Bài tập 4. Đọc lại văn bản Năng lực sáng tạo của Phan Đình Diệu trong SGK Ngữ văn 12, tập một (tr. 69), đoạn từ “Xưa nay, khi nói đến sáng tạo, thường ta chỉ xem đó là hoạt động riêng của một lớp người” đến “biết quên đi nhiều điều mà mình đã biết để luôn có một trí tuệ nguyên lành với đôi mắt tươi sáng” và trả lời các câu hỏi:
Câu 1 trang 15 SBT Ngữ Văn lớp 12 Tập 1. Ý nào trong đoạn văn khái quát được chủ đề của cả đoạn? Các ý khác có vai trò như thế nào trong việc làm nổi bật chủ đề?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Trong đoạn văn, ý sau đây có tính chất khái quát chủ đề của cả đoạn: Với nền kinh tế mới (kinh tế tri thức), mọi người đều tham gia sáng tạo và có năng lực sáng tạo. Các ý khác trong đoạn văn có chức năng làm nổi bật chủ đề:
- Trong bối cảnh “kinh tế tri thức” phát triển, năng lực sáng tạo là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh, nhưng phải chăng khả năng cạnh tranh đó chỉ có thể tạo nên bởi tầng lớp trí thức? Câu trả lời ở đây là: không chỉ các nhà trí thức mới cần có năng lực sáng tạo.
- Tiếp đó là một ý có tính chất khẳng định:“năng lực sáng tạo để làm nên sự giàu có và sức cạnh tranh của nền kinh tế mới phải là từ mọi thành phần của nền kinh tế đó, tức là từ mọi người trong xã hội”.
- Phần sau của đoạn văn có ý diễn giải sâu thêm về chủ đề: “Đổi mới tư duy” đòi hỏi trước hết phải xác lập niềm tin đó (Anh là người sáng tạo, tôi là người sáng tạo, mỗi người đều sáng tạo; sáng tạo, có năng lực sáng tạo là thuộc tính tự nhiên của con người).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |