Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Câu 2 (5.0 điểm) Trong bài thơ Việt Bắc, nhà thơ Tố Hữu viết: Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về. Nhớ từng rừng nứa bờ tre Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy. Ta đi ta nhớ những ngày Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi… Thương nhau, chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng. Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô. (Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr.110 ...

Câu 2 (5.0 điểm)

Trong bài thơ Việt Bắc, nhà thơ Tố Hữu viết:

Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương

Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.

Nhớ từng rừng nứa bờ tre

Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.

Ta đi ta nhớ những ngày

Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…

Thương nhau, chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.

Nhớ người mẹ nắng cháy lưng

Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.

(Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr.110 - 111)

Anh/Chị hãy phân tích đoạn trích trên, từ đó, liên hệ với những lời ướm hỏi của người ở lại liên tiếp xuất hiện trong phần đầu của bài thơ để rút ra nhận xét về truyền thống đạo lí tốt đẹp của con người và dân tộc Việt Nam.

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
38
0
0

Phân tích đoạn trích trong Việt Bắc, từ đó, liên hệ với những lời ướm hỏi của người ở lại liên tiếp xuất hiện trong phần đầu của bài thơ để rút ra nhận xét về truyền thống đạo lí tốt đẹp của con người và dân tộc Việt Nam.

* Yêu cầu hình thức: 

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 

* Yêu cầu nội dung: 

1. Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu, bài thơ Việt Bắc, đoạn trích

2. Phân tích đoạn trích

- Nội dung:

+ Câu 1: Người ra đi khẳng định nỗi nhớ về Việt Bắc: khó diễn tả nhưng thiết tha, sâu nặng: Nhớ gì như nhớ người yêu.

+ 5 câu tiếp theo: Nhớ thiên nhiên Việt Bắc: Nỗi nhớ gắn với những cảnh sắc, địa danh quen thuộc, bình dị mà cũng rất nên thơ (trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương, bản khói cùng sương, ngòi Thia, sông Đáy…); trong cảnh thấp thoáng hình bóng con người thân thương, cần mẫn (sớm khuya bếp lửa người thương đi về).

+ 6 câu còn lại: Nhớ con người và cuộc sống Việt Bắc: Nhớ người Việt Bắc cùng đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi, cưu mang cán bộ cách mạng trong những ngày kháng chiến đầy gian khó (Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi, chia củ sắn lùi, bát cơm sẻ nửa…); Nhớ nhất là người mẹ Việt Bắc lam lũ, tảo tần, chăm chỉ lao động (nắng cháy lưng, địu con, bẻ từng bắp ngô).

→ Cảnh và người Việt Bắc trong những năm tháng kháng chiến đã trở thành những kỉ niệm, những ấn tượng sâu sắc, đẹp đẽ, không thể phai mờ. Nỗi nhớ thể hiện tình cảm thủy chung, lòng biết ơn với đồng bào và quê hương Việt Bắc của người cán bộ về xuôi.

- Nghệ thuật:

+ Sử dụng nhuần nhuyễn thể thơ lục bát, âm điệu ngọt ngào, nhẹ nhàng, tha thiết.

+ Từ ngữ, hình ảnh thơ gần gũi, bình dị, giàu sức gợi.

+ Vận dụng linh hoạt, hiệu quả các biện pháp tu từ: so sánh, liệt kê, điệp từ, lặp cấu trúc… góp phần thể hiện nỗi nhớ thiết tha, sâu nặng của người ra đi.

- Đánh giá chung:

+ Qua nỗi nhớ, Tỗ Hữu đã tái hiện một Việt Bắc bình dị mà nên thơ, một giai đoạn kháng chiến đầy khó khăn, gian khổ nhưng chất chứa ân tình. Đoạn trích là một giai điệu đẹp của bản tình ca tri ân Việt Bắc.

+ Đoạn trích cũng rất tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu: trữ tình chính trị sâu sắc, đậm đà tình dân tộc.

3. Liên hệ với những lời ướm hỏi của người ở lại liên tiếp xuất hiện ở phần đầu của bài thơ để rút ra nhận xét về truyền thống đạo lí tốt đẹp của con người và dân tộc Việt Nam.

- Đoạn trích là lời hồi đáp của người ra đi với nỗi nhớ thương thiết tha, sâu nặng với cảnh và người ở lại. Từ đó, ta liên tưởng tới những lời ướm hỏi mà người Việt Bắc đã thiết tha gửi gắm cho người ra đi: Mình về mình có nhớ ta, Mình về mình có nhớ không, Mình đi có nhớ những ngày, Mình đi có nhớ những nhà, Mình về còn nhớ núi non… Lời ướm hỏi đâu chỉ để hỏi mà còn để nhắc nhớ kỉ niệm, ân tình, ân nghĩa cách mạng cho người ra đi và bộc lộ nỗi nhớ thương sâu nặng của người ở lại. Người đi, kẻ ở đồng thanh tương ứng trong nỗi nhớ thương.

- Viết về tình cảm sâu nặng của người cán bộ cách mạng về xuôi và đồng bào nhân dân Việt Bắc, nhà thơ Tố Hữu đã khẳng định truyền thống đạo lí tốt đẹp: thủy chung, uống nước nhớ nguồn của con người và dân tộc Việt Nam.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×