1. Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc
* Đông dân:
- Dân số đông: 84 156 nghìn người (năm 2006), đứng thứ 3 Đông Nam Á ( sau Inddoonexxia, Philippin), thứ 13 thế giới.
- Đánh giá:
+ Nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Khó khăn: Gây khó khăn cho phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
* Nhiều thành phần dân tộc:
- Có 54 dân tộc, dân tộc Kinh chiếm 86,2%, còn lại là các dân tộc ít người.
- Các dân tộc luôn đoàn kết, phát huy truyền thống sản xuất, văn hóa, phong tục tập quán, tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước. Tuy nhiên, hiện nay sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng còn chênh lệch đáng kể, mức sống của một bộ phận dân tộc ít người còn thấp. Vì vậy cần chú trọng đầu tư hơn nữa với việc phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng này.
- Có 3,2 triệu người Việt sinh đang sinh sống ở nước ngoài; tập trung nhiều nhất ở Hoa Kì, Ôxtrâylia, một số nước châu Âu.
2. Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ
- Dân số nước ta tăng nhanh, bùng nổ dân số nửa cuối thế kỉ XX, thời gian dân số tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn; tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm cao nhất trong giai đoạn 1954 - 1960.
- Do kết quả của việc thực hiện kế hoạch hóa dân số và gia đình nhịp độ tăng dân số có giảm đi nhưng hiện nay môi năm tăng thêm 1,1 triệu người.
- Dân số nước ta thuộc loại trẻ, đang có sự biến đổi nhanh chóng về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi, có xu hướng già hóa ( năm 2005: tỷ lệ dân Dưới tuổi lao động: 27%., trong độ tuổi lao động: 64% trên độ tuổi lao động: 9%.)
* Tác động:
- Đối với phát triển kinh tế:
+ Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế.
+ Vấn đề việc làm luôn là thách thức đối với nền kinh tế.
+ Sự phát triển kinh tế chưa đáp ứng với tiêu dùng và tích lũy.
+ Chậm chuyễn dịch cơ cấu kinh tế ngành và lãnh thỗ.
- Sức ép đối với việc phát triển xã hội:
+ Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện.
+ GDP bình quân đầu người còn thấp.
+ Các vấn đề phát triển y tế, văn hóa, giáo dục.
- Sức ép đối với tài nguyên môi trường:
+ Sự suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
+ Ô nhiễm môi trường, không gian cư trú chật hẹp.
3. Phân bố dân cư chưa hợp lý
Mật độ dân số trung bình ở nước ta là: 254 người/km2 (2006) nhưng phân bố chưa hợp lý giữa các vùng.
a. Giữa đồng bằng với trung du, miền núi
- Đồng bằng và ven biển tập trung 75% dân số, nhưng chỉ chiếm ¼ diện tích lãnh thổ, mật độ dân số cao. ĐBSH có mật độ cao nhất nước: 1225 người/km2, gấp 2,5 lần ĐBSCL, Tây Bắc có mật độ thấp nhất 69 người/km2, Tây Nguyên 89 người/km2.
- Vùng núi, trung du có mật độ dân số thấp: 25% dân số.
b. Giữa thành thị và nông thôn
- Nông thôn chiếm 73,1% dân số, thành thị chiếm 26,9% dân số.
- Xu hướng thay đổi: Tỉ trọng dân thành thị tăng, tỉ trọng dân nông thôn giảm.
- Sự phân bố chưa hợp lý làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao động, khai thác tài nguyên.
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/ly-thuyet-dac-diem-dan-so-va-phan-bo-dan-cu-o-nuoc-ta-dia-li-12-c95a9260.html