Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải bài có thưởng!

Lập dàn ý theo bài văn đã cho ở dưới

Lập dàn ý theo bài văn đã cho ở dưới
BÀN VỀ MỘT VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT TRONG MỐI QUAN HỆ
GIỮA CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIỄN
[BVTK] CON NGƯỜI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
hệ giữa con người và tự nhiên. Cuộc đua phát triển kinh tế với tốc độ chóng mặt, những khu công
"Gieo nhân nào, gặt quả nấy" - quy luật của tạo hoá chưa bao giờ sai, đặc biệt trong mối quan
nghiệp mọc lên như nấm, và dòng xe cộ đồng nghịt trên đường phố... Tất cả đã và đang vẽ nên bức
tranh tương lai u ám về môi trường sống của chúng ta. Và biển đổi khí hậu, như một hệ quả tất yếu,
đang trở thành cơn ác mộng của toàn nhân loại.
Như một bản nhạc buồn của tự nhiên, biển đổi khí hậu đang diễn ra từng ngày, từng giờ, dưới
tác động của cả con người và những biến động tự nhiên. Hành tinh xanh của chúng ta đang oằn mình
chống chọi với những con sốt nóng triền miên, những khối băng khổng lồ tan chảy và hiệu ứng nhà kính
ngày càng gia tăng. Việt Nam, dải đất hình chữ S xinh đẹp, cũng không nằm ngoài vòng xoáy khắc
nghiệt của biến đổi khí hậu. Những đợt nắng nóng gay gắt kéo dài, những trận mưa lũ lịch sử, hay
nước biển dâng cao xâm thực... tất cả đều là những hồi chuông báo động về một tương lai đầy thách
thức. Để đối phó với "kẻ thù" vô hình này, chúng ta cần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá chính xác
hiện trạng và dự báo những diễn biến tiếp theo. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể xây dựng những
giải pháp ứng phó phù hợp, giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực và bảo vệ cuộc sống của chính
mình và thế hệ mai sau.
Thời tiết và khí hậu luôn luôn tác động đến đời sống và các hoạt động của con người. Nước ta
có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Nguồn nhiệt ẩm phong phủ làm cho cây cối xanh tươi quanh năm,
sinh trưởng nhanh, có thể trồng từ hai đến ba vụ lúa và rau, màu trong một năm; cơ cấu cây trồng,
vật nuôi đa dạng. Khí hậu nước ta có sự phân hoa rõ rệt theo chiều bắc - nam, theo mùa và theo độ
cao. Vì vậy, ở nước ta có thể trồng được từ các loại cây nhiệt đời cho đến một số cây cận nhiệt và
ôn đới. Cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng cũng rất đa dạng, phong phú và có sự khác nhau giữa các
vùng. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta có sự phân hóa theo mùa và theo đại cao ở nước ta đã
tác động trực tiếp đến sự hình thành các điểm du lịch, loại hình du lịch, mùa vụ du lịch... Ở các khu
vực đồi núi, sự phân hoá khí hậu theo độ cao tạo điều kiện phát triển các loại hình du lịch như nghỉ
dưỡng, tham quan... Các vùng núi cao có khí hậu mát mẻ quanh năm, không khí trong lành là cơ sở để
tạo nên các điểm du lịch, như: Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Bà Nà (Đà Nẵng), Đà Lạt (Lâm
Đồng),... Với những đặc điểm khí hậu thú vị như vậy, chúng ta có thể có điều kiện thuận lợi để phát
triển kinh tế, du lịch nhằm nâng cao chất lượng đời sống cho con người.
Như vậy, khí hậu như một người bạn đồng hành thân thiết, luôn có tác động sâu sắc đến cuộc
sống của con người và muôn loài trên Trái Đất. Tuy nhiên, “tình bạn” này đang bị thử thách bởi biển
đổi khí hậu, một “cơn bão” đang tàn phá hành tinh xanh của chúng ta. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng
biến đổi khí hậu vô cùng đa dạng. Nó có thể là do sự thay đổi của môi trường thiên nhiên, hiệu ứng
nhà kính tăng lên trong khí quyển ở mức độ cao... Tuy nhiên, nguyên nhân có tác động lớn nhất chính
là do con người. Vì mật độ dân số gia tăng nhanh chóng, nhu cầu nhà ở, lương thực tăng cao, các nhà
máy xí nghiệp được xã dựng nhiều... Trong khi đó, rừng bị khai thác và phá hủy, nhiều loài động vật
hoang dã gần như rơi vào tuyệt chủng... Sự mất cân bằng trong hệ sinh thái đã dẫn đến những thay
đổi trong khí hậu trên toàn cầu.
Biến đổi khí hậu đang gieo rắc nỗi kinh hoàng lên cuộc sống của con người trên toàn cầu. Những
năm gần đây, thiên tai như bão lũ, sóng thần, động đất, núi lửa phun trào... xuất hiện với tần suất
dày đặc, khiến nhiều đau thương và mất mát lây lan trên khắp thế giới. Hơn hết có một điều mà có
lẽ ai cũng nhận ra chính là sự xuất hiện của nhiều căn bệnh lạ. Đó cũng là do thời tiết đã và đang
chuyển biến khiến dịch bệnh phát sinh. Trong những năm gần đây, nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi
khí hậu cũng đã chỉ ra nhiều vấn đề cần phải lưu tâm, chẳng hạn năm 2017 là năm có số lượng các
con bão ảnh hưởng tới nước ta nhiều bất thường (16 cơn bão), theo tính toán của Ban chỉ đạo trung
ương về phòng chống thiên tai và tổng cục thống kê thiệt hại khoảng 38,7 nghìn tỷ đồng tương đương
2,7 tỷ USD.
Ngoài ra, biến đổi khí hậu còn đang tàn phá nền sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là tại Việt Nam,
nơi cây lúa đóng vai trò chủ lực. Những năm gần đây, biến đổi khí hậu đã gây ra những thiệt hại nặng
nề cho ngành nỗng nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa. Theo thống kê, từ năm 2011 đến 2016, trung bình
66,1% sản lượng lúa bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Riêng năm 2016, hạn hán và xâm nhập mặn đôn
khiến 527,7 nghìn ha lúa bị thiệt hại, trong đó 44% diện tích mất trắng. Không chỉ lúa, các loại cây
trồng khác như hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày cũng chịu ảnh hưởng nặng nề, năng
suất giảm đến 50%. Chưa dừng lại ở đó, biến đổi khí hậu còn tác động tiêu cực đến chăn nuôi, làm
nghiệp, đa dạng sinh học, gây cháy rừng, ảnh hưởng đến các hệ sinh thái đất ngập nước và nuôi trồng
thủy sản.
Bên cạnh nông nghiệp, biến đổi khí hậu cũng đe dọa nghiêm trọng đến hạ tầng giao thông. Nếu
mực nước biển dâng cao 1m, khoảng 9% hệ thống đường quốc lộ, 12% hệ thống đường tỉnh lộ và 4%
hệ thống đường sắt sẽ bị ảnh hưởng. Đặc biệt, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề
nhất, với 28% đường quốc lộ và 27% đường tỉnh lộ có nguy cơ bị ngập. Không chỉ vậy, biến đổi khí
hậu còn tác động đến phát triển đô thị, khu công nghiệp và nhà ở. Các vùng ven biển đối mặt với
bão, miền núi chịu lũ quét, lốc xoáy, sạt lở, trong khi vùng trung du và đồng bằng thường xuyên bị
ngập lụt, lốc xoáy và mưa đá.
Rõ ràng, biến đổi khí hậu không chỉ tàn phá môi trường tự nhiên mà còn gây ra những xáo trộn
sâu sắc trong các hoạt động kinh tế - xã hội. Du lịch, thương mại, năng lượng và nhiều lĩnh vực khác
đều chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp từ “cơn bão” khí hậu này. Trong ngành công nghiệp, biến
đổi khí hậu tác động mạnh mẽ đến hoạt động chế biến, đặc biệt là chế biến nông sản. Nhiệt độ tăng
cao làm tăng nhu cầu sử dụng năng lượng, từ đó gây áp lực lên công suất các nhà máy phát điện, tăng
sử dụng thiết bị làm mát, ảnh hưởng đến an ninh năng lượng quốc gia. Thêm vào đó, kịch bản nước
biển dâng cao 1 mét sẽ nhấn chìm hầu hết các khu công nghiệp ven biển, với mức độ ngập lụt từ 10%
đến 67% diện tích. Biến đổi khí hậu cũng làm trầm trọng thêm vấn đề bất bình đẳng giới. Phụ nữ,
đặc biệt là những người sống ở vùng dễ bị tổn thương như Đồng bằng sông Cửu Long và khu vực ven
biển, nông thôn, phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn do tác động của biến đổi khí hậu. Sức khỏe,
kinh tế gia đình và vấn đề di cư của họ đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Biến đổi khí hậu không còn là một vấn đề xa vời, mà đang diễn ra từng ngày, từng giờ, ảnh hưởng
trực tiếp đến cuộc sống của mỗi chúng ta. Những hậu quả khôn lường của nó đang hiển hiện rõ ràng,
từ những đợt nắng nóng kỷ lục, những trận mưa lũ lịch sử, đến sự gia tăng của các hiện tượng thời tiết
cực đoan. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lầm tưởng rằng biến đổi khí hậu là vấn đề của quốc gia, vượt
quá tầm kiểm soát của mỗi cá nhân. Nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại, mỗi hành động của chúng ta,
dù nhỏ bé, đều có thể góp phần làm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Khi mỗi cá nhân đều
ý thức được trách nhiệm của mình, chúng ta sẽ tạo nên một sức mạnh to lớn để bảo vệ Trái Đất, giữ
gìn môi trường sống xanh, sạch, đẹp cho chính mình và thế hệ mai sau.
Như chúng ta đã biết, Việt Nam là một nước dễ bị thiên tai và đặc biệt bị ảnh hưởng bởi các
rủi ro liên quan đến khí hậu nên cần có những biện pháp để làm thay đổi những biến đổi khí hậu.
Trong khi đang chờ đợi những quyết sách ở các cuộc họp bàn của các nhà khoa học, các nguyên thủ
quốc gia, mỗi người trong chúng ta hãy tự cứu lấy mình bằng cách chung tay bảo vệ môi trường thông
qua những hành động thiết thực: Không đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi, gây
huỷ hoại môi trường, làm mất cân bằng sinh thái. Không thải dầu, mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng
xạ quá giới hạn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn độc hại và
gây dịch bệnh vào nguồn nước; không chôn vùi, thải vào đất các chất độc hại quá giới hạn cho phép;
các quốc gia cam kết không sử dụng và sản xuất vũ khí hóa học, không gây chiến tranh; nếu dùng
điện hạt nhân phải có quy trình chặt chẽ để bảo quản tránh sự cố khủng khiếp có thể xảy đến bất
cứ lúc nào. Nhà nước phải xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm... Đặc biệt cần nâng cao ý thức
cũng như kiến thức bảo vệ môi trường cho học sinh, sinh viên lứa tuổi gánh vác trên mình trọng
trách của đất nước trong tương lai không xa. Để có một tương lai tươi sáng, việc khắc phục và cải
tạo thiên nhiên cần đặt lên hàng đầu. Con người nên nhớ chỉ một hành động rất nhỏ của mình cũng
có thể đẩy Trái Đất đi đến ngày tận thế. Đồng thời cả nhân loại phải cùng chung tay giải quyết biến
đổi khí hậu một vấn đề toàn cầu chứ không phải vấn đề của riêng quốc gia hay cá nhân nào khác.
-
Tuy nhiên, biến đổi khí hậu là vấn đề có tính toàn cầu, chỉ một mình Việt Nam sẽ không giải
quyết được, chính vì vậy cần có sự phối hợp với các tổ chức, các quốc gia trong khu vực và trên thế
giới, hơn nữa chúng ta đã cam kết cùng nỗ lực toàn cầu để giảm thiểu phát thải khí nhà kính, chính
vì vậy cần tăng cường hơn nữa hợp tác quốc tế, nắm bắt cơ hội để có những chuyển giao về khoa học
công nghệ thế hệ mới, đầu tư tài chính và kinh nghiệm quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu.
Biến đổi khí hậu đang trở thành một trong những thách thức lớn nhất của thế kỷ 21, đặt ra
những câu hỏi cấp bách về tương lai của nhân loại và hành tinh xanh. Những tác động của nó không
chỉ giới hạn ở môi trường tự nhiên và sự đa dạng sinh học mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống
hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, trong thách thức luôn tiềm ẩn những cơ hội. Đây chính là lúc chúng
ta cần chung tay hành động để bảo vệ ngôi nhà chung của mình. Mỗi người đều phải có trách nhiệm
với thế hệ tương lai, để lại cho con cháu một hành tinh xanh tươi và một môi trường sống bền vững.
0 trả lời
Hỏi chi tiết
38

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k