Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

a) Theo em, để lập kế hoạch kinh doanh, chủ thể kinh doanh cần thực hiện những bước nào? Vì sao? Em hãy phân tích nội dung từng bước và lấy ví dụ minh họa. b) Dựa vào các bước lập kế hoạch kinh doanh trên, em hãy thực hành lập một kế hoạch kinh doanh dựa theo gợi ý dưới đây: Tên kế hoạch kinh doanh: Ý tưởng kinh doanh Mục tiêu kinh doanh Các điều kiện thực hiện ý tưởng kinh doanh Chiến lược kinh doanh Những cơ hội, rủi ro và biện pháp xử lí Dự kiến ...

a) Theo em, để lập kế hoạch kinh doanh, chủ thể kinh doanh cần thực hiện những bước nào? Vì sao? Em hãy phân tích nội dung từng bước và lấy ví dụ minh họa.

b) Dựa vào các bước lập kế hoạch kinh doanh trên, em hãy thực hành lập một kế hoạch kinh doanh dựa theo gợi ý dưới đây:

Tên kế hoạch kinh doanh:

Ý tưởng kinh doanh

Mục tiêu kinh doanh

Các điều kiện thực hiện ý tưởng kinh doanh

Chiến lược kinh doanh

Những cơ hội, rủi ro và biện pháp xử lí

Dự kiến kết quả đạt được

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
23
0
0
Tôi yêu Việt Nam
11/09/2024 11:56:55

♦ Yêu cầu a)

- Nhiệm vụ 1: Các bước và lý do cần thực hiện:

Bước thực hiện

Lý do cần thực hiện

Bước 1. Xác định ý tưởng kinh doanh

- Ý tưởng kinh doanh có vai trò định hướng, giúp chủ thể kinh doanh xác định được những vấn đề cơ bản của kinh doanh.

Bước 2: Xác định mục tiêu kinh doanh

- Mục tiêu kinh doanh là định hướng, nhiệm vụ doanh nghiệp phải hoàn thành, là cơ sở để đánh giá kết quả kinh doanh.

- Xác định đúng mục tiêu kinh doanh sẽ góp phần giúp cho chủ thể kinh doanh hoạch định đúng những chính sách phát triển, biện pháp thực hiện,… trong quá trình kinh doanh.

Bước 3: Phân tích các điều kiện thực hiện ý tưởng kinh doanh

- Để đảm bảo tính khả thi của ý tưởng kinh doanh và có cơ sở để xác định chiến lược kinh doanh, phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để kinh doanh thành công cần phân tích đầy đủ các điều kiện thực hiện ý tưởng kinh doanh.

Bước 4: Xác định chiến lược kinh doanh

- Chiến lược kinh doanh thể hiện mục tiêu chinh phục thị trường kinh doanh cụ thể. Sự thành bại của chiến lược sẽ tác động trực tiếp đến các kế hoạch kinh doanh cụ thể trong nội bộ đơn vị kinh doanh.

Bước 5: Đánh giá cơ hội, rủi ro và biện pháp xử lí

- Cơ hội kinh doanh có thể xuất hiện từ bên ngoài như sự gia tăng của thị trường, sự phát triển của khoa học công nghệ nhưng cũng có thể do chính chủ thể kinh doanh tạo ra. Các cơ hội này thường đi kèm với thách thức và rủi ro tiềm ẩn như: thiên tai, thay đổi về chính sách môi trường đầu tư kinh doanh, rủi ro về kĩ thuật, rủi ro về cung cấp đầu vào,...

=> Vì vậy, doanh nghiệp cần phân tích, nắm bắt, khai thác cơ hội, hạn chế rủi ro để đạt được kết quả cao hơn trong kinh doanh.

- Nhiệm vụ 2: Phân tích nội dung cụ thể và ví dụ của từng bước:

Bước 1. Xác định ý tưởng kinh doanh.

+ Xác định định hướng, ý tưởng kinh doanh là bước khởi đầu của quá trình lập kế hoạch kinh doanh.

+ Để xác định ý tưởng kinh doanh, cần dựa vào lợi thế nội tại như sự đam mê; hiểu biết; khả năng huy động các nguồn lực (tài chính, kết nối với khách hàng, nhà cung cấp đầu vào, nhà tài trợ,...); cơ hội bên ngoài như nhu cầu sản phẩm trên thị trường; nguồn cung ứng; sự cạnh tranh;...

Lưu ý: Cần đánh giá ý tưởng kinh doanh dựa trên các tiêu chí cơ bản như tính vượt trội; tính mới mẻ, độc đáo; tính hữu dụng; tính khả thi và lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ so với các sản phẩm, dịch vụ đã có trên thị trường.

Ví dụ minh họa:

- Bạn H yêu thích hoa và mơ ước mở cửa hàng hoa tươi

- Sau khi nghiên cứu thị trường, phân tích nhu cầu khách hàng và khả năng của bản thân, bạn lên ý tưởng kinh doanh

- Bạn xây dựng định hướng kinh doanh với sản phẩm chất lượng, dịch vụ hàng đầu, thoả mãn nhu cầu về hoa tươi hướng đến cuộc sống xanh, đẹp

- Ngoài ra, H đã kết nối được nguồn hoa tươi tại vườn đa dạng, giá cả phải chăng, đội ngũ nhân sự giỏi,...

Bước 2. Xác định mục tiêu kinh doanh:

+ Xác định mục tiêu kinh doanh là việc đặt ra những kế hoạch và mục tiêu cụ thể sẽ đạt được trong tương lai, bao gồm: doanh số bán hàng, tối ưu hoá lợi nhuận, mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu và uy tín, phát triển sản phẩm, mục tiêu xã hội và môi trường...

+ Lưu ý: Khi xác định mục tiêu kinh doanh, cần đảm bảo các mục tiêu rõ ràng và cụ thể (Ví dụ, tăng lợi nhuận trong năm đầu tiên là ...%; doanh số bán hàng là ... sản phẩm/tháng....); phải có tính khả thi và có thể đạt được trên cơ sở điều kiện hiện tại. Trong một số trường hợp, có thể cần điều chỉnh mục tiêu do thay đổi điều kiện hoặc mục tiêu ban đầu không phù hợp nữa.

Ví dụ minh họa:

- Mục tiêu kinh doanh của bạn H như sau:

+ Sáu tháng đầu: Được người tiêu dùng đón nhận và hài lòng về sản phẩm. Đa dạng hoá sản phẩm với chất lượng đảm bảo và số lượng ngày càng tăng

+ Một năm thu hồi vốn đầu tư ban đầu; hai năm mở được hệ thống cửa hàng thứ hai và thứ ba; ba năm chiếm lĩnh 20% thị phần tại khu vực

+ Xây dựng chuỗi thương hiệu hoa tươi và mở các lớp đào tạo về nghệ thuật cắm hoa sau năm năm hoạt động

Bước 3. Phân tích các điều kiện thực hiện ý tưởng kinh doanh.

+ Phân tích các điều kiện thực hiện ý tưởng kinh doanh bao gồm phân tích về sản phẩm, dịch vụ kinh doanh; khách hàng, thị trường; tài chính; nhân sự, cụ thể:

+ Sản phẩm: Chất lượng, giá cả, dịch vụ khách hàng, tính năng, điểm mạnh và điểm yếu của sản phẩm so với đối thủ và yêu cầu của khách hàng.

+ Khách hàng: Nhu cầu, mong muốn, độ tuổi, giới tính, thu nhập và hành vi của người tiêu dùng.

+ Thị trường: Quy mô thị trường, tốc độ tăng trưởng, xu hướng và các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường như đối thủ cạnh tranh, yếu tố pháp lí....

+ Tài chính: Số vốn hiện có, số vốn cần huy động.

+ Nhân sự. Số lượng, chất lượng. kĩ năng chuyên môn, kinh nghiệm,...

Ví dụ minh họa: Bạn H phân tích các điều kiện thực hiện hoạt động kinh doanh của mình:

- Điểm mạnh: Cửa hàng có nguồn cung ứng hoa ổn định; sản phẩm đa dạng; nhân viên có kiến thức và kĩ năng cắm hoa tốt; áp dụng những kĩ thuật và công nghệ mới trong ngành hoa tươi;

- Điểm yếu: Cửa hàng chưa mạnh về nguồn tài chính, 50% vốn chủ, vốn vay 50%, đang kêu gọi vốn để thực hiện nhiều chương trình marketing xây dựng thương hiệu.

- Cơ hội: Chất lượng của cuộc sống ngày càng tăng nên cầu về thị trường hoa tươi tăng. Hoa tươi cũng được áp dụng nhiều trong việc tạo các sản phẩm như tranh hoa, đèn hoa,... - Thách thức: Đối thủ cạnh tranh có nhiều mức giá và chất lượng khác nhau, thoả mãn đa dạng nhu cầu của khác hàng.

Bước 4. Xác định chiến lược kinh doanh.

Xác định chiến lược kinh doanh liên quan đến các hoạt động và kế hoạch thực hiện hoạt động nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh đã đề ra như:

+ Kế hoạch sản xuất cung cấp sản phẩm: Thực hiện các hoạt động liên quan đến quy trinh sản xuất, nhập hàng, cung ứng sản phẩm cho khách hàng.

+ Kế hoạch bán hàng, tiếp thị và quảng cáo sản phẩm đến khách hàng.

+ Kế hoạch tài chính: Xác định quy mô vốn đầu tư, chi phí đầu tư, dự toán tài chính, chuẩn bị mặt bằng, máy móc, thiết bị; thực hiện quản lí tài chính (ngân sách, thu nợ và thanh toán nợ, theo dõi lợi nhuận, lỗ lãi và báo cáo tài chính định kĩ).

+ Kế hoạch triển khai: Lên lịch thực hiện, quản lí nguồn lực và đảm bảo rằng dự án tiến triển theo kế hoạch.

Ví dụ minh họa: Bạn H xây dựng chiến lược hoạt động:

- Kế hoạch sản xuất/ cung ứng dịch vụ: thiết kế mẫu hoa đa dạng, quy trình cung ứng nhanh, nhiều mức giá phù hợp

- Kế hoạch tài chính: theo dõi thu chi tài chính chặt chẽ thông qua hệ thống sổ sách nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư, tăng lợi nhuận trong kế hoạch tài chính

- Kế hoạch marketing: thực hiện quảng cáo trên nhiều phương tiện, da dạng về hình thức marketing để thu hút khách hàng

- Kế hoạch nguồn nhân lực: để phát triển nhân lực, thực hiện liên kết đơn vị đào tạo nâng cao kiến thức, kĩ năng cho nhân viên để đội ngũ nhân sự có tay nghề và thẩm mĩ trong thiết kế hoa

Bước 5. Đánh giá cơ hội, rủi ro và biện pháp xử lí

+ Trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh, chủ thể kinh doanh cần xác định các cơ hội, rủi ro có thể gặp phải, từ đó có biện pháp xử lí phù hợp.

+ Các cơ hội có thể bao gồm sự gia tăng nhu cầu của thị trường, sự phát triển khoa học công nghệ.... Các cơ hội này thường đi kèm với rủi ro và thách thức, trong đó những rủi ro có thể gặp phải như thiên tai, những thay đổi về chính sách, mỗi trường kinh doanh, tài chính, nhà cung cấp nguyên vật liệu, nhân sự, quản lí.

Ví dụ minh họa: Bạn H phân tích các rủi ro tiềm ẩn…

- Rủi ro về hoa tươi tồn đọng sẽ xử lí để làm hoa khô.

- Rủi ro khi có biến động tăng giá nguồn cung, thời gian đầu sẽ giữ giá bán, giảm lợi nhuận để giữ khách hàng, sau đó nâng dần mức giá phù hợp với thị trường.

- Kí kết hợp đồng đầu ra với nông trại trồng hoa để kiểm soát tốt nguồn nguyên liệu

♦ Yêu cầu b) Tham khảo kế hoạch kinh doanh hoa tươi

Tên kế hoạch kinh doanh: KẾ HOẠCH KINH DOANH HOA TƯƠI

Ý tưởng kinh doanh

- Sản phẩm: các loại hoa tươi

- Đối tượng khách hàng: người dân và các doanh nghiệp/ hộ kinh doanh,… trên địa bàn thị trấn X và vùng phụ cận

- Nhu cầu của khách hàng: dùng hoa tươi để phục vụ nhu cầu cá nhân, làm quà tặng, sử dụng trong các dịp lễ, tết, làm nguyên liệu sản xuất (ví dụ: chiết xuất tinh dầu hoa; mĩ phẩm từ thiên nhiên…)…

- Nguồn cung ứng: các vườn, nông trại trồng hoa ở vùng ngoại ô của thị trấn X đảm bảo cung ứng các sản phẩm chất lượng tốt, giá thành phải chăng,…

Mục tiêu kinh doanh

- Sáu tháng đầu: Được người tiêu dùng đón nhận và hài lòng về sản phẩm. Đa dạng hoá sản phẩm với chất lượng đảm bảo và số lượng ngày càng tăng

- Một năm thu hồi vốn đầu tư ban đầu;

- Hai năm mở được hệ thống cửa hàng thứ hai và thứ ba đồng thời mở rộng quy mô thị trường ra toàn tỉnh/ thành phố X;

- Ba năm chiếm lĩnh 20% thị phần tại khu vực tỉnh/ thành phố X

- Xây dựng chuỗi thương hiệu hoa tươi và mở các lớp đào tạo về nghệ thuật cắm hoa sau năm năm hoạt động

Các điều kiện thực hiện ý tưởng kinh doanh

- Điểm mạnh: Cửa hàng có nguồn cung ứng hoa ổn định; sản phẩm đa dạng; nhân viên có kiến thức và kĩ năng cắm hoa tốt; áp dụng những kĩ thuật và công nghệ mới trong ngành hoa tươi;

- Điểm yếu: Cửa hàng chưa mạnh về nguồn tài chính, 50% vốn chủ, vốn vay 50%, đang kêu gọi vốn để thực hiện nhiều chương trình marketing xây dựng thương hiệu.

- Cơ hội: Chất lượng của cuộc sống ngày càng tăng nên cầu về thị trường hoa tươi tăng. Hoa tươi cũng được áp dụng nhiều trong việc tạo các sản phẩm như tranh hoa, đèn hoa,...

- Thách thức: Đối thủ cạnh tranh có nhiều mức giá và chất lượng khác nhau, thoả mãn đa dạng nhu cầu của khác hàng…

Chiến lược kinh doanh

- Kế hoạch sản xuất/ cung ứng dịch vụ: thiết kế mẫu hoa đa dạng, quy trình cung ứng nhanh, nhiều mức giá phù hợp

- Kế hoạch tài chính: theo dõi thu chi tài chính chặt chẽ thông qua hệ thống sổ sách nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư, tăng lợi nhuận trong kế hoạch tài chính

- Kế hoạch marketing: thực hiện quảng cáo trên nhiều phương tiện, da dạng về hình thức marketing để thu hút khách hàng

- Kế hoạch nguồn nhân lực: để phát triển nhân lực, thực hiện liên kết đơn vị đào tạo nâng cao kiến thức, kĩ năng cho nhân viên để đội ngũ nhân sự có tay nghề và thẩm mĩ trong thiết kế hoa

Những cơ hội, rủi ro và biện pháp xử lí

- Rủi ro về hoa tươi tồn đọng => biện pháp xử lí: làm hoa khô, chiết xuất tinh dầu,…

- Rủi ro khi có biến động tăng giá nguồn cung => biện pháp xử lí:

+ Thời gian đầu sẽ giữ giá bán, giảm lợi nhuận để giữ khách hàng, sau đó nâng dần mức giá phù hợp với thị trường.

+ Kí kết hợp đồng đầu ra với nông trại trồng hoa để kiểm soát tốt nguồn nguyên liệu

Dự kiến kết quả

- Đạt được 80% các mục tiêu kinh doanh đã đề ra.

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×