Trong những tác phẩm của nhà thơ Tô Hà, "Bài thơ Ngôi nhà" là một trong những bài thơ hay nhất thể hiện rõ cảm xúc yêu thương đối với căn nhà mà mình được sinh ra và lớn lên. Bằng phép điệp cấu trúc và biện pháp liệt kê những sự sự vật thân thương, quen thuộc như hàng xoan, hoa, mây, tiếng chim, mái nhà vàng, rạ, gỗ, tre, đó đều là những thứ quen thuộc nơi đồng quê nông thôn. Từ đó, tác giả cho người đọc thấy sự trân trọng, nâng niu và giữ gìn những vẻ đẹp đó. Không chỉ vậy, tình cảm của tác giả không chỉ dừng lại dưới ngôi nhà của chính mình mà nó còn được mở rộng bao quát ra thành tình yêu của quê hương, đất nước, của một đất nước đang dần cố gắng phát triển và hội nhập với các cường quốc trên thế giới. Bài thơ như góp phần một phần vào công cuộc xây dựng quê hương, đất nước của Tô Hà. Qua đó, độc giả thấy được tài năng trong nghệ thuật sáng tác văn chương, đôi khi không cần đưa vào bài thơ những điều mới mẻ, kì lạ mà chỉ cần là những thứ quen thuộc, gần gũi với mỗi người thì bài thơ đó cũng trở nên có ý nghĩa và giá trị hơn cả. Như vậy, với "Bài thơ Ngôi nhà", Tô Hà đã thể hiện sự bồi hồi, yêu thương nhớ nhung không chỉ với ngôi nhà của mình nói riêng và còn với quê hương, đất nước nói chung.