Chọn một trong hai đề sau để viết thành bài văn ngắn
Đề 1. Giới thiệu về một hiện tượng tự nhiên mà em yêu thích.
Đề 2. Suy nghĩ về một thói hư tật xấu của người Việt làm ảnh hưởng tới lòng tự hào dân tộc.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
– Đề 1. Giới thiệu về một hiện tượng tự nhiên mà em yêu thích. Đây là yêu cầu viết văn bản thuyết minh (thuộc kiểu văn bản thông tin). HS đã được đọc hiểu và học cách viết một văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên. Vì thế, các em có thể viết bài thuyết minh về một hiện tượng. Đề nêu theo dạng mở để HS tự xác định hiện tượng tự nhiên yêu thích cho phù hợp. Yêu cầu về ý ở đề này chỉ cần HS nêu lên theo lô gích sau:
+ Nêu hiện tượng tự nhiên mà em yêu thích là hiện tượng nào. Mô tả hiện tượng tự nhiên ấy theo hiểu biết của mình.
+ Giải thích vì sao có hiện tượng ấy.
+ Có thể nêu các tác động tích cực và tiêu cực của hiện tượng (nếu có).
+ Cảm nghĩ, nhận xét của em về hiện tượng tự nhiên đã giới thiệu.
* Bài mẫu tham khảo:
Mẹ thiên nhiên đã mang đến cho con người hệ sinh thái tuyệt vời, còn tặng kèm cho chúng ta những hiện tượng thiên nhiên đầy kì thú, hấp dẫn. Cầu vồng là một hiện tượng dễ thấy, phổ biến nhất trong số đó.
Cầu vồng là những dải màu sắc đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím xếp liền kề nhau, xuất hiện trên bầu trời ngay sau cơn mưa. Đây là một hiện tượng vật lí khá thú vị. Ánh sáng Mặt Trời được tạo ra bởi các màu sắc hỗn hợp mà mắt người không nhìn thấy được. Chỉ khi được chiếu qua một tấm kính thủy tinh, các tia sáng bị bẻ cong tạo thành khúc xạ và tạo ra dải màu sắc liên tục. Ta gọi dải màu đó là quang phổ.
Trong tự nhiên, các giọt nước có thể đóng vai trò của một lăng kính. Khi trời vừa mưa xong, các hạt nước vẫn còn đọng lại trong không khí. Ánh Mặt Trời chiếu lên nó sẽ bị bẻ cong và phản xạ lại, đi ra ngoài theo góc 42 độ. Các màu sắc trong ánh sáng mặt trời sẽ được chiếu theo thứ tự: màu đỏ bị bẻ cong ít nhất và màu tím bị bẻ cong nhiều nhất. Đó chính là cầu vồng mà ta thường thấy.
Hiện tượng quang học này được tạo ra từ ánh sáng mặt trời và hơi nước, thế nên nó chỉ xuất hiện sau cơn mưa. Để ngắm nhìn cầu vồng, ta phải đứng thật xa, quay lưng về phía Mặt Trời.
Ngoài hiện tượng cầu vồng bình thường, ta cũng có thể bắt gặp cầu vồng đôi. Hiện tượng này xuất hiện do sự nhiễu xạ ánh sáng. Ngoài cầu vồng chính, sẽ có một cầu vồng phụ có dải ảnh sáng ngược lại, mờ nhạt hơn xuất hiện ở phía trên.
Cầu vồng cũng có thể xuất hiện vào ban đêm nhờ có ánh sáng Mặt Trăng. Hiện tượng này được gọi là Moonbow.
Khi đến những khu vực thác nước, bạn cũng có thể bắt gặp cầu vồng. Những tia nước bắn lên từ mặt thác khiến cho hơi nước luôn được giữ trong không khí, phản chiếu ánh sáng Mặt Trời tạo ra cầu vồng.
Cầu vồng là một hiện tượng thiên nhiên kì thú, rất dễ bắt gặp. Mọi người thường quan niệm khi nhìn thấy cầu vồng bạn sẽ gặp được may mắn. Còn bạn, bạn nghĩ sao về hiện tượng này?
– Đề 2. Suy nghĩ về một thói hư tật xấu của người Việt làm ảnh hưởng tới lòng tự hào dân tộc.
+ Trong sách Ngữ văn 8, tập một có học Bài 5 về văn bản nghị luận. Trong đó có các văn bản đặt ra vấn đề những phẩm chất và thói hư tật xấu cần khắc phục của người Việt Nam như Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (Vũ Khanh, Nam Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ? (Dương Trung Quốc). Đề 2 chọn mặt vẫn là tin quan đến các văn bản đã học trong Bài 5 để HS bàn luận.
+ Việt bài nghị luận về một vấn đề xã hội cũng là một trọng tâm cần ôn luyện và kiêm tra, đánh giá. Kiểu bài ở đề này cũng là kiểu bài HS đã học và được làm quen. Vì thế, HS cân vận dụng những gì đã học vào ngữ liệu mới để viết bài. Với đề này, HS trước hết phải hiểu yêu cầu của đề (về kiểu văn bản, đề tài và vấn đề trọng tâm...), lựa chọn được thói hư tật xấu cần bàn luận, các biểu hiện và lí giải vì sao các thói hư tật xấu ấy lại ảnh hưởng đến lòng tự hào dân tộc ...
* Bài văn mẫu tham khảo:
Nhìn lại vốn văn hóa của dân tộc, nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu có nêu ra một nhận xét về cách sống trong truyền thống của người Việt rất đáng để suy ngẫm ấy là "Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thế, giữ mình, gỡ được tình thế khó khăn". Trước ý kiến ấy một câu hỏi đã được đặt ra rằng, liệu lối sống của người Việt từ xa xưa và cho đến hôm nay có bản chất thực sự là gì, nó là sự khôn khéo hay chỉ là thói khôn vặt, lọc lõi. Câu hỏi này lại càng trở nên quan trọng và cần một lời giải đáp hợp lý khi mà đất nước đang bước vào hội nhập sâu rộng, vươn ra thế giới, hòa nhập mà không hòa tan, thì việc khẳng định và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong lối sống, văn hóa, phong tục tập quán lại càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Trước hết xét về câu nói của Trần Đình Hượu, ông đã chỉ rõ ra được mặt hạn chế và tích cực trong lối sống và cách tư duy của con người Việt Nam từ nhiều đời. Đó là việc người Việt ta không lấy việc thông minh, tài năng vượt trội làm điều để ca tụng, mà thay vào đó một con người có cách ứng xử, khéo léo, giải quyết được những tình huống khó xử, biết bảo toàn bản thân lại được ca tụng hơn cả. Như vậy thế nào được gọi là lối sống khôn khéo? Có thể hiểu một cách đơn giản khôn khéo là lối ứng xử khôn ngoan, khéo léo, hợp lòng người, vừa linh hoạt, vừa sáng tạo, đối phó được với các tình huống khó khăn, vừa không làm mất lòng người khác, nhưng cũng lại chu toàn được lợi ích của bản thân. Xét theo tiêu chuẩn khoa học hiện đại thì người có lối sống khôn khéo được đánh giá là người có chỉ số cảm xúc (EQ) cao, và bản thân những người này thường có ưu thế vượt trội trong xã hội về khả năng giao tiếp, gây dựng mối quan hệ hơn so với những người có chỉ số thông minh (IQ) ở mức tương tự.
Xét về nguồn gốc của truyền thống sống khôn khéo của người Việt ta, tức là phải nhắc về bề dày lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước nhiều khó khăn trắc trở, khởi thủy từ bên bờ con sông Hồng. Trong đó lại có đến gần 1000 năm bị giặc phương Bắc đô hộ, hơn 100 năm bị đế quốc xâm lược, tàn phá. Như vậy việc giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc, không còn đơn thuần là dựa vào ý chí kiên cường mà còn nhờ vào sự khôn khéo trong lối sống, cách cư xử trước là để bảo vệ bản thân, gia đình, sau là để bảo vệ giống nòi và phong tục tập quán. Lối sống khôn khéo cũng từ ấy mà ra. Cứ nhìn lại những câu chuyện về việc đối đáp của nhân dân ta với sứ thần các nước phương Bắc là khắc thấy sự khôn khéo của người Việt ví như chuyện Trạng Lường cân voi to - đo giấy mỏng, truyện Trạng Hiền giải câu đố hóc búa của sứ nhà Nguyên: Xâu sợi chỉ mảnh qua ruột con ốc xoắn,... Hoặc đơn cử khi nói đến tài ngoại giao, chính trị thì Hồ Chí Minh bằng việc dẫn chứng chính hai Bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ vào trong Bản tuyên ngôn độc lập của nước ta để khẳng định chân lý thời đại về sự độc lập tự do của dân tộc Việt Nam cũng thể hiện sự khôn khéo và linh hoạt trong truyền thống bang giao của nhân dân ta từ bao đời. Hay là trong những cuộc đối đáp của bà Nguyễn Thị Bình trong hội nghị 4 bên tại Paris những năm 1968-1973 với đại sứ Hoa Kỳ, khiến người ta không chỉ nể phục về sự bản lĩnh, ngôn từ sắc bén mà còn là sự khéo léo, linh hoạt ngay trong một cuộc chiến - một cuộc chiến trên bàn giấy đầy cam go của người phụ nữ nhỏ bé nhưng mang tầm vóc vĩ đại. Có thể tổng kết lại rằng, lịch sử dân tộc ta luôn trải qua nhiều biến động, đặc biệt là sự đe dọa, cậy thế ức hiếp của hàng loạt các quốc gia lớn mạnh với dã tâm xâm lược âm hiểm. Trước tình hình ấy, người Việt ta và cả bộ máy dân tộc khó lòng có thể dùng sức mạnh để chống lại bởi chẳng khác nào trứng chọi với đá, mà quan trọng hơn cả vẫn là sự khôn khéo, linh hoạt trong quan hệ bang giao để giữ gìn mối quan hệ hòa hảo, tránh tổn thất nhiều nhất có thể. Từ lịch sử dẫn ra tới hiện đại, nhân dân ta, nhà nước ta vẫn luôn duy trì và phát huy rất tốt lối sống, lối ứng xử khôn khéo trong chính trị, ngoại giao, không chỉ góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội, văn hóa phát triển mà còn tránh những nguy cơ chiến tranh đang tiềm ẩn đến từ các quốc gia có nhiều dã tâm. Trong cuộc sống thường ngày, trong tất cả các mối quan hệ, sự khéo léo, linh hoạt trong giao tiếp ứng xử cũng được hoan nghênh, bởi lẽ trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt, có rất nhiều người tài năng, thì người có khả năng giải quyết tình huống, kỹ năng giao tiếp tốt thường là người được ưu tiên lựa chọn hơn cả. Như vậy, khôn khéo là một lối sống hay, mà mỗi chúng ta cần phải hiểu để vận dụng vào cuộc sống, góp phần phát triển bản thân, chu toàn công việc và các mối quan hệ khác.
Một biến thể xa của khôn khéo ấy là khôn vặt, khác với khôn khéo, người khôn vặt là người có tâm tư ích kỷ, thích tư lợi cá nhân, tâm lý tiểu nông, thiếu hiểu biết, chỉ biết nghĩ đến lợi ích của cá nhân mà không chu toàn đến lợi ích của tập thể. Điều này được thể hiện rất rõ qua một số câu tục ngữ như "Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau", "Ông thò chân giò, bà thò chai rượu", "Ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương", nghĩa rằng người khôn lỏi chỉ biết đến cái lợi ích trước mắt, chưa cần suy tính lợi hại họ đã nhanh chóng muốn giành về cho bản thân trước tiên, luôn muốn đi trước người khác bằng những cách thiếu tế nhị, thiếu lịch sử. Đó không phải là một các ứng xử khôn ngoan, mà chỉ cho thấy bạn là người kém lễ độ, kém văn minh. Đặc biệt trong xã hội hiện đại, cuộc sống có nhiều bon chen và cạnh tranh, thì lối sống khôn vặt, ăn xổi ở thì, thích cái lợi chớp nhoáng, thực dụng, tranh thủ lại càng trở nên phổ biến. Ví dụ điển hình như việc một xe tải chở bia vô tình bị lật, bia rơi vãi khắp đường, thì với sự khôn vặt của mình vô số người đã lao vào tạo thành một sự kiện "hôi bia" xấu xí, mặc kệ sự bất lực, khốn khổ của người tài xế. Hoặc tai hại hơn là việc nhiều người nông dân trồng rau củ luôn miệng quảng cáo rau sạch, rau nhà trồng nhà ăn, nhiều quá mới đem bán, nhưng thực tế rằng luống nào họ ăn thì họ không phun thuốc, chứ còn luống nào bán họ đều phun! Đó là một sự khôn vặt đầy ác độc và thất đức. Nói đến sự kiện nóng gần đây nhất, ấy là sự khôn vặt, khôn lỏi của một số những con người Việt Nam, vì một vài món tiền mà sẵn sàng đưa khách Trung Quốc nhập cư trái phép, thậm chí chứa chấp, nuôi giấu trong chính căn nhà của mình. Đây chính là một cái tát, một cú giáng thật đau vào bao nhiêu nỗ lực phòng chống dịch bệnh COVID-19 của cả nước trong 99 ngày qua! Thật sự chẳng còn gì đau đớn hơn khi chỉ vì sự khôn lỏi của một số người mà đem đến cho chính Tổ Quốc mình những khó khăn, những nguy cơ lớn hơn, ngay sau khi kinh tế vừa có chút khởi sắc. Đó chính là hệ quả của sự khôn vặt mà chúng ta thấy được một cách rõ ràng nhất.
Cuối cùng, sống khôn khéo hay khôn vặt lại là một lựa chọn, sự lựa chọn nhân cách và phẩm giá, rõ ràng xã hội đánh giá cao một người có lối sống khôn khéo, biết cư xử, nhưng lại có ác cảm với những kẻ khôn vặt, sống chỉ biết mỗi lợi ích của bản thân. Thế nên các bạn trẻ ngày hôm nay cần phải suy xét và rèn luyện được cho mình một cách sống phù hợp, nhanh chóng tách ra khỏi tâm lý tiểu nông tầm thường, tiến đến một cách ứng xử văn minh, hiện đại, mở đường đến thành công.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |