Trình bày về vùng kinh tế trọng điểm miền Trung theo các gợi ý sau:
- Diện tích, dân số, các đơn vị hành chính.
- Thế mạnh về tự nhiên.
- Thế mạnh về kinh tế - xã hội.
- Thực trạng phát triển kinh tế.
- Hướng phát triển.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trải dài trên diện tích gần 28 nghìn km² (8,5% diện tích tự nhiên cả nước) với số dân 6,55 triệu người, năm 2020 (7 % số dân cả nước) bao gồm 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định.
Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía bắc và phía nam, trên quốc lộ 1 và tuyến đường sắt Bắc - Nam, có các sân bay Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai và là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và Nam Lào, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có nhiều thuận lợi đối với việc phát triển kinh tế và giao lưu hàng hóa.
Thế mạnh hàng đầu của vùng là thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng để phát triển dịch vụ du lịch, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản và một số ngành khác nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Các ngành thế mạnh của vùng gồm: du lịch; giao thông vận tải biển; công nghiệp cơ khí ô tô; công nghiệp đóng tàu; công nghiệp sản xuất, chế biến thực phầm; công nghiệp sản xuất đồ uống; công nghiệp dệt, may và giày, dép; khai thác thủy sản; …
Định hướng phát triển: Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển tổng hợp là 3 lĩnh vực: du lịch, khai thác biển, khai thác rừng. Mở rộng thêm các ngành mới như lọc dầu, công nghiệp chế biến để thu hút nguồn lao động. Tập trung vào du lịch biển, du lịch sinh thái; sản xuât, lắp ráp ô tô; công nghiệp hóa dầu, công nghiệp quốc phòng; dịch vụ cảng biển. Giải quyết những khó khăn còn tồn đọng về cơ sở vật chất hạ tầng và lực lượng lao động bằng cách đầu tư, cải tiến cơ sở vật chất đặc biệt là đường giao thông. Là một vùng thường xuyên phải đối mặt với những thiên tai tự nhiên, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đặc biệt chú ý trong công tác phòng, chống thiên tai.Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |