Quan sát hình 15.1, mô tả các hiện tượng thí nghiệm. Rút ra nhận xét về khả năng phản ứng của kim loại với các dung dịch acid (HCl, H2SO4 loãng, …) và sắp xếp khả năng phản ứng theo chiều giảm dần.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hiện tượng:
- Khi cho đồng vào ống nghiệm chứa các dung dịch acid (HCl, H2SO4 loãng, …) không thấy hiện tượng gì xuất hiện.
- Khi cho natri vào ống nghiệm chứa các dung dịch acid (HCl, H2SO4 loãng, …) thấy phản ứng xảy ra mãnh liệt, kim loại chuyển động xung quanh bề mặt dung dịch và bốc cháy.
- Khi cho chì vào ống nghiệm chứa các dung dịch acid (HCl, H2SO4 loãng, …) thấy có khí thoát ra chậm.
- Khi cho magnesium vào ống nghiệm chứa các dung dịch acid (HCl, H2SO4 loãng, …) thấy sủi bọt khí mãnh liệt, kim loại tan dần.
- Khi cho sắt vào ống nghiệm chứa các dung dịch acid (HCl, H2SO4 loãng, …) thấy có khí thoát ra mạnh nhưng êm dịu hơn so với khi cho magnesium vào ống nghiệm chứa các dung dịch acid (HCl, H2SO4 loãng, …).
Nhận xét: Nhiều kim loại tác dụng được với các dung dịch acid (HCl, H2SO4 loãng, …) tạo thành muối và giải phóng khí H2.
Sắp xếp khả năng phản ứng theo chiều giảm dần: Natri, Magnesium, Sắt, Chì, Đồng.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |