Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 7
26/06 22:29:55

Một số phương pháp phân biệt từ ghép và từ láy

một số phương pháp phân biệt từ ghép và từ láy
3 trả lời
Hỏi chi tiết
Trợ lý ảo
21
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Phân biệt từ ghép và từ láy trong tiếng Việt có thể khá phức tạp, nhưng có một số phương pháp và tiêu chí giúp bạn nhận biết chúng:

### 1. Dựa vào nghĩa của từ:
- **Từ ghép**: Là từ được tạo thành từ hai hoặc nhiều từ có nghĩa rõ ràng và khi ghép lại, chúng tạo thành một từ có nghĩa mới. Ví dụ: "máy bay" (máy + bay), "bàn ghế" (bàn + ghế).
- **Từ láy**: Là từ được tạo thành từ hai hoặc nhiều âm tiết, trong đó ít nhất một âm tiết không có nghĩa rõ ràng hoặc không có nghĩa độc lập. Ví dụ: "lung linh", "xanh xao".

### 2. Dựa vào âm thanh:
- **Từ ghép**: Các âm tiết trong từ ghép thường không có sự lặp lại về âm thanh. Ví dụ: "điện thoại" (điện + thoại), "sách vở" (sách + vở).
- **Từ láy**: Các âm tiết trong từ láy thường có sự lặp lại hoặc tương tự về âm thanh. Có thể là láy âm đầu (ví dụ: "lấp lánh", "mềm mại") hoặc láy vần (ví dụ: "xanh xao", "đỏ đắn").

### 3. Dựa vào cấu trúc từ:
- **Từ ghép**: Thường có cấu trúc rõ ràng và các thành phần của từ ghép có thể đứng độc lập và có nghĩa. Ví dụ: "bàn ghế" (bàn + ghế), "nhà cửa" (nhà + cửa).
- **Từ láy**: Thường có một phần không có nghĩa hoặc không thể đứng độc lập. Ví dụ: "lung linh" (lung + linh), "xanh xao" (xanh + xao).

### 4. Dựa vào ngữ cảnh sử dụng:
- **Từ ghép**: Thường được sử dụng trong ngữ cảnh cụ thể và có nghĩa rõ ràng. Ví dụ: "máy tính" (máy + tính), "xe đạp" (xe + đạp).
- **Từ láy**: Thường được sử dụng để tạo ra hiệu ứng âm thanh hoặc nhấn mạnh một đặc điểm nào đó. Ví dụ: "lung linh" (nhấn mạnh sự lấp lánh), "xanh xao" (nhấn mạnh sự nhợt nhạt).

### 5. Dựa vào từ điển:
- **Từ ghép**: Thường có thể tìm thấy nghĩa của từng thành phần trong từ điển.
- **Từ láy**: Thường không thể tìm thấy nghĩa của từng thành phần trong từ điển, hoặc nếu có thì nghĩa của từ láy không phải là sự kết hợp nghĩa của các thành phần đó.

### Ví dụ minh họa:
- **Từ ghép**: "bàn ghế" (bàn + ghế), "máy tính" (máy + tính).
- **Từ láy**: "lung linh" (lung + linh), "xanh xao" (xanh + xao).

Những phương pháp trên có thể giúp bạn phân biệt từ ghép và từ láy một cách hiệu quả. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, việc phân biệt có thể đòi hỏi sự hiểu biết sâu hơn về ngữ pháp và ngữ nghĩa của tiếng Việt.
1
0
Nguyệt
26/06 22:30:44
+5đ tặng
ách 1: Láy âm là từ ghép nghĩa

Một trong 2 từ là từ Hán Việt. Nếu một trong hai từ thuộc từ Hán Việt thì đó chính là ghép chứ không phải từ láy.

Ví dụ như từ “Tử tế” thì “tử” là từ Hán Việt, cho dù nó láy âm đầu nhưng vẫn được xác định là từ ghép.

Cách 2: Nghĩa của các từ tạo thành.

- Từ mà hai âm tiết đều có nghĩa cụ thể thì không thể là từ láy, đó là từ ghép.

Ví dụ: máu mủ, trai trẻ, che chắn…

- Ngược lại, nếu chỉ một tiếng có ý nghĩa thì đó là láy âm.

Ví dụ: lảm nhảm, lạnh lùng…

Cách 3: Nếu hai tiếng trong từ có thể đảo trật tự thì đó là từ ghép.

Khi chúng ta đảo trật tự từ các tiếng trong một từ được thì đó chính là từ ghép. Bởi vì, láy âm nhìn chung là không đảo được trật tự từ.

Ví dụ: mờ mịt/mịt mờ, thẫn thờ/thờ thẫn…

Hy vọng, qua bài viết trên bạn đã biết được từ láy là gì, từ láy khác từ ghép như thế nào để từ đó biết cách dùng đúng.
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Criss Phạm
26/06 22:30:54
+4đ tặng
Phân biệt Từ láy và Từ ghép
  • So sánh. Tiêu chí ...
  • Cách 1: Láy âm là từ ghép nghĩa. Một trong 2 từ là từ Hán Việt. ...
  • Cách 2: Nghĩa của các từ tạo thành. - Từ mà hai âm tiết đều có nghĩa cụ thể thì không thể là từ láy, đó là từ ghép. ...
  • Cách 3: Nếu hai tiếng trong từ có thể đảo trật tự thì đó là từ ghép.
1
0
+3đ tặng
1. Nếu các tiếng trong từ có cả quan hệ về nghĩa và quan hệ về âm (âm thanh) thì ta xếp vào nhóm từ ghép.
 
Ví dụ: thúng mủng, tươi tốt, đi đứng, mặt mũi, phẳng lặng, mơ mộng, buôn bán nhỏ nhẹ, hốt hoảng,...
 
2. Nếu các từ chỉ còn 1 tiếng có nghĩa, còn 1 tiếng đã mất nghĩa nhưng 2 tiếng không có quan hệ về âm thì ta xếp vào nhóm từ ghép.
 
Ví dụ: Xe cộ, tre pheo, gà qué, chợ búa,...
 
3. Nếu các từ chỉ còn 1 tiếng có nghĩa, còn 1 tiếng đã mất nghĩa nhưng 2 tiếng có quan hệ về âm thì ta xếp vào nhóm từ láy.
 
Ví dụ: chim chóc, đất đai, tuổi tác, thịt thà, cây cối, máy móc,...
 
Lưu ý: Những từ này nếu nhìn nhận dưới góc độ lịch đại (tách riêng các hiện tượng ngôn ngữ, xét trong sự diễn biến, phát triển theo thời gian làm đối tượng nghiên cứu) và nhấn mạnh những đặc trưng ngữ nghĩa của chúng thì có thể coi đây là những từ ghép (T.G hợp nghĩa). Nhưng xét dưới góc độ đồng đại (tách ra một trang thái, một giai đoạn trong sự phát triển của ngôn ngữ làm đối tượng nghiên cứu) và nhấn mạnh vào mối quan hệ ngữ âm giữa 2 tiếng, thì có thể coi đây là những từ láy có nghĩa khái quát (khi xếp cần có sự lí giải). Tuy nhiên, ở tiểu học, nên xếp vào từ láy để dễ phân biệt. Song nếu H.S xếp vào từ ghép cũng chấp nhận.
 
4. Các từ không xác định được hình vị gốc (tiếng gốc) nhưng có quan hệ về âm thì đều xếp vào lớp từ láy.
 
Ví dụ: nhí nhảnh, bâng khuâng, dí dỏm, chôm chôm, thằn lằn, chích choè,...
 
5. Các từ có một tiếng có nghĩa và 1 tiếng không có nghĩa nhưng các tiếng trong từ được biểu hiện trên chữ viết không có phụ âm đầu thì cũng xếp vào nhóm từ láy (láy vắng khuyết phụ âm đầu).
 
Ví dụ: ồn ào, ầm ĩ, ấm áp, im ắng, ao ước ,yếu ớt,...
 
6. Các từ có 1 tiếng có nghĩa và 1 tiếng không có nghĩa có phụ âm đầu được ghi bằng những con chữ khác nhau nhưng có cùng cách đọc (c/k/q; ng/ngh; g/gh ) cũng được xếp vào nhóm từ láy.
 
Ví dụ: cuống quýt, cũ kĩ, ngốc nghếch, gồ ghề,...
 
Lưu ý: trong thực tế, có nhiều từ ghép (gốc Hán) có hình thức ngữ âm giống từ láy, song thực tế các tiếng đều có nghĩa nhưng HS rất khó phân biệt, ta nên liệt kê ra một số từ cho HS ghi nhớ.
 
Ví dụ: bình minh, cần mẫn, tham lam, bảo bối, ban bố, căn cơ, hoan hỉ, chuyên chính, chính chuyên, chân chất, chân chính, hảo hạng, khắc khổ, thành thực,....
 
7. Ngoài ra, những từ không có cả quan hệ về âm và về nghĩa (từ thuần Việt) như: tắc kè, bồ hóng, bồ kết, bù nhìn, ễnh ương, mồ hôi,... hay các từ vay mượn như: mì chính, cà phê, xà phòng, mít tinh,... chúng ta không nên đưa vào chương trình tiểu học (H.S có hỏi thì giải thích đây là loại từ ghép đặc biệt, các em sẽ được học sau).
 
8. Từ ghép Tổng hợp và từ ghép Phân loại:
 
- Khi bạn gặp một từ ghép nào chỉ người (hoặc vật) nói chung, thì đó là từ ghép có nghĩa tổng hợp. Ví dụ:
 
Xa lạ (xa ghép với lạ tạo ra nghĩa tổng hợp: xa xôi và không quen biết.
Sách vở (sách ghép với vở tạo ra nghĩa tổng hợp: sách và vở)
Ăn uống (ăn ghép với uống tạo ra nghĩa tổng hợp: nói về việc ăn và uống)
- Khi gặp từ ghép nào không chỉ chung, mà lại có nghĩa như phân loại người (hay vật) thì đó là từ ghép phân loại. Ví dụ:
 
Hạt thóc (hạt ghép với thóc tạo ra nghĩa phân loại so với: hạt ngô, hạt đỗ, hạt kê ...)
Bà nội (bà ghép với nội tạo ra nghĩa phân loại so với: bà ngoại, bà dì ....)
Bài học (bài ghép với học tạo ra nghĩa phân loại so với: bài làm, bài tập ...)
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo