Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một đoạn văn kể lại một chi tiết mà em thích nhất trong truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi. (10 mẫu)

Viết một đoạn văn kể lại một chi tiết mà em thích nhất trong truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi. (10 mẫu)

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
10
0
0
Nguyễn Thị Sen
13/09/2024 13:57:45

Tham khảo 1:

Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi là một trong những truyện dân gian hay. Tác giả dân gian mượn chuyện loài vật để nêu lên bài học sâu sắc đối với con người. Trong truyện em thích nhất chi tiết cuối truyện là thầy nào cũng cho là mình đúng, không ai chịu ai thành ra đánh nhau toác đầu chảy máu. Em thích nhất chi tiết đó là bởi chính sự thiếu hiểu biết và bảo thủ của các thầy dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Chi tiết đó mang lại tiếng cười chua chát, phê phán những con người có cái nhìn phiến diện và bảo thủ.

Tham khảo 2:

Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi kể về việc xem voi của năm ông thầy bói. Năm ông thầy bói góp tiền biếu người quản voi để người ta cho xem con voi có hình thù như thế nào. Và khi được sờ vào voi thì các ông tranh nhau mỗi người sờ một bộ phận của con voi. Vì là thầy bói mù, các ông chỉ có thể sờ và cảm nhận mà không thể nhìn thấy con voi dẫn đến việc đưa ra những phán đoán sai về con voi. Mỗi người một ý, không ai chịu ai dẫn đến xảy ra xô xát. Điều này khiến ta nhận ra khi nhận xét đánh giá một việc gì đó ta cần đánh giá một cách tổng thể, khách quan.

Tham khảo 3:

Thầy bói xem voi là một truyện ngụ ngôn có nội dung giáo dục rất thâm thúy ẩn chứa dưới hình thức nghệ thuật hài hước thú vị. Câu chuyện kể về cuộc xem voi của năm thầy bói mù và nhận xét của từng người về con voi. Chi tiết em thấy thích nhất là mỗi ông thầy sờ vào một bộ phận để xác định hình dáng con voi. Sự khác biệt trong nhận thức về hình dáng con voi giữa các thầy bói dẫn đến cuộc tranh luận bất phân thắng bại, thậm chí dẫn tới ẩu đả. Từ việc chế giễu cách xem voi và nhận xét về voi rất phiến diện của năm ông thầy bói mù, người xưa khuyên chúng ta rằng khi tìm hiểu, xem xét, đánh giá các sự vật, sự việc, hiện tượng xung quanh thì phải thận trọng, kĩ càng và toàn diện để tránh những đánh giá lệch lạc, sai lầm.

Tham khảo 4:

Trong truyện Thầy bói xem voi, em thích nhất là chi tiết khi nghe thấy có voi đi qua, các thầy bói liền chung tiền biếu người quản voi để xin xem voi. Người ta sẽ phải đặt ra hoài nghi rằng thầy bói, vốn trên thông thiên văn, dưới tường địa lí, có thể đoán biết mọi sự, thế mà đến con voi cũng phải biếu tiền người khác để sờ xem nó thế nào. Vậy thì hóa ra thầy bói ở đây là thầy bói... rởm! Cũng vì thế mà nhan đề Thầy bói xem voi trở nên có phần giễu cợt, ngụ ý những người tưởng là hiểu biết mà lại chẳng biết điều gì.

Tham khảo 5:

Thầy bói xem voi” là một truyện ngụ ngôn đặc sắc. Câu chuyện được kể mang tính hài hước, nhưng lại gửi gắm bài học giá trị. Nội dung kể về việc xem voi của năm ông thầy bói nọ. Nhân buổi ế hàng , năm thầy ngồi tán gẫu với nhau. Các thầy phàn nàn không biết hình thù con voi thế nào. Khi nghe có người quản tượng đi qua, cả năm đã chung tiền biếu để xin cho voi dừng lại để xem. Mỗi thầy sờ một bộ phận khác nhau của con voi. Thầy thứ nhất sờ vòi bảo nó sun sun như con đỉa. Thầy thứ hai sờ ngà bảo nó chần chẫn như cái đòn càn. Còn thầy thứ ba bảo nó bè bè như cái quạt thóc. Đến thầy thứ tư sờ chân bảo nó sừng sững như cái cột đình. Cuối cùng, thầy thứ năm sờ đuôi lại bảo nó tun tủn như cái chổi sể. Năm thầy ai cũng cho là mình đúng, không ai chịu ai thành ra xô xát đánh nhau toác đầu chảy máu. Kết thúc của truyện khiến cho người đọc phải bật cười. Có thể thấy rằng, cách xem voi của năm ông thầy bói là sai lầm. “Xem voi” mà chỉ dùng tay “sờ” thì kết quả sẽ không chính xác, chỉ cảm nhận được bộ phận mà mình sờ, không có cái nhìn toàn diện về hình dáng của con voi. Truyện mang đầy đủ những đặc điểm của truyện ngụ ngôn, với tình huống được xây dựng rất thú vị, gợi mở ra bài học nhân văn.

Tham khảo 6:

Truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” đã gửi gắm một bài học giá trị dưới góc nhìn hài hước. Truyện kể về việc xem voi của năm ông thầy bói nhưng ẩn sau trong đó muốn nói về cách nhìn cuộc sống của con người. Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói rủ nhau đi xem voi xem nó có hình thù như thế nào. Thầy thứ nhất sờ vòi bảo nó sun sun như con đỉa. Thầy thứ hai sờ ngà bảo nó chần chẫn như cái đòn càn. Còn thầy thứ ba bảo nó bè bè như cái quạt thóc. Đến thầy thứ tư sờ chân bảo nó sừng sững như cái cột đình. Cuối cùng, thầy thứ năm sờ đuôi lại bảo nó tun tủn như cái chổi sể. Năm thầy ai cũng cho là mình đúng, không ai chịu ai thành ra xô xát đánh nhau toác đầu chảy máu. Có thể thấy rằng chính sự khác biệt trong nhận thức về hình dáng con voi giữa các thầy bói dẫn đến cuộc tranh luận bất phân thắng bại, thậm chí dẫn tới ẩu đả. Qua việc chế giễu cách xem voi và nhận xét về voi rất phiến diện của năm ông thầy bói mù, tác giả dân gian muốn khuyên chúng ta rằng khi tìm hiểu, xem xét, đánh giá các sự vật, sự việc, hiện tượng xung quanh thì phải thận trọng, kĩ càng và toàn diện để tránh những đánh giá lệch lạc, sai lầm. Thầy bói xem voi là một truyện ngắn gọn nhưng giàu giá trị.

Tham khảo 7:

Thầy bói xem voi là truyện ngụ ngôn gửi gắm bài học sâu sắc. Qua câu chuyện năm ông thầy bói xem voi, tác giả dân gian muốn nói về cách nhìn cuộc sống của con người. Vào một buổi ế hàng, năm ông thầy bói chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi dừng lại để cùng xem. Thầy thứ nhất sờ vòi bảo nó sun sun như con đỉa. Thầy thứ hai sờ ngà bảo nó chần chẫn như cái đòn càn. Còn thầy thứ ba bảo nó bè bè như cái quạt thóc. Đến thầy thứ tư sờ chân bảo nó sừng sững như cái cột đình. Cuối cùng, thầy thứ năm sờ đuôi lại bảo nó tun tủn như cái chổi sể. Cả năm thầy đều cho rằng mình đúng, tranh cãi đến đánh nhau toác đầu chảy máu. Mỗi thầy bói chỉ sờ một bộ phận, nhưng lại có đánh giá về toàn bộ con voi. Đó là cách nhìn phiến diện, hạn hẹp. Qua truyện năm ông thầy xem voi, tác giả dân gian muốn p hê phán những người có cái nhìn phiến diện, từ đó khuyên nhủ con người rằng nếu muốn hiểu biết sự vật, sự việc thì phải xem xét chúng một cách toàn diện, đa chiều.Tham khảo 8:

Thầy bói xem voi là một truyện ngụ ngôn hài hước nhưng giá trị. Đằng sau câu chuyện xem voi của năm ông thầy bói, tác giả dân gian muốn gửi gắm bài học về cách nhìn trong cuộc sống. Con người cần tránh cái nhìn phiến diện, một chiều như cách xem voi. Mỗi người chỉ sờ một bộ phận của con voi thì không thể nhìn nhận, đánh giá được toàn bộ về con voi. Với câu chuyện này, ông cha ta đã cũng muốn khuyên nhủ rằng khi tìm hiểu, xem xét và đánh giá các sự vật, sự việc, hiện tượng xung quanh thì phải thận trọng, kĩ càng và toàn diện để tránh những đánh giá lệch lạc, sai lầm. Có thể thấy rằng, truyện ngụ ngôn này tuy ngắn gọn, nhưng lại gửi gắm bài học sâu sắc.

Tham khảo 9:

Vì là thầy bói mù nên các thầy không thể "xem voi" tận mắt mà chỉ có thể "sờ" bằng tay. Con người có năm giác quan, các thầy đã bị khiếm khuyết giác quan quan trọng nhất trong việc "xem", ấy là thị giác. Cuối cùng, các thầy chỉ vân dụng có một giác quan để làm việc đó: xúc giác. Vậy là các thầy "xem" voi bằng tay! Thêm nữa, con voi lại quá to nên tất cả những điều đó tất yếu dẫn đến việc mỗi thầy chỉ sờ được một bộ phận của nó, nhận biết không được toàn diện về đối tượng. Vậy nên, cùng xem một con voi mà ý các thầy không giống nhau. Thái độ của các thầy ở đây không phải là tự tin mà chủ quan đến cực đoan: ai cũng cho là mình đúng nhất, người sau phản bác ý kiến của người trước để khẳng định ý của mình, không ai chịu ai, cho nên từ bàn tán các thầy chuyển sang xô xát, dẫn đến kết cục là đánh nhau toác đầu, chảy máu.Rõ ràng, sai lầm của các thầy bói là ở chỗ: đáng lẽ phải xem cả con voi thì mỗi thầy lại chỉ sờ được một bộ phận của voi và bảo rằng đó là con voi. Vòi, chân, tai, ngà, đuôi đúng là của con voi thật, nhưng mới chỉ là những bộ phận riêng lẻ, chưa phải là cả con voi.ruyện Thầy bói xem Voi có ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc, để lại cho người đọc những bài học quý giá, xen kẽ vào đó là những tiếng cười bởi những tình tiết đặc sắc trong câu chuyện.

Tham khảo 10:

Truyện thầy bói xem voi là truyện ngụ ngôn kể về cuộc xem voi của 5 ông thầy bói mù, cả 5 ông đều chưa biết về con voi như thế nào nhân lúc đó lại có người bảo sắp có voi đi tới mấy ông liền túm tụm lại để xem, do các ông đều bị mù nên không thể nhìn được con voi đó như thế nào mà phải sờ các bộ phận của voi để đoán xem nó có hình thù như thế nào.Những lời nhận xét của các ông về con voi là khác nhau, dẫn đến nhưng xung đột, tranh luận sâu sắc, dẫn tới cả ẩu đả. Từ những đánh giá một cách phiến diện hời hợt từ bề ngoài của các thầy bói mù đã dẫn đến những lời nhận xét không có tính chất xác thực, mà chỉ mang tính chất hiếm diện hời hợt của cái vỏ bề ngoài của sự vật sự việc. Vì vậy qua câu chuyện này muốn để lại những bài học nhân sinh cho người đọc rằng cần nên tìm hiểu rõ về sự vật hiện tượng cần hiểu được những tính chất bên trong của sự vật sự việc chứ không nên chỉ đánh giá khách quan hiếm diện từ bề ngoài sẽ dẫn đến những lời nhận xét sai chưa đúng với bản chất của sự vật.Trong truyện 5 ông thầy bói này đều xem voi bằng cách sờ vì cả 5 ông đều bị mù, ông thì sờ vòi, ông thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thày thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi. Do 5 thầy sờ các bộ phận trên con voi là khác nhau vì vậy những lời nhận xét mà các ông đưa ra cũng là khác nhau. Thầy sờ vào vòi thì nhận xét nó sun sun như con đỉa. Thầy sờ vào ngà thì bảo nó chần chẫn như cái đòn càn, thầy xem tai thì khăng khăng khẳng định voi bè bè như cái quạt thóc, thầy xem chân thì khẳng định voi sừng sững như cái cột đình. Cả 5 lời nhận xét đều đúng về từng bộ phận của con voi những đó chỉ là những bộ phận riêng rẽ trên cả con voi chứ không phải là toàn bộ con voi như những lời nhận xét của ông thầy bói nhận xét. Người xưa đã từng có câu trăm nghe bằng bằng một thấy, trăm thấy không bằng một sờ quả cũng đúng nhưng các ông thầy bói này lại chỉ sờ vào từng bộ phận bên ngoài của voi, các ông có những lời nhận xét chưa mang tính chất toàn diện mà nó chỉ dựa vào những đặc điểm bề ngoài mà các ông đã sờ thấy. Những lời nhận xét mang tính chất phiếm diện chỉ đúng với những gì ông các ông ấy nhìn thấy.Câu chuyện ngày càng hấp dẫn với những tình huống đặc sắc và đầy mâu thuẫn khi các ông thầy bói mù này cứ tranh luân để bảo vệ cái ý kiến của mình, xét trên một khía cạnh khi nhận xét về cái vòi thì ông thầy bói đó không hề sai, kể cả thầy bói khi nhận xét về cái ngà cũng vậy nhưng các ông mang những đặc điểm đó để miêu tả toàn bộ con voi thì đó không hề chính xác, đó chỉ là những đặc điểm riêng của con voi. Cuộc tranh luận của các ông ngày càng lên đến đỉnh điểm khi cuộc tranh luận diễn ra ngày càng gay go, ai cũng tranh luận để bảo vệ lời nhận xét của mình đưa ra, cuộc tranh luận đó gây ra những đặc sắc cho câu chuyện bởi những tình huống đó khiến cho người đọc bật cười khi nhưng tranh luận đó đều mang tính chất bề ngoài không toàn diện. Cuộc tranh luân còn dẫn đến những cuộc đẩu thả, tranh cải quyết liệt.Qua câu chuyện này cũng là bài học cho mọi người khi xem xét đánh giá một sự vật sự việc không nên chủ quan chỉ xem xét một khía cạnh mà phải xem xét một cách toàn diện, xem xét những mặt bản chất của sự vật, sự vật để từ đó có những lời nhận xét đúng đắn.Truyện ngụ ngôn thầy bói xem voi đã để lại cho người đọc những tiếng cười đặc sắc bởi tình tiết của câu chuyện rất hấp dẫn, qua câu chuyện này người đọc còn học được nhiều bài học trong cuộc sống thực tiễn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×