Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết báo cáo về chủ đề dân cư ở Việt Nam

----- Nội dung ảnh -----
**BÀI 9**

**THỰC HÀNH: VIẾT BÁO CÁO VỀ MỘT CHỦ ĐỀ DÂN CƯ Ở VIỆT NAM**

- **Nội dung**
Sưu tầm thông tin và viết báo cáo về một chủ đề dân cư ở Việt Nam. Có thể lựa chọn nội dung chính như sau:

- Chiến lược dân số của Việt Nam qua các thời kỳ.
- Thực trạng sử dụng lao động và giải pháp nâng cao chất lượng lao động ở Việt Nam.
- Tác động của đô thị hóa đối với vấn đề môi trường và một số vấn đề xã hội khác ở Việt Nam.

- **Nguồn tư liệu**
- Nội dung các bài 6, 7, 8.
- Website của Tổng cục Thống kê: https://gso.gov.vn
- Công thông tin điện tử của Bộ Xây dựng: https://moc.gov.vn
- Trang thông tin điện tử lưu trữ văn bản Chính phủ: https://vanban.chinhphu.vn

- **Gợi ý thực hiện**
- Chọn chủ đề.
- Xây dựng đề cương.
- Thu thập, chọn lọc, xử lý tư liệu.
- Viết và trình bày báo cáo.
2 trả lời
Hỏi chi tiết
263
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
# Báo cáo về Chủ đề Dân cư ở Việt Nam

## Nội dung

### 1. Chiến lược dân số của Việt Nam qua các thời kỳ
Việt Nam đã có những bước đi chiến lược trong việc quản lý dân số từ những năm 1960 với chính sách kiểm soát sinh sản, nhằm giảm tỷ lệ sinh và cải thiện chất lượng cuộc sống. Qua các thời kỳ, chính sách này đã điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế, từ việc khuyến khích kế hoạch hóa gia đình đến hiện nay là phát triển bền vững.

### 2. Thực trạng sử dụng lao động và giải pháp nâng cao chất lượng lao động
Việt Nam hiện có lực lượng lao động trẻ và dồi dào, tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức về chất lượng. Các giải pháp cần được thực hiện bao gồm đẩy mạnh giáo dục nghề nghiệp, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển công nghệ, nhằm nâng cao kỹ năng và đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.

### 3. Tác động của đô thị hóa đối với vấn đề môi trường và một số vấn đề xã hội khác
Đô thị hóa nhanh chóng mang lại nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng tạo ra áp lực lớn lên môi trường. Các vấn đề như ô nhiễm không khí, rác thải và chênh lệch thu nhập ngày càng gia tăng. Cần có các biện pháp quản lý đô thị thông minh và bền vững để đảm bảo sự phát triển hài hòa.

## Nguồn tư liệu
- Nội dung các bài 6, 7, 8.
- Website của Tổng cục Thống kê: [gso.gov.vn](https://gso.gov.vn).
- Cổng thông tin điện tử của Bộ Xây dựng: [moc.gov.vn](https://moc.gov.vn).
- Trang thông tin điện tử lưu trữ văn bản Chính phủ: [vanban.chinhphu.vn](https://vanban.chinhphu.vn).

## Gợi ý thực hiện
1. Chọn chủ đề.
2. Xây dựng đề cương.
3. Thu thập, chọn lọc, xử lý tài liệu.
4. Viết và trình bày báo cáo.

---

Báo cáo này sẽ giúp hiểu rõ hơn về các vấn đề dân cư tại Việt Nam và đề xuất một số giải pháp tiến bộ cho tương lai.
0
0
Hồ Tuệ
20/10 19:07:11
+5đ tặng

Chiến lược dân số của Việt Nam qua các thời kì

Giai đoạn 1961-1975 đánh dấu sự khởi đầu nhận thức về tác động của sự gia tăng dân số tới sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Việc sinh đẻ có hướng dẫn đã đánh dấu sự ra đời của công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình ở nước ta. Quyết định này đã đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên ở châu Á tiến hành công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình, thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Kể từ đây người dân đã bắt đầu có ý thức hơn về vấn đề dân số và chấp nhận sinh đẻ có kế hoạch.

Trong giai đoạn 1976-1990, sau khi đất nước thống nhất, cuộc vận động sinh đẻ kế hoạch tiếp tục được triển khai và đẩy mạnh trên phạm vi cả nước. Các kỳ Đại hội Đảng cũng luôn xác định công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình là những chỉ tiêu quan trọng trong phát triển đất nước, cùng hàng loạt văn bản về chính sách dân số được ban hành.

Giai đoạn 1991-2000 là dấu mốc của sự thay đổi mạnh mẽ, toàn diện của công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình ở nước ta. Từ đây, công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình đã có sự thay đổi cơ bản, toàn diện cả về nội dung, cách làm, huy động toàn hệ thống chính trị tham gia vào công tác này; xây dựng và từng bước kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy chuyên trách làm công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình từ Trung ương đến cơ sở; tăng cường đầu tư ngân sách Nhà nước thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình. Kết quả công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình giai đoạn này đã vượt các mục tiêu đề ra, tốc độ gia tăng dân số quá nhanh đã cơ bản được kiềm chế. Ghi nhận những thành công và đóng góp của Việt Nam, Liên hợp quốc đã trao giải thưởng Dân số của Liên hợp quốc cho Việt Nam vào năm 1999.

Từ năm 2001-2016, nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình của Đảng và Nhà nước được ban hành, như: Nghị quyết 47-NQ/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình của Bộ Chính trị, Pháp lệnh Dân số của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Nghị định của Chính phủ, Chiến lược Dân số Việt Nam 2001-2010, Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam 2011-2020. Dân số được xác định là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, là nền tảng quan trọng trong chiến lược phát triển con người của đất nước. Trong giai đoạn này, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế (năm 2006) và duy trì vững chắc đến nay.

Từ năm 2017 đến nay, nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình của Đảng và Nhà nước mang tính bước ngoặt được ban hành, như: Nghị quyết 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác dân số trong tình hình mới; Nghị quyết số 137/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình Hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW; Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030. Bên cạnh đó, nhiều chương trình được phê duyệt và đưa vào triển khai thực hiện, như: Chương trình truyền thông dân số đến năm 2030; Chương trình củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số đến năm 2030…
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
bngocc_đz
20/10 19:32:40
+4đ tặng

Chiến lược dân số của Việt Nam qua các thời kì

Giai đoạn 1961-1975 đánh dấu sự khởi đầu nhận thức về tác động của sự gia tăng dân số tới sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Việc sinh đẻ có hướng dẫn đã đánh dấu sự ra đời của công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình ở nước ta. Quyết định này đã đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên ở châu Á tiến hành công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình, thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Kể từ đây người dân đã bắt đầu có ý thức hơn về vấn đề dân số và chấp nhận sinh đẻ có kế hoạch.

Trong giai đoạn 1976-1990, sau khi đất nước thống nhất, cuộc vận động sinh đẻ kế hoạch tiếp tục được triển khai và đẩy mạnh trên phạm vi cả nước. Các kỳ Đại hội Đảng cũng luôn xác định công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình là những chỉ tiêu quan trọng trong phát triển đất nước, cùng hàng loạt văn bản về chính sách dân số được ban hành.

Giai đoạn 1991-2000 là dấu mốc của sự thay đổi mạnh mẽ, toàn diện của công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình ở nước ta. Từ đây, công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình đã có sự thay đổi cơ bản, toàn diện cả về nội dung, cách làm, huy động toàn hệ thống chính trị tham gia vào công tác này; xây dựng và từng bước kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy chuyên trách làm công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình từ Trung ương đến cơ sở; tăng cường đầu tư ngân sách Nhà nước thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình. Kết quả công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình giai đoạn này đã vượt các mục tiêu đề ra, tốc độ gia tăng dân số quá nhanh đã cơ bản được kiềm chế. Ghi nhận những thành công và đóng góp của Việt Nam, Liên hợp quốc đã trao giải thưởng Dân số của Liên hợp quốc cho Việt Nam vào năm 1999.

Từ năm 2001-2016, nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình của Đảng và Nhà nước được ban hành, như: Nghị quyết 47-NQ/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình của Bộ Chính trị, Pháp lệnh Dân số của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Nghị định của Chính phủ, Chiến lược Dân số Việt Nam 2001-2010, Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam 2011-2020. Dân số được xác định là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, là nền tảng quan trọng trong chiến lược phát triển con người của đất nước. Trong giai đoạn này, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế (năm 2006) và duy trì vững chắc đến nay.

Từ năm 2017 đến nay, nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình của Đảng và Nhà nước mang tính bước ngoặt được ban hành, như: Nghị quyết 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác dân số trong tình hình mới; Nghị quyết số 137/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình Hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW; Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030. Bên cạnh đó, nhiều chương trình được phê duyệt và đưa vào triển khai thực hiện, như: Chương trình truyền thông dân số đến năm 2030; Chương trình củng cố và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành dân số đến năm 2030…

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Địa lý Lớp 12 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500K