Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài bánh trôi nước

5 trả lời
Hỏi chi tiết
4.798
29
9
Trần Đan Phương
01/08/2017 02:19:23
Soạn bài bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương
I. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1.
- Bánh trôi nước thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Nhận dạng :
+ Số câu : 4.
+ Số chữ trong mỗi dòng thơ : 7 chữ.
+ Hiệp vần : chữ cuối cùng của các câu 1 – 2 – 4. Vần on : tròn – non – son.
Câu 2.
a. Với nghĩa thứ nhất bánh trôi nước đã được miêu tả như thế nào.
Nét độc đáo của bài thơ là sự tương đồng rất tài tình giữa nghĩa tả thực chiếc bánh trôi nước và ý nghĩa tượng trưng về thân phận người phụ nữ trên nhiều phương diện : hình dạng, màu sắc, sự chìm nổi… trong từng câu chữ.
b. Với nghĩa thứ hai, vẻ đẹp, phẩm chất cao quý và thân phận chìm nổi của người phụ nữ được hiện lên như thế nào ?
Hình ảnh chiếc bánh trôi nước
Hình ảnh người phụ nữ
Màu sắc, hình dáng :
Bánh có màu trắng, hình tròn, thuộc loại bánh trần được làm từ nguyên liệu bột nếp.
Vẻ đẹp hình thức (hình dáng, màu da) :
Rất xinh đẹp, thân hình đầy đặn, làn da trắng trẻo ‘vừa trắng lại vừa tròn’ - > điệp từ vừa thể hiện người phụ nữ rất có ý thức về vẻ đẹp của mình - > niềm tự hào kiêu hãnh.
Sự chìm nổi của chiếc bánh trôi :
Bánh làm xong, nước sôi bỏ bánh vào bánh chìm xuống, lúc bánh vừa chín tới nổi lên mặt nước – ‘Bảy nổi ba chìm’.
Sự chìm nổi của thân phận người phụ nữ :
Hình thức xinh đẹp, nhưng thân phận lại long đong chìm nổi trên dòng đời trong đục đầy vơi – ‘Bảy nổi ba chìm với nước non’.
Sự phụ thuộc của chiếc bánh :
Chiếc bánh trôi đẹp hay xấu, lành hay rách, rắn hay nát phụ thuộc vào tay người làm bánh dở hay giỏi, khéo hay không – ‘Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn’.
Sự phụ thuộc của người phụ nữ :
Cuộc đời người phụ nữ vui hay buồn, sướng hay khổ, hạnh phúc hay bất hạnh phụ thuộc vào chồng, không tự quyết định được số phận, cuộc đời của mình.
Thành phẩm của chiếc bánh trôi :
Bánh làm xong, chiếc bánh phải lành lặn, màu trắng, bên trong ánh lên nhân màu hồng ngọt ngào tươi đỏ.
Phẩm chất người phụ nữ :
Dù cuộc đời có chìm nổi, trong đục, vẫn người phụ nữ vẫn vượt lên hoàn cảnh, số phận thủy chung, son sắt nhân hậu vị tha với cuộc đời.

c. Nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ ?
Từ chiếc bánh trôi mộc mạc đời thường Hồ Xuân Hương đã thổi linh hồn vào ngôn ngữ hình ảnh, để cho nó trở thành hình ảnh biểu tượng về số phận cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Và đây là ý nghĩa chủ đạo mà nữ sĩ họ Hồ muốn đề cao qua bài thơ của mình.
II. Luyện tập.
Câu 1. Ghi lại những câu hát than thân đã học ở bài 4 bắt đầu bằng hai từ ‘Thân em’. Từ đó tìm mối liên quan trong cảm xúc giữa bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương với những câu hát than thân.
- Những câu hát than thân mở đầu bằng hai từ ‘Thân em’.
Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa.
- Mối liên quan cảm xúc về những câu hát than thân và bài thơ :
+ Đều viết về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
+ Đều đề cập đến nỗi khổ đau vì bị phụ thuộc, không có quyền quyết định được số phận và cuộc đời của mình.
+ Như vậy từ những tiếng than của người phụ nữ trong ca dao, Hồ Xuân Hương đã cất lên tiếng thơ của mình, vì vậy mà tiếng thơ của Xuân Hương dù được làm bằng thể thơ Đường luật vẫn rất gắn bó gần gũi với đời sống, với mọi người.
Câu 2. Học thuộc lòng bài thơ, đơn giản phải ko các bạn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
11
4
Minh Anh
05/10/2017 20:03:28
I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
1. Tác giả
Hồ Xuân Hương (? - ?), hiện chưa rõ về lai lịch. Nhiều tài liệu cho rằng, bà là con Hồ Phi Diễn (1704 - ?), người làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông thân sinh ra Bắc dạy học, lấy vợ lẽ và sinh ra Hồ Xuân Hương. Hồ Xuân Hương từng sống ở Hà Nội. Bà gặp nhiều trắc trở về chuyện tình duyên.
2. Thể loại
Bài Bánh trôi nước được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật). Bài gồm bốn câu, mỗi câu bảy chữ, ngắt theo nhịp 4/3 truyền thống. Vần được gieo ở cuối câu 1, câu 2 và câu 4.
II. Kiến thức cơ bản
1. Bài thơ này được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, vì bài thơ tuân thủ đúng những quy định về luật thơ của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (luật Đường):
- Bài thơ gồm bốn câu.
- Mỗi câu có 7 chữ
- Mỗi câu ngắt nhịp 4/3.
- Vần được gieo ở cuối các câu 1, 2, 4.
2. a) Với nghĩa thứ nhất, Hồ Xuân Hương đã miêu tả lại hình dáng của chiếc bánh cũng như các công đoạn làm ra chúng. Bánh có màu trắng của bột, bánh được nặn thành những viên tròn, bánh rắn hay nát đúng là phụ thuộc và tay người nặn (cho nước nhiều hay ít). Bánhluộc bằng cách đun sôi nước. Khi chín, bánh sẽ nổi lên.
b) Với nghĩa thứ hai, hình ảnh bánh trôi nước trở thành biểu tượng, biểu trưng cho người phụ nữ xưa, với những khía cạnh như:
- Hình thức: xinh đẹp
- Phẩm chất: trong trắng, dù gặp cảnh ngộ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung, tình nghĩa.
- Thân phận: nổi trôi, bấp bênh giữa cuộc đời.
c) Trong hai nghĩa này, nghĩa thứ hai là nghĩa chính. Nghĩa trước là phương tiện để nhà thơ chuyển tải nghĩa thứ hai. Nhờ có nghĩa thứ hai mà bài thơ mới có giá trị tư tưởng.
II ​Đọc – hiểu văn bản
Câu 1.
- Bánh trôi nước thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Nhận dạng :
+ Số câu : 4.
+ Số chữ trong mỗi dòng thơ : 7 chữ.
+ Hiệp vần : chữ cuối cùng của các câu 1 – 2 – 4. Vần on : tròn – non – son.
Câu 2.
a. Với nghĩa thứ nhất bánh trôi nước đã được miêu tả như thế nào.
Nét độc đáo của bài thơ là sự tương đồng rất tài tình giữa nghĩa tả thực chiếc bánh trôi nước và ý nghĩa tượng trưng về thân phận người phụ nữ trên nhiều phương diện : hình dạng, màu sắc, sự chìm nổi… trong từng câu chữ.
b. Với nghĩa thứ hai, vẻ đẹp, phẩm chất cao quý và thân phận chìm nổi của người phụ nữ được hiện lên như thế nào ?
Hình ảnh chiếc bánh trôi nước
Hình ảnh người phụ nữ

Màu sắc, hình dáng :
Bánh có màu trắng, hình tròn, thuộc loại bánh trần được làm từ nguyên liệu bột nếp.
Vẻ đẹp hình thức (hình dáng, màu da) :
Rất xinh đẹp, thân hình đầy đặn, làn da trắng trẻo ‘vừa trắng lại vừa tròn’ - > điệp từ vừa thể hiện người phụ nữ rất có ý thức về vẻ đẹp của mình - > niềm tự hào kiêu hãnh.

Sự chìm nổi của chiếc bánh trôi :
Bánh làm xong, nước sôi bỏ bánh vào bánh chìm xuống, lúc bánh vừa chín tới nổi lên mặt nước – ‘Bảy nổi ba chìm’.
Sự chìm nổi của thân phận người phụ nữ :
Hình thức xinh đẹp, nhưng thân phận lại long đong chìm nổi trên dòng đời trong đục đầy vơi – ‘Bảy nổi ba chìm với nước non’.

Sự phụ thuộc của chiếc bánh :
Chiếc bánh trôi đẹp hay xấu, lành hay rách, rắn hay nát phụ thuộc vào tay người làm bánh dở hay giỏi, khéo hay không – ‘Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn’.
Sự phụ thuộc của người phụ nữ :
Cuộc đời người phụ nữ vui hay buồn, sướng hay khổ, hạnh phúc hay bất hạnh phụ thuộc vào chồng, không tự quyết định được số phận, cuộc đời của mình.

Thành phẩm của chiếc bánh trôi :
Bánh làm xong, chiếc bánh phải lành lặn, màu trắng, bên trong ánh lên nhân màu hồng ngọt ngào tươi đỏ.
Phẩm chất người phụ nữ :
Dù cuộc đời có chìm nổi, trong đục, vẫn người phụ nữ vẫn vượt lên hoàn cảnh, số phận thủy chung, son sắt nhân hậu vị tha với cuộc đời.

c. Nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ ?
Từ chiếc bánh trôi mộc mạc đời thường Hồ Xuân Hương đã thổi linh hồn vào ngôn ngữ hình ảnh, để cho nó trở thành hình ảnh biểu tượng về số phận cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Và đây là ý nghĩa chủ đạo mà nữ sĩ họ Hồ muốn đề cao qua bài thơ của mình.
II. Luyện tập.
Câu 1. Ghi lại những câu hát than thân đã học ở bài 4 bắt đầu bằng hai từ ‘Thân em’. Từ đó tìm mối liên quan trong cảm xúc giữa bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương với những câu hát than thân.
- Những câu hát than thân mở đầu bằng hai từ ‘Thân em’.
Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa.
- Mối liên quan cảm xúc về những câu hát than thân và bài thơ :
+ Đều viết về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
+ Đều đề cập đến nỗi khổ đau vì bị phụ thuộc, không có quyền quyết định được số phận và cuộc đời của mình.
+ Như vậy từ những tiếng than của người phụ nữ trong ca dao, Hồ Xuân Hương đã cất lên tiếng thơ của mình, vì vậy mà tiếng thơ của Xuân Hương dù được làm bằng thể thơ Đường luật vẫn rất gắn bó gần gũi với đời sống, với mọi người.
0
1
CenaZero♡
05/04/2018 17:08:06

Soạn bài: Bánh trôi nước

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 95 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Bài Bánh trôi nước thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật) : 4 câu, mỗi câu 7 chứ, ngắt nhịp 4/3 truyền thống. Vần chân ở câu 1-2-4.

Câu 2 (trang 95 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   a. Nghĩa thứ nhất : bánh trôi nước được miêu tả chân thực với hình dáng tròn, màu trắng, trạng thái đang được luộc chín, phụ thuộc vào người nặn bánh.

   b. Nghĩa thứ hai: người phụ nữ được miêu tả xinh đẹp, khỏe mạnh, hoàn hảo. Thân phận thì bấp bênh, trôi nổi “bảy nổi ba chìm”, vẫn luôn son sắt chung thủy.

Câu 3 (trang 96 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Nghĩa thứ hai là nghĩa quyết định giá trị bài thơ, giá trị hiện thực, giá trị than thân.

Luyện tập

Câu 1 (trang 96 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

   Những câu hát than thân đã học ở Bài 4 (cả phần Đọc thêm) :

   -   Thân em như trái bần trôi,

   Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

   -   Thân em như hạt mưa sa

   Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

    Mối liên quan cảm xúc các câu hát than thân với bài thơ Bánh trôi nước : cùng than, cùng thương về số phận bấp bênh chìm nổi, số phận bị phụ thuộc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

0
1
Trần Đan Phương
05/04/2018 17:08:08

Soạn bài: Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương

Câu 1:

- Bánh trôi nước thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

- Nhận dạng:

Câu 2:

a. Với nghĩa thứ nhất, Hồ Xuân Hương đã miêu tả lại hình dáng của chiếc bánh cũng như các công đoạn làm ra chúng. Bánh có màu trắng của bột, bánh được nặn thành những viên tròn, bánh rắn hay nát đúng là phụ thuộc và tay người nặn (cho nước nhiều hay ít). Bánh luộc bằng cách đun sôi nước. Khi chín, bánh sẽ nổi lên.

b. Với nghĩa thứ hai, hình ảnh bánh trôi nước trở thành biểu tượng, biểu trưng cho người phụ nữ xưa, với những khía cạnh như:

c. Trong hai nghĩa này, nghĩa thứ hai là nghĩa chính. Nghĩa trước là phương tiện để nhà thơ chuyển tải nghĩa thứ hai. Nhờ có nghĩa thứ hai mà bài thơ mới có giá trị tư tưởng.

0
2
Đặng Bảo Trâm
07/04/2018 11:13:39

Soạn bài: Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương

Câu 1:

- Bánh trôi nước thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

- Nhận dạng:

Câu 2:

a. Với nghĩa thứ nhất, Hồ Xuân Hương đã miêu tả lại hình dáng của chiếc bánh cũng như các công đoạn làm ra chúng. Bánh có màu trắng của bột, bánh được nặn thành những viên tròn, bánh rắn hay nát đúng là phụ thuộc và tay người nặn (cho nước nhiều hay ít). Bánh luộc bằng cách đun sôi nước. Khi chín, bánh sẽ nổi lên.

b. Với nghĩa thứ hai, hình ảnh bánh trôi nước trở thành biểu tượng, biểu trưng cho người phụ nữ xưa, với những khía cạnh như:

c. Trong hai nghĩa này, nghĩa thứ hai là nghĩa chính. Nghĩa trước là phương tiện để nhà thơ chuyển tải nghĩa thứ hai. Nhờ có nghĩa thứ hai mà bài thơ mới có giá trị tư tưởng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo