Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận của em về 2 câu cuối của bài thơ Ngắm trăng

Cảm nhận của em về 2 câu cuối của bài thơ Ngắm trăng:
"Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia"
(Hồ Chí Minh)
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
384
2
0
Nghiêm Xuân Hậu
20/02/2019 21:00:00
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"

Ít thấy ai thương trăng trong cái tư thế lạ kỳ này. Đọc lại nguyên văn chữ Hán để thấy rõ hơn vị trí của ba "nhân vật": người, trăng và cái song sắt nhà tù. "Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia". Nhân, nguyệt rồi nguyệt, thi gia ở hai đầu câu thơ, cái song sắt chắn giữa. Trong mối tương giao tri kỷ tri âm giữa con người và vầng trăng, cái song sắt hiện lên thật thô bạo và bất lực. Hồ Chí Minh ngắm trăng rất giống người xưa trong niềm say mê cái đẹp thiên nhiên nhưng cũng khác người xưa trong sự phát hiện vẻ đẹp của cõi người. Người xưa ngắm trăng thấy trăng đẹp trăng trong càng ngậm ngùi cho cõi đời trầm luân cát bụi. Với Hồ Chí Minh, người ngắm trăng, mê trăng thì trăng cũng mê người. Đây không chỉ là cái hay của bút pháp mà chính là vẻ đẹp của một nhân sinh quan. Cũng cần chú ý thêm: để biểu hiện con người, ở đầu câu thơ trên tác giả dùng chữ nhân, ở cuối câu thơ dưới tác giả dùng thi gia. Hai chữ ấy, cố nhiên, vẫn chỉ là một đối tượng, nhưng đã có sự biến đổi: trước cuộc ngắm trăng, đấy là người tù, sau cuộc ngắm trăng người tù biến mất và xuất hiện nhà thơ. Rõ ràng đã có một cuộc "vượt ngục", và như đã nói trên: cuộc "vượt ngục" đã hoàn thành một cách thần kỳ. Bác đã quên đi trong phút chốc cái hiện thực phũ phàng, nghiệt ngã chố lao tù để thảnh thơi mà "thưởng nguyệt" như cái thú thanh cao của thi sĩ muôn đời. Vẻ đẹp thiên nhiên ở đây giản dị mà độc đáo : ánh trăng soi qua khung cửa sổ nhà lao và trở thành tri âm, tri kỉ của người tù.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
doan man
20/02/2019 21:00:08

Ít thấy ai thương trăng trong cái tư thế lạ kỳ này. Đọc lại nguyên văn chữ Hán để thấy rõ hơn vị trí của ba "nhân vật": người, trăng và cái song sắt nhà tù. "Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia". Nhân, nguyệt rồi nguyệt, thi gia ở hai đầu câu thơ, cái song sắt chắn giữa. Trong mối tương giao tri kỷ tri âm giữa con người và vầng trăng, cái song sắt hiện lên thật thô bạo và bất lực. Hồ Chí Minh ngắm trăng rất giống người xưa trong niềm say mê cái đẹp thiên nhiên nhưng cũng khác người xưa trong sự phát hiện vẻ đẹp của cõi người. Người xưa ngắm trăng thấy trăng đẹp trăng trong càng ngậm ngùi cho cõi đời trầm luân cát bụi. Với Hồ Chí Minh, người ngắm trăng, mê trăng thì trăng cũng mê người. Đây không chỉ là cái hay của bút pháp mà chính là vẻ đẹp của một nhân sinh quan. Cũng cần chú ý thêm: để biểu hiện con người, ở đầu câu thơ trên tác giả dùng chữ nhân, ở cuối câu thơ dưới tác giả dùng thi gia. Hai chữ ấy, cố nhiên, vẫn chỉ là một đối tượng, nhưng đã có sự biến đổi: trước cuộc ngắm trăng, đấy là người tù, sau cuộc ngắm trăng người tù biến mất và xuất hiện nhà thơ. Rõ ràng đã có một cuộc "vượt ngục", và như đã nói trên: cuộc "vượt ngục" đã hoàn thành một cách thần kỳ.

Bác đã quên đi trong phút chốc cái hiện thực phũ phàng, nghiệt ngã chố lao tù để thảnh thơi mà "thưởng nguyệt" như cái thú thanh cao của thi sĩ muôn đời. Vẻ đẹp thiên nhiên ở đây giản dị mà độc đáo : ánh trăng soi qua khung cửa sổ nhà lao và trở thành tri âm, tri kỉ của người tù.

1
1
doan man
20/02/2019 21:02:17
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ..
Bác đã chào đón người bạn trăng như vậy – không rượu, không hoa chỉ có… đôi mắt nhìn nhau và tấm lòng hướng tới. Song kì diệu hơn nữa là cái tư thế ngắm trăng, cái hoàn cảnh gặp gỡ của đôi tri âm, tri kỉ. Đọc ở nguyên bản chữ Hán, ta càng thấy rõ đặc điểm của cuộc gặp gỡ này, cũng đã hiểu sâu nghệ thuật cấu trúc câu thơ tả thực, rất thực của tác giả..
Sự thể lộ giãi bày chân thành tự do trong tâm hồn sâu thẳm của Người được trăng cảm động và sẻ chia: Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. Thì ra, ánh trăng không phải là vô tình mà thấu hiểu được hoàn cảnh ngắm trăng của Bác, tạo điều kiện để cùng Bác giao hòa. Từ nhòm thể hiện sự chủ động của ánh trăng tìm đến Bác. Vậy là cả người và trăng đều chủ động tìm đến giao hòa cùng nhau, ngắm nhau say đắm. Trong hoàn cảnh khác thường nên cách ngắm trăng trong tù cũng khác thường. Người tù lúc này muốn ngắm trăng phải hướng ra ngoài cửa sổ, còn trăng muôn ngắm nhà thơ phải theo vào qua khe cửa. Vậy là người và trăng đều có hai sự vận động. Người hướng ra ngoài cửa sổ ngắm trăng, còn trăng vận động theo khe cửa sổ và ngắm nhà thơ. Hai sự vận động có thể nói đều là cuộc vượt ngục về tinh thần và khi vượt ngục thì trăng và người đều được tự do để đến với nhau. Điều băn khoăn đến đây đã được Bác giải đáp một cách thỏa đáng. Bài thơ không những thể hiện tình yêu thiên nhiên của một tâm hồn nghệ sĩ hết mức nhạy cảm mà còn thể hiện một triết lý nhân sinh, một hành động đúng qui luật để được hưởng tự do trong mọi hoàn cảnh của Bác.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×