LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chủ thể trong trường hợp sau thực hiện đúng hay thực hiện sai quyền của mình? Vì sao? Trường hợp. Là hàng xóm láng giềng thân thiết của nhau, ông A đã cho bà B vay 2 lượng vàng để bà bán đi lấy tiền hỗ trợ con trai xây dựng nhà mới. Thời hạn vay là 6 tháng (có giấy viết tay của bà B), con trai của bà B cũng biết mẹ mình vay 2 lượng vàng của ông A là để hỗ trợ cho mình. Ba tháng sau, trong một tai nạn giao thông, bà B đột ngột qua đời. Đến thời hạn trả nợ, ông A đã yêu cầu con trai bà B trả lại ...

Chủ thể trong trường hợp sau thực hiện đúng hay thực hiện sai quyền của mình? Vì sao?

Trường hợp. Là hàng xóm láng giềng thân thiết của nhau, ông A đã cho bà B vay 2 lượng vàng để bà bán đi lấy tiền hỗ trợ con trai xây dựng nhà mới. Thời hạn vay là 6 tháng (có giấy viết tay của bà B), con trai của bà B cũng biết mẹ mình vay 2 lượng vàng của ông A là để hỗ trợ cho mình. Ba tháng sau, trong một tai nạn giao thông, bà B đột ngột qua đời. Đến thời hạn trả nợ, ông A đã yêu cầu con trai bà B trả lại cho mình 2 lượng vàng đó. Nhưng con trai bà B không trả vì việc vay vàng là do mẹ anh vay chứ anh không vay. Mẹ anh đã mất nên anh không có nghĩa vụ phải trả nợ thay.
1 trả lời
Hỏi chi tiết
8
0
0

- Căn cứ vào khoản 1 và khoản 2 Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:

+ Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác; trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

+ Người vay tiền có nghĩa vụ phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản vay là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Như vậy, pháp luật không có quy định nào ghi nhận việc cha mẹ đi vay nợ thì con cái phải trả tiền thay, trừ những trường hợp được nêu tại mục sau:

▪ Là người bảo lãnh cho khoản vay của cha mẹ: căn cứ theo Điều 335 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì bảo lãnh là việc người thứ ba cam kết với người cho vay sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bên vay nếu đến thời hạn mà bên vay không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng. Như vậy, nếu người con bảo lãnh cho khoản vay của cha mẹ thì khi đến thời hạn thoả thuận mà cha mẹ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ thì người con sẽ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay.

▪ Nhận di sản thừa kế từ cha mẹ: khi người con được hưởng di sản thừa kế từ cha mẹ để lại, căn cứ theo Điều 614 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Dẫn chiếu Điều 615 của Bộ luật này, các con phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do bố mẹ mình để lại cụ thể: khi cha mẹ qua đời, các con được hưởng thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ tài sản mà cha mẹ để lại, nếu trước khi mất bố mẹ vay nợ thì con cái nhận di sản theo di chúc hoặc theo hàng thừa kế có trách nhiệm phải trả nợ thay; trường hợp mà di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do cha mẹ để lại tương ứng nhưng không được vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ khi có thoả thuận khác.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Giáo dục kinh tế và pháp luật Lớp 12 mới nhất
Trắc nghiệm Giáo dục kinh tế và pháp luật Lớp 12 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư