhưng luôn kiên cường, dũng cảm.

Tóm lại, đoạn thơ này đã khắc họa một cách chân thực và sâu sắc hình ảnh những người lính trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Họ là những con người bình dị, nhưng với lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết và quyết tâm chiến đấu, họ đã góp phần làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc. Đoạn thơ không chỉ gợi lên lòng tự hào mà còn là nguồn cảm hứng, động lực cho thế hệ trẻ hôm nay trong việc học tập và rèn luyện để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2
0
+5đ tặng

Chủ đề người lính luôn là một nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà văn nhà thơ viết. Có rất nhiều các tác phẩm viết và ca ngợi về hình ảnh kiên cường bất khuất của người lính trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nhớ của Hồng Nguyên là một bài thơ tiêu biểu trong số những bài thơ về đề tài người lính.

Nhớ là một bài thơ hay của Hồng Nguyên. Ông tên thật là Nguyễn Văn Vượng. Nhớ được viết vào năm 1946 khi nhà thơ sắp lên đường vào Vinh làm việc với tờ báo dân mới. Bài thơ Nhớ gắn với bút danh Hồng Nguyên kể từ đó để cho tới nay thời gian vẫn nhớ tới một gương mặt tài hoa mà đoản mệnh của xứ Thanh. Với Hồng Nguyên nhớ chính là ký ức của cuộc đời. Nhớ chính là ký ức về người chiến sĩ, một cuộc đời với bao kỷ niệm khó quên, sự nhớ thương da diết của thuở ban đầu bước vào cuộc kháng chiến là điểm gặp gỡ quen thân của những người chiến sĩ.

 Lũ chúng tôi

Bọn người tứ xứ

Gặp nhau hồi chưa biết chữ

Quen nhau từ buổi một hai

Súng bắn chưa quen

Quân sự mươi bài

Lòng vẫn cười vui kháng chiến

Khổ thơ gợi lên không khí của những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Khi những chàng thanh niên đang lứa tuổi thiếu niên từ nhiều miền quê khác nhau đã hăng hái lên đường nhập ngũ, họ là những con người khiêm tốn, trung thực, luôn hào hứng với những niềm vui của tuổi trẻ và với cuộc sống mới. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, hình ảnh người lính có một vị trí quan trọng trong văn học và thơ ca. Ở họ ta thấy được nhiều phẩm chất cao đẹp của người quần chúng cách mạng. Đoạn thơ đã thể hiện chân thực hình ảnh người lính bộ đội cho những ngày đầu mới thành lập lực lượng vũ trang, trong những ngày tháng còn gian khổ thiếu thốn về vật chất nhưng tinh thần chiến đấu của họ vẫn luôn dâng cao và hừng hực khí thế.

Khi mới được thành lập mọi người đều ở những vùng quê với những hoàn cảnh khác nhau. Thế nhưng ta vẫn cảm nhận được có cái gì đó rất thân mật gần gũi. Họ là những thanh niên nông dân trong bộ quân phục gắn bó với nông thôn, đang quen với cuộc sống thanh bình và trong thời kỳ này rất nhiều người còn mù chữ và tất cả những khó khăn đó đều được khắc phục trong những năm tháng ở quân ngũ. Một điểm chung của họ đó chính là lòng yêu nước nồng nàn và sự lạc quan, không sợ hãi, không ngại khó khăn thử thách, luôn chủ động tìm địch và chiến đấu bằng vũ khí thô sơ.

Lột sắt đường tàu

Rèn thêm dao kiếm

Áo vải chân không

Đi lùng giặc đánh

Với ý chí quyết tâm đánh giặc của mình mặc dù họ là những người với hai bàn tay trắng để đánh địch nhưng họ có thể rèn kiếm, không có súng thì kiếm súng. Giống như trong tác phẩm Rừng Xà Nu của Nguyễn Trung Thành một câu bất hủ mà cụ Mết đã nói chúng nó dùng súng thì mình phải dùng giáo. Quả thực đúng như thế đó là một triết lý của thời đại, muốn đánh giặc phải có vũ khí. Đoạn thơ là sự tiêu biểu cho khí thế chiến tranh nhân dân, khi đồng bào đã giác ngộ lý tưởng cách mạng với lòng yêu nước sâu sắc và tinh thần xung kích đều thể hiện sự dũng cảm trong chiến đấu. Khi đã sẵn sàng lên đường nhập ngũ người lính phải bỏ lại người thân, gia đình, mái tranh..

Ba năm rồi gửi lại quê hương

Mái lều gianh

Tiếng mõ đêm trường

Luống cày đất đỏ

Ít nhiều người vợ trẻ

Mòn chân bên cối gạo canh khuya

Tình cảm hậu phương chính là tình cảm chung của những người đã khuất đã được nhà thơ thể hiện dưới nhiều màu sắc khác nhau. Cuộc sống nơi quê hương còn nhiều khó khăn người lính khi nhớ đến những người hậu phương với một niềm nhớ nhung tha thiết. Hình ảnh người phụ nữ lao động sớm hôm luôn là hình ảnh thao thức trong mỗi người lính thì lên đường đi chiến đấu.

Nhớ là bài thơ viết về người lính. Bài thơ đã nói lên sự chân thực sinh động về tình đồng chí và nét sinh hoạt của những người lính trong quân đội. Cuộc sống còn nhiều khó khăn phức tạp nhưng ở họ rất vui tươi lạc quan yêu đời. Tình đồng đội được thể hiện sâu sắc đáng yêu của các hoạt động hàng ngày. Có rất nhiều những kỷ niệm được ghi lại trong những chuyến hành quân.

Chúng tôi đi

Nắng mưa sờn mép ba lô

Tháng năm bạn cùng thôn xóm

Nghỉ lại lưng đèo

Nằm trên dốc nắng

Kỳ hộ lưng nhau ngang bờ cát trắng

Quờ chân tìm hơi ấm đêm mưa

Những người lính còn nhớ về tình quân dân ấm áp

Chúng tôi đi mang cuộc đời lưu động

Qua nhiều nơi không nhớ hết tên làng

Đã nghỉ lại rất nhiều nhà dân chúng

Đọc tác phẩm nhớ ta như được sống trong những giây phút hào hùng của những ngày đất nước còn trong khói lửa chiến tranh, về sự lạc quan, yêu đời của người lính. Dù trong gian khổ họ vẫn luôn hướng về một niềm tin đất nước  độc lập.

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Nguyễn Tuấn Anh
27/06 21:41:24
+4đ tặng
Chủ đề người lính luôn là một nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà văn nhà thơ viết. Có rất nhiều các tác phẩm viết và ca ngợi về hình ảnh kiên cường bất khuất của người lính trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nhớ của Hồng Nguyên là một bài thơ tiêu biểu trong số những bài thơ về đề tài người lính.
 Lũ chúng tôi

Bọn người tứ xứ

Gặp nhau hồi chưa biết chữ

Quen nhau từ buổi một hai

Súng bắn chưa quen

Quân sự mươi bài

Lòng vẫn cười vui kháng chiến

Khổ thơ gợi lên không khí của những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Khi những chàng thanh niên đang lứa tuổi thiếu niên từ nhiều miền quê khác nhau đã hăng hái lên đường nhập ngũ, họ là những con người khiêm tốn, trung thực, luôn hào hứng với những niềm vui của tuổi trẻ và với cuộc sống mới. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, hình ảnh người lính có một vị trí quan trọng trong văn học và thơ ca. Ở họ ta thấy được nhiều phẩm chất cao đẹp của người quần chúng cách mạng. Đoạn thơ đã thể hiện chân thực hình ảnh người lính bộ đội cho những ngày đầu mới thành lập lực lượng vũ trang, trong những ngày tháng còn gian khổ thiếu thốn về vật chất nhưng tinh thần chiến đấu của họ vẫn luôn dâng cao và hừng hực khí thế.

Khi mới được thành lập mọi người đều ở những vùng quê với những hoàn cảnh khác nhau. Thế nhưng ta vẫn cảm nhận được có cái gì đó rất thân mật gần gũi. Họ là những thanh niên nông dân trong bộ quân phục gắn bó với nông thôn, đang quen với cuộc sống thanh bình và trong thời kỳ này rất nhiều người còn mù chữ và tất cả những khó khăn đó đều được khắc phục trong những năm tháng ở quân ngũ. Một điểm chung của họ đó chính là lòng yêu nước nồng nàn và sự lạc quan, không sợ hãi, không ngại khó khăn thử thách, luôn chủ động tìm địch và chiến đấu bằng vũ khí thô sơ.

Lột sắt đường tàu

Rèn thêm dao kiếm

Áo vải chân không

Đi lùng giặc đánh

Với ý chí quyết tâm đánh giặc của mình mặc dù họ là những người với hai bàn tay trắng để đánh địch nhưng họ có thể rèn kiếm, không có súng thì kiếm súng. Giống như trong tác phẩm Rừng Xà Nu của Nguyễn Trung Thành một câu bất hủ mà cụ Mết đã nói chúng nó dùng súng thì mình phải dùng giáo. Quả thực đúng như thế đó là một triết lý của thời đại, muốn đánh giặc phải có vũ khí. Đoạn thơ là sự tiêu biểu cho khí thế chiến tranh nhân dân, khi đồng bào đã giác ngộ lý tưởng cách mạng với lòng yêu nước sâu sắc và tinh thần xung kích đều thể hiện sự dũng cảm trong chiến đấu. Khi đã sẵn sàng lên đường nhập ngũ người lính phải bỏ lại người thân, gia đình, mái tranh..

Ba năm rồi gửi lại quê hương

Mái lều gianh

Tiếng mõ đêm trường

Luống cày đất đỏ

Ít nhiều người vợ trẻ

Mòn chân bên cối gạo canh khuya

Tình cảm hậu phương chính là tình cảm chung của những người đã khuất đã được nhà thơ thể hiện dưới nhiều màu sắc khác nhau. Cuộc sống nơi quê hương còn nhiều khó khăn người lính khi nhớ đến những người hậu phương với một niềm nhớ nhung tha thiết. Hình ảnh người phụ nữ lao động sớm hôm luôn là hình ảnh thao thức trong mỗi người lính thì lên đường đi chiến đấu.

Nhớ là bài thơ viết về người lính. Bài thơ đã nói lên sự chân thực sinh động về tình đồng chí và nét sinh hoạt của những người lính trong quân đội. Cuộc sống còn nhiều khó khăn phức tạp nhưng ở họ rất vui tươi lạc quan yêu đời. Tình đồng đội được thể hiện sâu sắc đáng yêu của các hoạt động hàng ngày. Có rất nhiều những kỷ niệm được ghi lại trong những chuyến hành quân.

Chúng tôi đi

Nắng mưa sờn mép ba lô

Tháng năm bạn cùng thôn xóm

Nghỉ lại lưng đèo

Nằm trên dốc nắng

Kỳ hộ lưng nhau ngang bờ cát trắng

Quờ chân tìm hơi ấm đêm mưa

Những người lính còn nhớ về tình quân dân ấm áp

Chúng tôi đi mang cuộc đời lưu động

Qua nhiều nơi không nhớ hết tên làng

Đã nghỉ lại rất nhiều nhà dân chúng

Đọc tác phẩm nhớ ta như được sống trong những giây phút hào hùng của những ngày đất nước còn trong khói lửa chiến tranh, về sự lạc quan, yêu đời của người lính. Dù trong gian khổ họ vẫn luôn hướng về một niềm tin đất nước  độc lập.

 
1
0
Tem SAD
27/06 21:41:44
+3đ tặng

Ra đời trong hoàn cảnh với những bài thơ viết về đề tài người lính. Bài thơ nhớ của Hồng Nguyên cũng đã đọng lại trong tâm trí người đọc những ấn tượng sâu sắc về đời sống của người lính trong kháng chiến chống Pháp.

Bài thơ Nhớ gồm 62 dòng, dòng dài nhất của 10 chữ được chia thành ba khổ thơ với ba mạch cảm xúc khác nhau. Nhưng ngay từ giây phút đầu tiên bài thơ đã chọn cho một hình thức thể hiện đất riêng đó là hình ảnh những người chiến sĩ vệ quốc đoàn trong những năm tháng trường kỳ kháng chiến.

Lũ chúng tôi

Bọn người tứ xứ

Gặp nhau hồi chưa biết chữ

Quen nhau từ buổi một hai

Súng bắn chưa quen

Quân sự mươi bài

Lòng vẫn cười vui kháng chiến

Với những câu thơ ngắn nhà thơ đã giới thiệu những người bạn đồng chí đồng đội của mình thật tốt đẹp và chân thành biết bao. Những hình ảnh người lính đó cũng giống như hình ảnh người lính trong thơ của Chính Hữu. Họ cũng xuất thân từ những cánh đồng chua mặn, từ những miền quê nghèo đất cày nên sỏi đá để rồi theo tiếng gọi của tổ quốc sẵn sàng lên đường. Điều đó thể hiện ý thức đấu tranh giải phóng dân tộc sâu sắc. Trong cuộc hành quân ấy điều đọng lại trong lòng mỗi người lính chính là nỗi nhớ quê hương da diết và tình yêu quê hương luôn vang vọng trong nỗi nhớ. Chỉ với những câu thơ ngắn đã tái hiện được nỗi nhớ da diết xao xuyến của những người lính khi lên đường đi chiến đấu.

Chúng tôi đi

Nắng mưa sờn mép ba lô

Tháng năm bạn cùng thôn xóm

Nghỉ lại lưng đèo

Nằm trên dốc nắng

Kỳ hộ lưng nhau bờ cát trắng

Quờ chân tìm hơi ấm đêm mưa

Mặc dù trên chặng đường hành quân có rất nhiều gian nan vất vả, có những lúc các anh đã mơ màng. Đó là hình ảnh của những cô thôn nữ khi về làm dâu, đó là những câu chuyện về vợ con người lính với những tiếng cười vui vẻ. Nỗi nhớ trong bài thơ của Hồng Nguyên còn được thể hiện ở cấp độ cao hơn đó là nỗi nhớ da diết tình yêu con người.

Chúng tôi đi mang cuộc đời lưu động

Qua nhiều nơi không nhớ hết tên làng

Đã nghỉ lại rất nhiều nhà dân chúng

Điều đó có thể thấy tình quân dân ở nơi đây thật chân thành và gần gũi biết bao. Có biết bao kỷ niệm của người về những con người những tấm lòng nơi đất khách đã khắc sâu và tâm hồn người lính và những kỷ niệm này sẽ gắn bó và đồng hành cùng những người lính ấy không bao giờ tàn phai.

Bài thơ chính là nỗi nhớ của người lính khi lên đường ra chiến trận. Họ nhớ về quê hương, nhớ về những người thân yêu ruột thịt của mình và hơn hết đó là nỗi nhớ về những ngày hòa bình độc lập.

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×