Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn văn Lá cờ thêu sáu chữ vàng

soạn văn lá cờ thêu sáu chữ vàng
3 trả lời
Hỏi chi tiết
63
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
**Lá cờ thêu sáu chữ vàng**

Lá cờ thêu sáu chữ vàng là biểu tượng thiêng liêng của tinh thần yêu nước, của khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. Sáu chữ vàng đó chính là “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”, không chỉ đơn thuần là những từ ngữ mà còn là những giá trị mà toàn thể người dân Việt Nam hướng tới và phấn đấu vì nó.

Trong suốt chiều dài lịch sử, đất nước Việt Nam đã trải qua nhiều gian khổ, hy sinh để giành lấy độc lập. Từng thế hệ cha ông đã không ngừng đấu tranh, bảo vệ từng tấc đất và từng giọt máu để cho những thế hệ sau được sống trong hòa bình, ấm no. Lá cờ với sáu chữ vàng trở thành niềm tự hào, là động lực cho mỗi người Việt Nam trong hành trình xây dựng và phát triển đất nước.

Hình ảnh lá cờ tung bay trước gió, rực rỡ sắc vàng trên nền cờ đỏ như khắc sâu vào tâm trí mỗi con người. Đó là hình ảnh của sức mạnh, của niềm tin và của sự đoàn kết, là lời nhắc nhở chúng ta không bao giờ được quên quá khứ đau thương, để từ đó trân trọng hơn giá trị của độc lập và tự do.

Trong thời kỳ hiện đại, khi đất nước phát triển và hội nhập quốc tế, sáu chữ vàng vẫn mãi là kim chỉ nam cho hành động của mỗi người. Mỗi một cá nhân, mỗi một tập thể cần nỗ lực thực hiện những giá trị ấy trong cuộc sống, từ những điều giản dị nhất như yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, cho đến việc cống hiến sức mình cho quê hương, đất nước.

Sáu chữ vàng không chỉ là một câu khẩu hiệu, mà là một lời nguyện thề, một khao khát cháy bỏng và là động lực thúc đẩy mỗi người Việt Nam tiến lên. Những ai sống với ba giá trị này sẽ cảm nhận được hạnh phúc thực sự trong cuộc sống, vì hạnh phúc không chỉ đến từ những điều vật chất, mà còn từ niềm tự hào về bản sắc văn hóa dân tộc, từ tình yêu quê hương đất nước.

Vì vậy, hãy gìn giữ và phát huy giá trị của lá cờ thêu sáu chữ vàng, để mỗi người dân Việt Nam đều mang trong tim khí phách của những người đã hy sinh vì độc lập, tự do và hạnh phúc.
1
0
Kim Anh
08/09 20:31:44
+5đ tặng

Câu hỏi 1 (trang 10 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Chia sẻ cảm nghĩ của em về người anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản (qua các tài liệu lịch sử, sách báo, phim ảnh,… mà em đã đọc, đã xem).

Trả lời:

- Trần Quốc Toản đã đi vào lịch sử với lòng dũng cảm và tinh thần yêu nước, dám hi sinh mạng sống vì dân tộc của mình.

- Ông nổi tiếng có công tham gia kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai và hi sinh anh dũng khi tuổi đời còn rất trẻ. Sự tích về ông được đánh giá là hiển hách, thể hiện sự dũng mãnh và kiên định của một người thanh niên trẻ tuổi trước giặc ngoại xâm.

Câu hỏi 2 (trang 10 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Ngoài Trần Quốc Toản, em còn biết thêm những nhân vật thiếu nhi lỗi lạc nào trong lịch sử?

Trả lời:

Ngoài Trần Quốc Toản, em biết thêm những nhân vật thiếu nhi lỗi lạc nào trong lịch sử là: Vừ A Dính, Kim Đồng, Lý Tự Trọng, Nguyễn Bá Ngọc,…


Pause
00:00
00:01
01:31
Mute
 

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:

1. Theo dõi: Quang cảnh, không khí ở bến Bình Than – nơi diễn ra một hội nghị quan trọng.

- Quang cảnh:

+ Hai cây đa cổ thụ che kín cả một khúc sông.

+ Dưới bến, những thuyền lớn của các vương sư về hội sư, đậu dài san sát, sơn đủ các màu. Trên mui thuyền phất phới những lá cờ của Chiêu Minh Vương, của Chiêu Quốc Vương, của Chiêu Văn Vương, của Hưng Đạo Vương, của Chiêu Thành Vương.

- Không khí: Tưng bừng, khí thế, tráng lệ “những lá cờ bay múa trên những đoàn thuyền đẹp như gấm hoa”.

2. Theo dõi: Những ý nghĩ của nhân vật xen vào lời của người kể chuyện.

- Cha ta mất sớm, nên ta mới phải đứng rìa nhục nhã thế này!

- Đứng mãi đây cho đến bao giờ? Thôi thì liều một chết vậy. Ta cứ xuống, chỉ nói hai tiếng xin đánh, rồi mặc cho triều đình luận tội.

- Ta sẽ chiêu binh bãi mã, cầm quân đi đánh giặc. Xem cái thằng ngoài rìa này có phải là một kẻ toi cơm không.

3. Theo dõi: Hoài Văn có những suy nghĩ gì khi thấy các vương hầu họp bàn việc nước?

- Bàn gì thì bàn dám chắc cũng chẳng ngoài cái việc lớn là cho quân Nguyên mượn đường vào đánh chiêm thành hay chống cự lại mà thôi.

- Dã tâm của quân giặc đã hai năm rõ mười rồi. Nó giả tiếng mượn đường, kì thực là để cướp sống lấy nước Nam.

- Chỉ có việc đánh, làm gì phải kéo ra tận đây bàn đi bàn lại?

4. Dự đoán: Điều gì sẽ xảy ra khi Hoài Văn có hành động vượt khuôn phép?

Khi Hoài Văn có hành động vượt khuôn phép thì:

- Lính ập đến giữ lấy Hoài Văn.

- Bị mời ra ngoài và có thể bị trị tội.

5. Theo dõi: Hoài Văn giải thích như thế nào về hành động của mình?

- Cháu biết là mang tội lớn. Nhưng cháu trộm nghĩ rằng khi quốc biến thì đứa trẻ cũng phải lo, huống chi cháu đã lớn. Cháu chưa đến tuổi dự bàn việc nước, nhưng cháu có phải là giống cỏ cây đâu mà ngồi yên được? Vua lo thì kẻ thần tử cũng phải lo. Cha cháu mất sớm, cháu được chú nuôi nấng. Chú thường dạy cháu những điều trung nghĩa, cháu vẫn ghi trong tấc dạ. Cháu liều chết đến đây, chỉ muốn góp một vài lời. Thưa chú, chẳng hay quan gia cùng các vương hầu định bàn thế nào? Cho nó mượn đường hay đánh lại?

6. Theo dõi: Thái độ của Trần Quốc Toản thể hiện như thế nào qua lời nói?

- Thái độ của Trần Quốc Toản được thể hiện qua lời nói: bất bình, bức xúc, căm thù giặc khi nghe có người chủ hòa.

7. Đối chiếu: Cách nhà vua xử lí hành động có đúng như dự đoán của em không?

- Dự đoán: Hoài Văn bị lính vây bắt, bị đuổi ra ngoài và trị tội.

- Đối chiếu: Vua tha tội cho Hoài Văn, khuyên răn và cho Hoài Văn một quả cam.

=> Không giống như dự đoán của em.

8. Theo dõi: Tâm trạng của Hoài Văn.

- Hoài Văn vừa tức vừa hờn vừa tủi.

- Uất nhất là dám quân Thánh Dực cũng khúc khích cười chế nhạo.

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Văn bản nói về Hoài Văn dù tuổi còn nhỏ, nhưng chàng đã ý thức được bổn phận của một đấng nam nhi thời loạn, ngay trong cả giấc mơ cũng mong được giết giặc giúp nước.

 

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:

Câu 1 (trang 15 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Tóm tắt nội dung văn bản và cho biết câu chuyện dựa trên bối cảnh của sự kiện lịch sử nào?

Trả lời:

- Tóm tắt nội dung văn bản:

Khi chú của Hoài Văn là Chiêu Thành Vương đến họp bàn việc đánh giặc cùng với vua Trần Nhân Tông và các vị Vương khác không cho Hoài Văn theo, chàng đã một mình phi ngựa để đến kịp. Việc “những người em họ” ấy được tham dự họp bàn việc nước với nhà vua càng làm Hoài Văn thêm nôn nóng, vì chẳng qua họ chỉ “hơn Hoài Văn năm sáu tuổi”, chàng lại nghĩ đến thân mình vì cha mất sớm, nên phải chịu cảnh đứng rìa nhục nhã. Hoài Văn giằng co với lính canh, chạy xuống thuyền rồng xin Vua cho đánh, rồi đặt thanh gươm lên gáy chịu tội. Vua không những tha tội mà còn ban cho Quốc Toản cam quý vì thấy cậu còn trẻ mà đã biết lo việc nước. Vì bị Vua xem là trẻ con và căm giận khi nghĩ tới quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình, Hoài Văn vô tình bóp nát quả cam. Chàng hạ quyết tâm trên chính bến Bình Than rằng: “Rồi xem ai giết được giặc, ai báo được ơn vua, xem ai hơn, ai kém. Rồi triều đình sẽ biết tay ta”.

- Bối cảnh: Tác phẩm lấy bối cảnh cuộc chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai của nhà Trần, cuộc chiến gay go và khốc liệt nhất.

Câu 2 (trang 15 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản có tâm trạng như thế nào khi phải đứng trên bờ nhìn quang cảnh một sự kiện đặc biệt đang diễn ra ở bến Bình Than?

Trả lời:

Tâm trạng của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản khi phải đứng trên bờ nhìn quang cảnh một sự kiện đặc biệt đang diễn ra ở bến Bình Than là:

- Nôn nóng khi các em họ “những người em họ” ấy được tham dự họp bàn việc nước với nhà vua.

- Chàng lại nghĩ đến thân mình vì cha mất sớm, nên phải chịu cảnh đứng rìa nhục nhã.

Câu 3 (trang 15 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Khi bị quân Thánh Dực ngăn cản xuống bến gặp vua, Trần Quốc Toản có hành động gì khác thường? Vì sao Trần Quốc Toản có hành động như vậy?

Trả lời:

- Khi bị quân Thánh Dực ngăn cản xuống bến gặp vua, Trần Quốc Toản có hành động khác thường:

+ Tuốt gươm, mắt trừng lên một cách điên dại: “Không buông ra ta chém!”.

+ Đỏ mặt bừng bừng quát lớn: “Ta xuống xin bệ kiến quan gia, không kẻ nào được giữ ta lại. Lôi thôi thì hãy nhìn lưỡi gươm này!”

+ Quốc Toản vung gươm múa tít, không ai dám tới gần.

- Trần Quốc Toản có hành động như vậy bởi vì chàng nóng lòng cho việc nước. Quốc Toản hành động không e sợ chỉ để mong gặp được nhà vua và tâu lên ý kiến xin đánh. Cho thấy sự dũng cảm, lòng yêu nước bất diệt của chàng.

Câu 4 (trang 15 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Chứng kiến hành động và nghe lời tâu bày của Trần Quốc Toản, vua Thiệu Bảo có thái độ và cách xử lí thế nào? Thái độ và cách xử lí đó cho thấy điều gì ở vị vua này?

Trả lời:

- Chứng kiến hành động và nghe lời tâu bày của Trần Quốc Toản, vua Thiệu Bảo có thái độ và cách xử lí:

+ Vua gật đầu mỉm cười nhìn Hưng Đạo Vương.

+ Vua tha tội, khuyên Quốc Toản về quê chăm mẹ.

+ Vua ban cho Quốc Toản cam quý vì thấy cậu còn trẻ mà đã biết lo việc nước.

- Thái độ và cách xử lí đó cho thấy vua Thiệu Bảo là một người hiền từ, anh minh và sáng suốt.

Câu 5 (trang 15 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Trong lời người kể chuyện đôi chỗ xen vào những ý nghĩ thầm kín của nhân vật Trần Quốc Toản. Hãy nêu một vài trường hợp và phân tích tác dụng của sự đan xen đó.

Trả lời:

Những ý nghĩ của nhân vật xen vào lời của người kể chuyện:

- Cha ta mất sớm, nên ta mới phải đứng rìa nhục nhã thế này!

- Đứng mãi đây cho đến bao giờ? Thôi thì liều một chết vậy. Ta cứ xuống, chỉ nói hai tiếng xin đánh, rồi mặc cho triều đình luận tội.

- Ta sẽ chiêu binh mãi mã, cầm quân đi đánh giặc. Xem cái thằng ngoài rìa này có phải là một kẻ toi cơm không.

=> Tác dụng: Làm nổi bật lên con người Trần Quốc Toản – một người anh hùng nhỏ tuổi có lòng yêu nước bất diệt, sớm lòng lo việc nước và bất bình khi phải đứng ngoài cuộc họp của các vương hầu.

Câu 6 (trang 15 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Những nét tính cách nào của Trần Quốc Toản được thể hiện qua lời đối thoại với các nhân vật khác trong truyện?

Trả lời:

- Khi đối thoại với đám quân Thánh Dực: khảng khái, oai phong.

- Khi đối thoại với chú Chiêu Thành Vương: Lễ phép, giải thích rõ ràng, thẳng thắn, biết lo việc nước. Quyết và gan dạ phản đối khi nghe có ý chủ hòa.

- Khi đối thoại với nhà vua: Nhiệt tình và dũng khí hét lên “Xin quan gia cho đánh”.

Câu 7 (trang 15 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Trong truyện này, ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật đều mang đậm màu sắc lịch sử. Hãy nêu ví dụ và cho biết tác dụng.

Trả lời:

Ví dụ cho thấy ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật đều mang đậm màu sắc lịch sử:

- Ngôn ngữ người kể chuyện: hội sư, thuyền ngự, đại vương, đấng thiên tử,…

- Ngôn ngữ nhân vật: Quân pháp vô thân, vua lo thì kẻ thần tử cũng phải lo,…

Tác dụng: Làm nổi bật khung cảnh cuộc hội họp trước cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần thứ hai của nhà Trần. Thể hiện được tính cách của các nhân vật đặc biệt là nhân vật Trần Quốc Toản: Tuy tuổi đời còn trẻ nhưng tính cách quyết đoán, gan dạ và khí phách anh hùng dòng dõi nhà Trần của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản đã được bộc lộ rõ qua từng suy nghĩ, hành động, cử chỉ.

Câu 8 (trang 15 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Hãy khái quát chủ đề của văn bản và cho biết căn cứ vào đâu em khái quát như vậy.

Trả lời:

- Chủ đề: Tình yêu nước, lòng trung quân ái quốc của người anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản.

- Căn cứ vào nội dung văn bản để khái quát chủ đề của tác phẩm.

Bài tập (trang 15 sgk Ngữ văn 8 Tập 1)Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích chi tiết Trần Quốc Toản bóp nát quả cam.

Đoạn văn tham khảo

Được đọc cuốn Lá cờ thiêu sáu chữ vàng cũng đã lâu rồi, nhưng trong tâm trí em như đang phấp phới lá cờ trận đỏ chói của người thiếu niên mười sáu tuổi đánh quân Nguyên tự thuở nào “căng phồng lên trong gió hè lồng lộng thổi… đi mãi, đi mãi tới những nơi nào còn có bóng quân Nguyên”. Từ vài dòng còn ghi trên trang lịch sử, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã làm sống dậy thật đẹp cả một trang anh hùng trong một triều đại anh hùng, in đậm trong em hình ảnh người thiếu niên anh hùng bóp nát quả cam. Lúc này đây, tâm trạng của Hoài Văn Hầu vừa tức vừa hờn vừa tủi, bởi tuy được ban cam quý nhưng việc nước vẫn không được bàn. Nhưng uất nhất là đám quân Thánh Dực cũng khúc khích cười chế nhạo. Từ đó, người thiếu niên anh hùng nhen nhóm những hy vọng đầu tiên cho chiêu binh mãi mã đánh bại quân giặc. Điều đó cho em thấy không chỉ gan to, chí quyết của một Hoài Văn, mà còn khiến em hết sức tự hào với tráng khí nhà Trần. Trần Quốc Toản không chỉ thể hiện nhiệt tình cao quý ấy bằng lời, mà còn tự nguyện thể hiện nó bằng hành động, trước hết bằng cử chỉ đã được ghi lại sáng ngời trong lịch sử sách; sức phẫn nộ, chí diệt thù đã chuyển một phần thành năng lượng bóp nát quả cam vua ban trong tay lúc nào không biết!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Đặng Mỹ Duyên
08/09 20:33:48
+4đ tặng
Dưới đây là một bài soạn văn về tác phẩm “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng:
 
---
 
### **Lá Cờ Thêu Sáu Chữ Vàng**
 
**1. Giới thiệu chung**
 
- **Tác giả**: Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960), nhà văn nổi tiếng của nền văn học hiện đại Việt Nam. Ông được biết đến với những tác phẩm thể hiện tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc.
- **Tác phẩm**: "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Huy Tưởng, viết về cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông trong lịch sử Việt Nam.
 
**2. Tóm tắt nội dung**
 
Tác phẩm kể về câu chuyện của Trần Quốc Toản, một nhân vật lịch sử nổi tiếng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Trong bối cảnh đất nước đang đối mặt với nguy cơ xâm lược, Trần Quốc Toản, dù còn trẻ tuổi, đã thể hiện sự dũng cảm và tinh thần quyết chiến bằng cách làm một lá cờ thêu sáu chữ vàng “Tận trung với nước, tận hiếu với dân”. Lá cờ này không chỉ là biểu tượng của lòng yêu nước mà còn là động lực tinh thần mạnh mẽ cho toàn quân và nhân dân trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm.
 
**3. Phân tích nhân vật Trần Quốc Toản**
 
- **Ngoại hình và phẩm chất**: Trần Quốc Toản được miêu tả là một người dũng cảm, khôi ngô, và có tầm nhìn xa rộng. Dù tuổi còn trẻ, ông thể hiện sự trưởng thành và quyết đoán trong những hành động của mình. 
- **Suy nghĩ và tâm trạng**: Trần Quốc Toản có lòng yêu nước mãnh liệt và luôn suy nghĩ về trách nhiệm của mình đối với đất nước. Ông cảm thấy nỗi đau khổ của nhân dân và luôn muốn làm điều gì đó để góp phần vào công cuộc bảo vệ Tổ quốc.
- **Hành động và lời nói**: Hành động nổi bật của Trần Quốc Toản là làm lá cờ thêu sáu chữ vàng, một biểu tượng mạnh mẽ của tinh thần kháng chiến. Ông quyết tâm và tận tụy với sự nghiệp chống ngoại xâm, lời nói của ông thể hiện sự kiên định và lòng dũng cảm.
 
**4. Ý nghĩa của lá cờ thêu sáu chữ vàng**
 
- **Biểu tượng tinh thần**: Lá cờ thêu sáu chữ vàng không chỉ là một biểu tượng vật lý mà còn mang ý nghĩa tinh thần sâu sắc. Nó thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết và sự hy sinh vì Tổ quốc.
- **Động lực kháng chiến**: Lá cờ đã trở thành động lực lớn lao cho quân và dân, khơi dậy tinh thần chiến đấu và quyết tâm chống giặc.
 
**5. Giá trị của tác phẩm**
 
- **Giá trị lịch sử**: Tác phẩm phản ánh một giai đoạn quan trọng trong lịch sử Việt Nam, qua đó khắc họa tinh thần chống ngoại xâm của dân tộc.
- **Giá trị văn học**: “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Huy Tưởng với lối viết cảm động và lôi cuốn, thể hiện sự kết hợp giữa yếu tố lịch sử và giá trị nhân văn sâu sắc.
 
**6. Kết luận**
 
"Lá cờ thêu sáu chữ vàng" là một tác phẩm xuất sắc không chỉ về mặt nội dung mà còn về mặt hình thức, thể hiện sâu sắc tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc. Qua nhân vật Trần Quốc Toản và lá cờ thêu sáu chữ vàng, tác phẩm mang đến một thông điệp mạnh mẽ về lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm và sự hy sinh vì sự nghiệp chung.
 
---
 
0
0
whynothnguyen
08/09 20:34:26
+3đ tặng

Câu hỏi 1 (trang 10 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Chia sẻ cảm nghĩ của em về người anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản (qua các tài liệu lịch sử, sách báo, phim ảnh,… mà em đã đọc, đã xem).

Trả lời:

- Trần Quốc Toản đã đi vào lịch sử với lòng dũng cảm và tinh thần yêu nước, dám hi sinh mạng sống vì dân tộc của mình.

- Ông nổi tiếng có công tham gia kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai và hi sinh anh dũng khi tuổi đời còn rất trẻ. Sự tích về ông được đánh giá là hiển hách, thể hiện sự dũng mãnh và kiên định của một người thanh niên trẻ tuổi trước giặc ngoại xâm.

Câu hỏi 2 (trang 10 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Ngoài Trần Quốc Toản, em còn biết thêm những nhân vật thiếu nhi lỗi lạc nào trong lịch sử?

Trả lời:

Ngoài Trần Quốc Toản, em biết thêm những nhân vật thiếu nhi lỗi lạc nào trong lịch sử là: Vừ A Dính, Kim Đồng, Lý Tự Trọng, Nguyễn Bá Ngọc,…

 

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:

1. Theo dõi: Quang cảnh, không khí ở bến Bình Than – nơi diễn ra một hội nghị quan trọng.

- Quang cảnh:

+ Hai cây đa cổ thụ che kín cả một khúc sông.

+ Dưới bến, những thuyền lớn của các vương sư về hội sư, đậu dài san sát, sơn đủ các màu. Trên mui thuyền phất phới những lá cờ của Chiêu Minh Vương, của Chiêu Quốc Vương, của Chiêu Văn Vương, của Hưng Đạo Vương, của Chiêu Thành Vương.

- Không khí: Tưng bừng, khí thế, tráng lệ “những lá cờ bay múa trên những đoàn thuyền đẹp như gấm hoa”.

2. Theo dõi: Những ý nghĩ của nhân vật xen vào lời của người kể chuyện.

- Cha ta mất sớm, nên ta mới phải đứng rìa nhục nhã thế này!

- Đứng mãi đây cho đến bao giờ? Thôi thì liều một chết vậy. Ta cứ xuống, chỉ nói hai tiếng xin đánh, rồi mặc cho triều đình luận tội.

- Ta sẽ chiêu binh bãi mã, cầm quân đi đánh giặc. Xem cái thằng ngoài rìa này có phải là một kẻ toi cơm không.

3. Theo dõi: Hoài Văn có những suy nghĩ gì khi thấy các vương hầu họp bàn việc nước?

- Bàn gì thì bàn dám chắc cũng chẳng ngoài cái việc lớn là cho quân Nguyên mượn đường vào đánh chiêm thành hay chống cự lại mà thôi.

- Dã tâm của quân giặc đã hai năm rõ mười rồi. Nó giả tiếng mượn đường, kì thực là để cướp sống lấy nước Nam.

- Chỉ có việc đánh, làm gì phải kéo ra tận đây bàn đi bàn lại?

4. Dự đoán: Điều gì sẽ xảy ra khi Hoài Văn có hành động vượt khuôn phép?

Khi Hoài Văn có hành động vượt khuôn phép thì:

- Lính ập đến giữ lấy Hoài Văn.

- Bị mời ra ngoài và có thể bị trị tội.

5. Theo dõi: Hoài Văn giải thích như thế nào về hành động của mình?

- Cháu biết là mang tội lớn. Nhưng cháu trộm nghĩ rằng khi quốc biến thì đứa trẻ cũng phải lo, huống chi cháu đã lớn. Cháu chưa đến tuổi dự bàn việc nước, nhưng cháu có phải là giống cỏ cây đâu mà ngồi yên được? Vua lo thì kẻ thần tử cũng phải lo. Cha cháu mất sớm, cháu được chú nuôi nấng. Chú thường dạy cháu những điều trung nghĩa, cháu vẫn ghi trong tấc dạ. Cháu liều chết đến đây, chỉ muốn góp một vài lời. Thưa chú, chẳng hay quan gia cùng các vương hầu định bàn thế nào? Cho nó mượn đường hay đánh lại?

6. Theo dõi: Thái độ của Trần Quốc Toản thể hiện như thế nào qua lời nói?

- Thái độ của Trần Quốc Toản được thể hiện qua lời nói: bất bình, bức xúc, căm thù giặc khi nghe có người chủ hòa.

7. Đối chiếu: Cách nhà vua xử lí hành động có đúng như dự đoán của em không?

- Dự đoán: Hoài Văn bị lính vây bắt, bị đuổi ra ngoài và trị tội.

- Đối chiếu: Vua tha tội cho Hoài Văn, khuyên răn và cho Hoài Văn một quả cam.

=> Không giống như dự đoán của em.

8. Theo dõi: Tâm trạng của Hoài Văn.

- Hoài Văn vừa tức vừa hờn vừa tủi.

- Uất nhất là dám quân Thánh Dực cũng khúc khích cười chế nhạo.

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Văn bản nói về Hoài Văn dù tuổi còn nhỏ, nhưng chàng đã ý thức được bổn phận của một đấng nam nhi thời loạn, ngay trong cả giấc mơ cũng mong được giết giặc giúp nước.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo