LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn thuyết minh về trò chơi pháo đất

Viết bài văn thuyết minh về trò chơi pháo đất
1 trả lời
Hỏi chi tiết
8
0
0
Tôi yêu Việt Nam
12/09 13:26:49

Mẫu 1

Việt Nam là một nước giàu truyền thống văn hóa với những giá trị đời sống tinh thần rất đa dạng phong phú. Trong đó, những trò chơi dân gian cũng được xem như là những nét đẹp văn hóa làm nên bản sắc cho dân tộc Việt Nam. Một trong những trò chơi thú vị và khá phổ biến là trò chơi pháo đất.

Pháo đất là một trong những trò chơi dân gian được các em nhỏ vùng nông thôn yêu thích và chơi nhiều, nhất là khi dịp lễ tết cận kề.

Tại các hội thi, pháo đất được làm ra rất to với cái tên là mâm pháo vì nó được tạo thành từ 20-50kg đất sét (hoặc đất thịt). Khi chơi cần nắm được kỹ thuật làm pháo đất. Điều quan trọng trong làm pháo đất là đòi hỏi sự tập trung cao độ, tỉ mỉ và cẩn trọng. Đất làm pháo chất lượng là đất sét màu xám chì, có độ dẻo cao, ít dính tay, chân. Sau khi đã có đất thô rồi, cần phơi khô rồi đập nhỏ rồi giã lá gáo, lọc lấy nước để nhào đất cho thật dẻo. Nước lá gáo được sử dụng để khử mùi tanh hôi và giúp màu đất đẹp hơn. Cuối cùng, đất sẽ được nhặt hết xơ, sạn, đưa qua vải lọc để loại tạp chất, cát sỏ. Quá trình lọc đất càng kỹ thì pháo làm càng đỡ có vết nứt và có độ mịn càng cao.

Để làm pháo đất nổ được to thì cũng đòi hỏi người chơi thuần thục kỹ năng úp pháo. Để pháo nổ được, người cầm pháo phải cho đáy pháo tiếp xúc với lòng bàn tay rồi úp mạnh xuống sân chơi sao cho vành pháo tiếp xúc đều với bề mặt sân chơi. Khi làm như vậy áp suất cao của không khí trong lòng pháo khi bị nén sẽ phá vỡ đáy của nó tạo thành tiếng nổ.

Sau khi hiệu lệnh bắt đầu, các đội thi sẽ trình diễn kỹ năng làm pháo của mình. Đầu tiên sẽ dùng ngón tay cái làm trụ, ngón giữa xoay rồi dùng tay còn lại vừa giữ vừa vuốt tạo thân pháo hình bầu dục, vừa vặn, vừa vuốt mép cho nhẵn, phẳng. Phần mẹ hoàn thành xong sẽ làm tiếp đến phần con và đòi hỏi kỹ thuật cao hơn. Dùng con trỏ làm cữ, tay kia vừa bấm đất để ra được ra hình con rắn. Phần này có hông pháo to và càng ra ngoài thì càng thon và nhỏ dần. Khi pháo được làm xong sẽ có hiệu lệnh và người được chọn quăng pháo vào vị trí. Có thể có thêm 2-3 người hộ tống đỡ pháo lên tay cho người quăng. Khi pháo rơi gây ra tiếng nổ và con pháo bung ra. Trọng tài sẽ đo độ dài của con pháo để quy ra điểm. Phần thưởng của trò chơi thường đơn giản và mang giá trị tinh thần nhiều hơn. Tuy nhiên người được giải cao sẽ được vang danh tên tuổi về kỹ năng làm pháo đất bởi khâu làm pháo đất đòi hỏi người làm phải thuần thục, tỉ mỉ, người quăng pháo phải quăng một cách thuần thục và chính xác.

Sinh hoạt văn hóa đã, đang và sẽ ảnh hưởng rất lớn cũng như mang lại niềm vui, giá trị tinh thần cho con người Việt Nam ta. Chúng ta hãy giữ gìn và phát huy nét đẹp của trò chơi pháo đất nói riêng và các trò chơi dân gian khác nói chung để đất nước Việt Nam không chỉ phát triển hội nhập mà vẫn đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

Mẫu 2

Trò chơi dân gian là những trò chơi xuất hiện từ rất sớm và được lưu truyền trong dân gian, trở thành một nét đẹp văn hóa. Trong các lễ hội truyền thống của dân tộc, trò chơi dân gian được mọi người tổ chức hàng năm. Một số trò chơi dân gian tiêu biểu có thể kể đến như đua thuyền, chơi ô ăn quan, ...Pháo đất cũng là một trò chơi đọc đáo và thông dụng trong đời sống từ xưa tới nay.

Pháo đất, còn gọi là pháo nổ, pháo nang, phết, đánh đườn theo câu nói hay được dùng khi chơi, là một trò chơi dân gian của Việt Nam sử dụng một loại pháo làm bằng đất.

Sau khi bắt đầu trò chơi, người chơi sẽ được chia một lượng đất nền đều nhau để làm quả pháo đất. Người chơi lần lượt cho pháo đất nổ, pháo của người nào nổ to nhất thì giành chiến thắng. Ngoài ra, yêu cầu vết phá ở đáy pháo càng rộng thì càng tốt.

Pháo đất - trò chơi dân gian có từ lâu đời và hiện vẫn được bảo tồn ở Việt Nam. Xã hội phát triển, mặc dù lớp trẻ được tiếp xúc với nhiều trò chơi hiện đại, nhưng đấu pháo đất vẫn tồn tại ở một số vùng quê trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Di sản văn hóa này thực sự được thể hiện trọn vẹn trong các lễ hội ở tỉnh Hải Dương.

Mẫu 3

Cuộc sống của con người được tạo nên từ nhiều yếu tố khác nhau. Để làm nên một cuộc sống muôn màu, ý nghĩa không thể thiếu những giá trị tinh thần. Những giá trị này giữ vai trò quan trọng thúc đẩy con người sống tốt hơn. Một trong những giá trị tinh thần quan trọng không thể không nhắc đến đó chính là trò chơi văn hóa dân gian mà nổi bật là trò chơi Pháo đất.

Pháo đất là trò chơi dân gian có lịch sử lâu đời, mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, thể hiện tinh thần thượng võ của một dân tộc với hàng ngàn năm lịch sử.

Chọn đất làm pháo rất công phu, phải là đất triều củ, không lẫn tạp chất. Sau khi lấy về phải dùng liềm để thái, sau đó nhào nện kỹ. Trước mỗi mùa lễ hội, các đội pháo phải thăm đất, chọn chỗ, làm lễ xin phép thổ địa, thổ thần. Sau khi lấy về, đất được lọc, nhồi, nặn theo bí quyết riêng của từng nơi để được loại đất vừa dẻo vừa mịn, không dính tay khi làm pháo. Sau mỗi lần thi đấu, đất được thu lại, gói kín và chôn xuống đất để mùa sau đào lên, vì công làm đất rất vất vả, khó khăn.

Pháo thủ dùng khăn vải thấm nước, rồi vắt khô để lau mép pháo, dùng hai tay bấm manh pháo cho đều. Tiếp đó dùng dao bằng cật tre khía sâu vào rãnh của manh cho đứt hẳn rồi lại dùng đất phủ kín vết cắt đó. Ở phần mõm pháo, pháo thủ rạch một đường ngắt manh, nơi để manh pháo bung ra...Trung bình pháo đất nặng khoảng 70kg đến 80kg.

Pháo đất không chỉ là một trò chơi, mà chứa đựng trong đó những nét văn hóa dân gian đặc sắc, hình thành trong quá trình người Việt chống chọi với thiên tai, địch họa…Mọi người đều tin rằng: Tiếng pháo càng to, sẽ có thêm một mùa mưa nắng thuận hòa, cây cối tốt tươi…

Mẫu 4

          Hội Pháo đất ngày nay diễn ra quanh năm, nhưng tập trung chủ yếu vào tháng 8 âm lịch. Trẻ con, người lớn có thể chơi pháo đất ở bất kỳ nơi đâu, từ góc sân nhà, thềm giếng cho đến khoảnh đất ở đầu làng, trên mặt đê hay ngoài bờ ruộng…và chơi trong lúc rảnh rỗi, khi chăn trâu..          Từ trò chơi dân dã ấy đã tổ chức thành một hội thi phân định tài năng một cách rõ ràng, minh bạch. Để trở thành người thắng cuộc trong hội thi pháo đất, không phụ thuộc vào cách chơi điêu luyện của từng người mà còn phụ thuộc vào sự chung sức, chung lòng của toàn đội, và đòi hỏi người chơi phải nắm chắc các kỹ thuật về pháo. Từ khâu chọn đất, làm đất, nặn pháo và đánh pháo.          Đất làm pháo là loại đất sét nặng được chọn lựa kỹ càng vì chất lượng của đất có tính quyết định thành bại của cuộc chơi. Không thể thay đất bằng chất liệu khác, cũng không thể pha trộn đất với những vật liệu dẻo, dài hơn. Làm nên pháo hoàn toàn phụ thuộc vào sự khéo léo của đôi bàn tay, cái tài hoa của đôi bàn tay nặn pháo được dẫn dắt bởi cảm giác tinh tế và lòng yêu thương đất đai của người làm pháo mới có thể phát hiện ra độ dày, mỏng khác nhau của pháo, dù chỉ một vài li, phát hiện ra các tạp chất nhỏ lẫn vào đất và những bóng khí bên trong, để nắn sao cho toàn bộ manh pháo phải đều, dẻo như nhau để giềng pháo không bị đứt. Vì vậy mỗi chiếc pháo làm xong như một tác phẩm nghệ thuật, đều đặn, quanh giềng in những dấu vân tay như hoa văn độc đáo, vuông vắn giống như những chiếc chiêng đồng. Thường một quả pháo đất nặng từ 30 đến 40 kg.

          Pháo nặn xong chờ hiệu lệnh giao pháo. Đây chính là lúc hồi hộp, hào hứng nhất của người chơi pháo. Ngày xưa bàn gieo pháo làm bằng cách cuốc đất lên, dội nước vào để cho ngấm, sau đó dùng vồ nện kỹ, gạt mặt phẳng và hơi dốc về một phía. Ngày nay, bàn gieo pháo được làm bằng các tấm bê tông đúc sẵn. Người reo pháo gọi là pháo thủ. Pháo thủ đứng ở tư thế hai chân mở rộng bằng vai, hai bàn tay nắm khum khum, nách khép chặt. Khi pháo đã nằm gọn trên tay pháo thủ, mọi người đứng lui ra, đó là lúc pháo thủ phải tự mình dùng toàn thân đỡ pháo lên ngang bằng vai và sự khéo léo của đôi tay, gieo cho pháo tiếp đất thật cân bằng, cùng với tiếng nổ là giềng pháo tung ra càng dài thì kết quả càng cao.Cũng có pháo khi tiếp đất không có tiếng nổ, không ra mảnh đó là pháo tịt; có pháo tung ra bị đứt làm hai hoặc nhiều đoạn đó là pháo tan, cả hai là những pháo hỏng. Mỗi lần pháo thủ phải tung 3 pháo (gọi là tung tiên, tung nhì, tung tam) và úp 3 pháo (gọi là úp tiên, úp nhì, úp tam). Mỗi lần tung hoặc úp đều dùng trượng để đo, ai có giềng pháo ra dài nhất là người thắng cuộc.

Qua ước tính điểm hơn kém trong cuộc chơi tuy đơn sơ, mộc mạc nhưng rất chặt Mỗi khi có hội pháo là dịp cho bà con, anh em, đồng môn qua lại, thăm hỏi nhau, đó là nơi giao lưu tình cảm và học hỏi nhau về kinh nghiệm đồng áng.                                                    Mẫu 5          Ngày nay, cùng với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin, các trò chơi điện tử phát triển nhưng trò chơi pháo đất vẫn được duy trì phát triển. Cứ sau tết Nguyên đán, các xóm thôn lại rộn ràng chuẩn bị đất cho mùa Hội pháo mới. Tiềng chày giã đất âm vang, hội pháo đất từ mỗi gia đình, mỗi dòng họ, từ các xóm, các thôn thu hút mọi tầng lớp nhân dân. Nó không chỉ là trò chơi của đám trẻ con nữa mà trở thành một Hội thi mang tính cộng đồng chung cho cả làng, cả thôn xóm, hay cả dòng họ. Mỗi dịp Hội thi pháo đất không những thu hút nhân dân toàn xã mà còn thu hút được nhân dân ở các xã lân cận đến tham gia, cổ vũ. Có lẽ tính cấu kết cộng đồng, niềm tự hào với truyền thống và nhẩt là có thể chơi ở bất cứ đâu, với đủ mọi kích cỡ, mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi nên pháo đất đã tìm cho mình một sức sống đặc biệt.          Với bản chất khiêm nhường, suốt chiều dài lịch sử, người dân Vĩnh Bảo chung lưng đấu cật chống chọi với thiên tai, quân xâm lược, tạo dựng nên một vùng quê trù phú, tươi xanh và giàu bản sắc văn hóa truyền thống Việt Nam, khơi dậy vẻ đẹp cổ điển, tạo ra tính nhân văn cao cả để gìn giữ và bồi đắp cho hồn quê và tình người mãi mãi đậm đà. Duy trì và phát triển Hội pháo đất Vĩnh Bảo là một việc làm ý nghĩa của các cấp, các ngành trong việc bảo tồn, giữ gìn văn hóa truyền thống dân tộc. Hội thi pháo đất mang tính cộng đồng cao, là nơi lưu giữ bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, đồng thời cố kết cộng đồng, cùng chung sức, chung lòng sẽ làm nên việc lớn. Vì vậy hội thi pháo đất mang tính nhân văn, giáo dục sâu sắc cần được bảo tồn, phát huy.

Mẫu 6

Pháo đất là một trong những trò chơi dân gian được các em nhỏ vùng nông thôn yêu thích và chơi nhiều, nhất là khi dịp lễ tết cận kề. Tương truyền trò chơi này được bắt nguồn từ sự kiện trận đánh Bạch Đằng, con voi của Trần Hưng Đạo đã bị sa lầy ở khúc sông Hóa (Thái Bình). Nhân dân vùng này đã dùng đất ném xuống để cho voi thoát lên. Từ đó để ghi nhớ về sự kiện này, nhân dân thường hay mở hội thi pháo đất và được giữ gìn cho đến ngày nay.

Chuẩn bị trước khi chơi

Người chơi

Độ tuổi để chơi trò chơi pháo đất thường là các bạn học tiểu học trở lên. Ở các lễ hội thì sẽ chọn các thanh niên trai tráng hoặc những người có nhiều kinh nghiệm trong nặn pháo đất để tham gia.Đây là trò chơi tập thể nên số lượng người chơi là không giới hạn, tuy nhiên khi tổ chức thành cuộc thi thì thường sẽ có nhiều đội chơi, mỗi đội có khoảng từ 10- 20 người chơi. 

Không gian chơi

Trò chơi cần đến không gian rộng rãi, càng bằng phẳng càng tốt vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến âm thanh to nhỏ của pháo đất. Một số địa điểm thường chơi là sân kho, sân đình,...

Công cụ chuẩn bị

Pháo đất thường được làm từ đất có độ quánh cao như đất sét, đất thịt,...và có dạng như hình bầu dục có thành dày hơn đáy với kích thước linh hoạt phụ thuộc vào lượng đất mà người chơi kiếm được.Tại các hội thi, pháo đất được làm ra rất to với cái tên là mâm pháo vì nó được tạo thành từ 20-50kg đất sét (hoặc đất thịt). 

Kỹ thuật làm pháo đất

- Điều quan trọng trong làm pháo đất là đòi hỏi sự tập trung cao độ, tỉ mỉ và cẩn trọng. - Đất làm pháo chất lượng là đất sét màu xám chì, có độ dẻo cao, ít dính tay, chân.- Sau khi đã có đất thô rồi, cần phơi khô rồi đập nhỏ rồi giã lá gáo, lọc lấy nước để nhào đất cho thật dẻo. Nước lá gáo được sử dụng để khử mùi tanh hôi và giúp màu đất đẹp hơn. - Cuối cùng, đất sẽ được nhặt hết xơ, sạn, đưa qua vải lọc để loại tạp chất, cát sỏ. Quá trình lọc đất càng kỹ thì pháo làm càng đỡ có vết nứt và có độ mịn càng cao

Kỹ thuật nổ pháo

Để làm pháo đất nổ được to thì cũng đòi hỏi người chơi thuần thục kỹ năng úp pháo. Để pháo nổ được, người cầm pháo phải cho đáy pháo tiếp xúc với lòng bàn tay rồi úp mạnh xuống sân chơi sao cho vành pháo tiếp xúc đều với bề mặt sân chơi. Khi làm như vậy áp suất cao của không khí trong lòng pháo khi bị nén sẽ phá vỡ đáy của nó tạo thành tiếng nổ. 

Cách chơi trò chơi pháo đất

Luật chơi

Sau khi bắt đầu trò chơi, người chơi sẽ được chia một lượng đất nền đều nhau để làm quả pháo đất. Người chơi lần lượt cho pháo đất nổ, pháo của người nào nổ to nhất thì giành chiến thắng. Ngoài ra, yêu cầu vết phá ở đáy pháo càng rộng thì càng tốt.

Cách chơi

- Sau khi hiệu lệnh bắt đầu, các đội thi sẽ trình diễn kỹ năng làm pháo của mình. Đầu tiên sẽ dùng ngón tay cái làm trụ, ngón giữa xoay rồi dùng tay còn lại vừa giữ vừa vuốt tạo thân pháo hình bầu dục, vừa vặn, vừa vuốt mép cho nhẵn, phẳng.- Phần mẹ hoàn thành xong sẽ làm tiếp đến phần con và đòi hỏi kỹ thuật cao hơn. Dùng con trỏ làm cữ, tay kia vừa bấm đất để ra được ra hình con rắn. Phần này có hông pháo to và càng ra ngoài thì càng thon và nhỏ dần.- Khi pháo được làm xong sẽ có hiệu lệnh và người được chọn quăng pháo vào vị trí. Có thể có thêm 2-3 người hộ tống đỡ pháo lên tay cho người quăng. Khi pháo rơi gây ra tiếng nổ và con pháo bung ra. Trọng tài sẽ đo độ dài của con pháo để quy ra điểm.- Phần thưởng của trò chơi thường đơn giản và mang giá trị tinh thần nhiều hơn. Tuy nhiên người được giải cao sẽ được vang danh tên tuổi về kỹ năng làm pháo đất bởi khâu làm pháo đất đòi hỏi người làm phải thuần thục, tỉ mỉ, người quăng pháo phải quăng một cách thuần thục và chính xác. 

Mẫu 7

Hàng năm cứ vào mùa lễ hội đầu xuân, thời gian nông nhàn của người lao động, là đây đó lại rộ lên những tiếng cười nói, tiếng nổ ùm oàng của trò chơi pháo đất.

Trò chơi pháo đất độc đáo ở Hải Phòng

Hải Phòng là nơi lưu giữ, bảo tồn những thiết chế văn hóa cổ truyền có nguồn gốc từ lâu đời. Các lễ hội nơi đây vô cùng phong phú đa dạng, phản ánh được nét văn hóa vùng miền.

Trong đó, Vĩnh Bảo (Hải Phòng) trong mỗi dịp Tết đến xuân về đều làm lòng người nô nức với trò chơi pháo đất hay còn gọi là pháo nổ, pháo nang. Pháo đất không phải có nguồn gốc từ thuốc nổ mà pháo được làm từ đất sét bởi những pháo thủ.

Pháo thủ đang cấu thành pháo từ đất sét

Hàng năm cứ vào mùa lễ hội đầu xuân hoặc khoảng tháng 9, tháng 10 âm lịch, thời gian nông nhàn của người lao động, là đây đó lại rộ lên những tiếng cười nói, tiếng nổ ùm oàng làm thức dậy bất cứ thôn xóm dù tĩnh lặng đến nhường nào.

Đó chính là tiếng pháo đất một trò chơi đã tạo nên bản sắc văn hóa của người dân cần cù, lam lũ một nắng hai sương với ruộng đồng. Tất cả những người tham gia cuộc chơi cùng với khán giả đều quên đi những lo toan của cuộc sống bộn bề để hòa mình vào tiếng pháo giòn tan. ương truyền Pháo đất ở Hải Dương có từ thời Hai Bà Trưng, quân dân đã dùng chính tiếng nổ của pháo để nghi binh và áp đảo tinh thần của giặc...Lại có thuyết truyền rằng: Voi chiến của Trần Hưng Đạo Đại Vương đi đánh trận bị sa lầy ở sông Hóa. Nhân dân đã ném đất xuống để cứu voi...

Kỹ năng làm pháo

Chọn đất làm pháo rất công phu, phải là đất triều củ, không lẫn tạp chất. Sau khi lấy về phải dùng liềm để thái, sau đó nhào nện kỹ. Trước mỗi mùa lễ hội, các đội pháo phải thăm đất, chọn chỗ, làm lễ xin phép thổ địa, thổ thần. Sau khi lấy về, đất được lọc, nhồi, nặn theo bí quyết riêng của từng nơi để được loại đất vừa dẻo vừa mịn, không dính tay khi làm pháo. Sau mỗi lần thi đấu, đất được thu lại, gói kín và chôn xuống đất để mùa sau đào lên, vì công làm đất rất vất vả, khó khăn.

Từ trò chơi con trẻ đến lễ hội làng

Nếu như trò chơi pháo đất của trẻ em đơn giản, dễ làm vì kích cỡ nhỏ, thì pháo đất dùng thi đấu được tạo ra khá kỳ công. Theo nghệ nhân các làng pháo ở Hải Dương, khi vào cuộc chơi, các pháo thủ giẫm lên miếng đất cho thành hình bầu dục rồi sau đó dùng tay nặn. Khâu làm manh hay (viền mép pháo) cũng rất công phu. Pháo thủ dùng khăn vải thấm nước, rồi vắt khô để lau mép pháo, dùng hai tay bấm manh pháo cho đều. Tiếp đó dùng dao bằng cật tre khía sâu vào rãnh của manh cho đứt hẳn rồi lại dùng đất phủ kín vết cắt đó. Ở phần mõm pháo, pháo thủ rạch một đường ngắt manh, nơi để manh pháo bung ra...Trung bình pháo đất nặng khoảng 70kg đến 80kg.

Khi gieo, pháo thủ phải chân mở bằng vai, dồn lực vào hai gối, hai nách khép, sau đó dùng lực của hai cánh tay để tán pháo, rồi mới gieo xuống. Để gieo pháo tốt, pháo thủ phải rèn luyện rất công phu cả về sức khỏe và kinh nghiệm. 

Thể lệ thi, thường mỗi chạ (tức đội) tham gia sẽ chọn 20 pháo thủ chính thức và 6 dự bị, thi đấu 4 dây pháo. Mỗi dây được gieo 20 pháo/20 pháo thủ, có khoán giờ. Thành tích được tính bằng tổng chiều dài của manh pháo (đo theo đường thẳng từ đầu này đến đầu kia) của cả 4 dây (tức 4 lượt thi). Pháo đánh xuống, manh văng ra nhưng bị đứt đoạn gọi là pháo bị bổ, pháo đánh xuống nằm im gọi là pháo xịt đều không được tính điểm.

Pháo đất không chỉ là một trò chơi, mà chứa đựng trong đó những nét văn hóa dân gian đặc sắc, hình thành trong quá trình người Việt chống chọi với thiên tai, địch họa…Mọi người đều tin rằng: Tiếng pháo càng to, sẽ có thêm một mùa mưa nắng thuận hòa, cây cối tốt tươi…

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư