Bài 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới
Bàn việc cứu nước
Chôn cất bà ngoại xong, Côn được cha dẫn đi thăm các bạn thân trước ngày ông phải vào kinh đô nhận chức. Cũng dịp này, Phan Bội Châu đã lập Duy Tân Hội (5-1904).
Những người đề xướng, sáng lập ra Duy Tân Hội có Phan Bội Châu, Tăng Bạt Hổ, Đặng Tử Kính, Đặng Thái Thân, Nguyễn Hàm, Nam Xưng, Lê Võ... Các nhà sáng lập Duy Tân Hội đã mời Cường Đế làm hội trưởng để rồi đưa sang Nhật cầu viện.
Trong một thời gian ngắn, ảnh hưởng của Duy Tân Hội đã phát triển rất rộng lớn trong nước. Hầu hết các nhà danh nho, các nhà hằng tâm hằng sản cổ tinh thần yêu nước đều tham gia vào Hội, hoặc ủng hộ Hội tiền của để hoạt động.
Quan phó bảng Sắc là bạn chí thân của Phan Bội Châu, nhưng ông không tham gia Duy Tân Bội. Ông không tỏ thái độ tán thành mà cũng không phản đối con đường của Phan Bội Châu. Ông thường trao đổi với Phan Bội Châu, Vương Thúc Quý về những nỗi đau mất nước. Ông quan niệm: Cơ trời vận nước bao dâu bể, một chí càn khôn khó chuyển vần. Sự nghiệp thượng y y quốc, lớp người hiện thời như ông chưa thực hiện được mà phải thế hệ sau, con cháu mới có thể gánh vác được công việc lớn lao ấy. Cho nên, ông chỉ có thể làm phần việc trung y y dân.
Côn thường được nghe cha đàm đạo những quan niệm ấy với Phan Bội Châu, Vương Thúc Quý. Côn còn làm cái công việc liên lạc giữa Phan Bội Châu với những bạn đồng tâm đồng chí của ông và với cha mình. Có lần Côn nghe cha hỏi ông Phan:
- Mục đích của Hội Duy Tân là gì?
- Cái đích lớn của chúng ta là: Quét sạch bọn Tây dương ra khỏi bờ cõi. Có làm được như vậy ta mới có cơ hội xây đắp nên một nước Việt Nam mới, ngang hàng với các nước trên hoàn cầu.
- Đó là nguyện vọng của hai mươi triệu con cháu Lạc Hồng chúng ta. Nhưng lấy cái gì, dựa vào đâu để cái mục đích ấy thành đạt được?
- Chúng ta nhờ nước Nhật tân tiến giúp đỡ.
- Không phải đâu anh San ạ. Vọng ngoại tất vong.
- Dù mục đích của bước đường tranh đấu không thành đạt, thì ta cũng phải dấn thân... Sinh vi nam tử yếu hy kỳ, khẳng hứa càn khôn tự chuyển di... Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế, hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si...
Sau cuộc bàn luận giữa cha và Phan Bội Châu, Côn trăn trở nghĩ về những điều đã nghe...
Nhân lúc trên đường cùng cha đi tiễn Phan Bội Châu, Côn "chiết tự” về mục đích của Hội Duy Tân mà Phan Bội Châu đã nói với cha. Côn viết lên bàn tay chữ “Vương” biến ra chữ "Tam", chữ "Tây" biến ra chữ "Tứ". Quan phó bảng Sắc đọc những chữ đó trên tay con, nhưng chưa rõ là ý làm sao, hỏi:
- Con muốn nói gì về cách chiết tự này?
- Dạ thưa cha, con nghe chú giải San nói chuyện với cha về công việc "hội kín", trong đầu con bỗng lóe lên cái trò chiết tự, với nghĩa của nó là: Rút ruột vua (bỏ nét sổ), tam dân bình đẳng. Chém đầu Tây (bỏ nét đầu) tứ chủng giai huynh.
Quan phó bảng Sắc sửng sốt nhìn con. Ông ngập ngừng giây lát, hỏi:
- Con có nghe ông giải San bàn việc đi cầu viện người Phù Tang (Nhật Bản) không?
- Dạ con có nghe và con cũng ngẫm nghĩ nhiều cái điều ấy cha ạ.
- Con thấy sao?
- Mưu phương, tầm kế cứu nước là vô cùng trọng đại. Đó là công việc của những người tai mắt, của các đấng trượng phu, của người lớn tuổi. Con còn non trẻ, chưa dám nghĩ tới những việc hệ trọng ấy. Nhưng con được nghe lỏm những lời bàn của cha, của các bác, các chú, con lại trộm nghĩ: Lòng yêu nước không phân biệt người đó xuất thân là gì; đã có chí anh hùng thì chẳng phải tính đến tuổi nhỏ làm gì.
Từ đó, con gẫm về lịch sử của nước nhà, con thấy cậu bé làng Phù Đổng còn đang tuổi nhi đồng mà đã đứng ra gánh vác việc đánh giặc Ân, cứu nước. Trần Quốc Toản đang tuổi thiếu niên, trộm nghe các bậc cha chú họp đại triều bàn việc chống giặc Nguyên, Toản đã tự mình tập hợp một đạo quân, hợp lực với chư tướng chư quân dưới cờ "Sát Thát” của Hưng Đạo Vương. Con chẳng dám sánh mình với những gương trung nghĩa tự ngàn xưa. Mà chỉ nghĩ mình đã biết cầm đũa lùa cơm ăn, cầm bút viết chữ đọc thì con phải suy xét việc mất, còn của nước mình, của dân mình. Cho nên, cái mục đích của hội kín mà chú giải San nói tới, con rất ưng ý. Nhưng lại dựa ngoại viện để cứu nước nhà, và chỗ dựa ấy là nước Phù Tang thì con chưa có đủ sự hiểu biết mà bàn tới, cha ạ.
Trời mưa lất phất. Quan phó bảng Sắc nghiêng cái ô về phía bên trái che mưa cho con. Nhưng Côn sải bước hơi dài, vượt lên trước cha một chút, đầu Côn đội cái khăn vành rế đã không còn ở dưới chiếc ô của cha nữa. Ông Sắc dấn bước theo con nói bằng một giọng thân mật:
- Hôm nay hai cha con mình đi tiễn ông giải San lên đường tính việc Đông du. Sự suy nghĩ của con cũng giống sự suy nghĩ của cha về công cuộc cứu nước cứu dân của ông giải San.
Hai cha con quan phó bảng Sắc thở dài, lặng lẽ bước trên con đường mưa bụi.
Từ Đan Nhiễm (quê Phan Bội Châu) ra đường cái quan rợp bóng tre làng. Những giọt mưa bụi đọng trên ngọn cây rơi lộp độp xuống ô quan phó bảng Sắc, ô ông giải San. Côn đi dưới bóng ô của thầy Vương Thúc Quý. Nghe tiếng giọt nước cành cây điểm xuống ô, Côn thầm cảm một âm thanh của thời khắc buổi tiễn đưa
Con đường cái quan từ thị trấn Sa Nam xuống thành Vinh như ngắn lại. Hòn núi Độc Lôi sừng sững bên đường đượm vẻ trầm tư và như đứng chào. Làn gió luôn theo núi quét nhè nhẹ lên hàng cây ven sông, xõa ngọn xuống cầu Hữu Biệt. Phan Bội Châu dừng chân bên núi. Chiếc ô trên tay ông nặng trĩu những giọt mưa rơi và lảo đảo trước ngọn gió lồng. Giọng ông hơi nghẹn ngào:
- Chư huynh (các anh) đi với tôi một đoạn đường đã khá dài. Đây là cầu Hữu Biệt, chứng ta tạm biệt tại đây. Và núi Độc Lôi chứng giám cho tình bằng hữu của chúng ta...
Ông cầm lấy bàn tay Côn, nói:
- Cháu ơi! Hậu sinh khả úy. Chú tin cháu sẽ làm được việc lớn
Chú cảm ơn cháu đã tiễn đưa chú. Chú hy vọng sẽ được gặp cháu trên con đường vì nghĩa lớn...
Côn hơi bối rối:
- Cháu... Cháu cảm ơn chú đã trao gửi cho cháu những tình cảm và niềm tin cao cả ấy. Cháu rất thích bài thơ "Chơi xuân" của chú mà mê nhất là hai câu:
Nước non Hồng Lạc còn đây mãi,
Mặt mũi anh hùng há chịu ri
Phan Bội Châu ôm choàng Nguyễn Sinh Côn, chiếc ô chao qua chao lại trên vai, giọt mưa chảy dài xuống áo hai chú cháu.
(Trích: Sơn Tùng, Búp sen xanh, Chương 11,12-Phần 1, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2005)
I. Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào đáp án đúng
Câu 1: Ngôi kể của văn bản trên là
A. ngôi thứ nhất, người kể chuyện xưng "tôi"
B. ngôi thứ nhất người kể chuyện xưng "chúng tôi"
C. ngôi thứ ba
D. kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
Câu 2: Bối cảnh của câu chuyện được kể diễn ra vào khoảng thời gian nào?
A. Đầu thế kỷ XIX
B. Giữa thế kỷ XIX
C. Cuối thế kỷ XIX
D. Đầu thế kỷ XX
Câu 3: Nhận định nào dưới đây là đúng về các nhân vật được nhắc đến trong văn bản?
A. Là những nhân vật lịch sử có thật
B. Là những nhân vật do tác giả nghĩ ra
C. Là những nhân vật trong truyền thuyết
D. Vừa là những con người có thật vừa do tác giả hư cấu
Câu 4: Nhân vật chú bé Côn không được khắc họa ở khía cạnh nào?
A. Hành động
B. Lời nói
C. Suy nghĩ
D. Ngoại hình
Câu 5: Những chi tiết sau cho thấy điều gì ở chú bé Côn?
- Côn còn làm cái công việc liên lạc giữa Phan Bội Châu với những bạn đồng tâm đồng chí của ông và với cha mình.
- Sau cuộc bàn luận giữa cha và Phan Bội Châu, Côn trăn trở nghĩ về những điều đã nghe...
- ...Con có nghe và con cũng ngẫm nghĩ nhiều cái điều ấy cha ạ.
A. Yêu nước và căm thù giặc sâu sắc
B. Muốn làm những việc lớn lao
C. Quan tâm trăn trở về chính sự
D. Tò mò, thích nghe chuyện của cha
Câu 6: Những chi tiết sau đã hé mở suy nghĩ nào về chú bé Côn?
- Côn viết lên bàn tay chữ "Vương" biến ra chữ "Tam" chữ "Tây" biến ra chữ "Tứ"
- Dạ thưa cha, con nghe chú giải San nói chuyện với cha về công việc "hội kín", trong đầu con bỗng loé lên cái trò triết tự, với nghĩa của nó là: rút ruột vua (bỏ nét sổ), tam dân bình đẳng. Chém đầu Tây (bỏ nét đầu) tứ chủng giai huynh.
A. Cần phải học chữ Hán một cách linh hoạt và sáng tạo
B. Để cứu nước, phải lật đổ chế độ phong kiến và đánh đuổi giặc Tây
C. Bắt chước "chú San" để góp phần vào việc giải phóng dân tộc
D. Muốn cùng "chú San" lập nên sự nghiệp lớn lao.
Câu 7: Lời nói trong đoạn: "Mưu phương, tầm kế... mà bàn tới, cha ạ" cho thấy mong muốn gì của chú bé Côn?
A. Muốn trở thành đấng trượng phu làm việc hệ trọng
B. Muốn sánh ngang với Thánh Gióng hoặc Trần Quốc Toản
C. Muốn sánh mình với những gương trung nghĩa từ ngàn xưa
D. Yêu nước và muốn được góp công sức vào việc cứu nước
Câu 8: Câu nói ở cuối văn bản của Phan Bội Châu thể hiện điều gì dành cho chú bé Côn?
A. Khen ngợi sự thông minh của chú bé.
B. Muốn gửi lời cảm ơn đến chú bé
C. Tin tưởng và hy vọng chú bé sẽ làm được việc lớn
D. Lo lắng cho tương lai của chú bé
Câu 9: Em hiểu nghĩa của từ ngữ vùng miền được in đậm trong hai câu thơ sau như thế nào?
Nước non Hồng Lạc còn đây mãi,
Mặt mũi anh hùng há chịu ri
A. Thế này B. Phải chăng
C. Tại sao D. Như vậy
Câu 10: Theo em, văn bản "Bàn việc cứu nước" có ý nghĩa?
A. Ca ngợi lòng yêu nước và tư tưởng duy tân của ông Phan Bội Châu
B. Ca ngợi lòng yêu nước và sự cẩn thận, sâu sắc của Quan phó bản Sắc
C. Ca ngợi lòng yêu nước và sự thông minh, quan tâm đến công cuộc cứu nước, cứu dân của chú bé Côn.
D. Ca ngợi tình cha con sâu nặng, thắm thiết của quan Phó bảng Sắc và chú bé Côn.
B. Tự luận
Câu 1: Tóm tắt nội dung chính của văn bản Bàn việc cứu nước trong khoảng 7 đến 10 dòng.
Câu 2: Nêu những đặc điểm của chú bé Côn trong văn bản. Nêu một vài chi tiết thể hiện đặc điểm đó.
Câu 3: Em cảm nhận được tình cảm nào của tác giả dành cho nhân vật chú bé Côn?
Câu 4: Nghệ thuật kể chuyện của nhà văn trong văn bản có nét đặc sắc nào?
Câu 5: Văn bản gợi cho em suy nghĩ như thế nào về vai trò trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Câu 1:
D. kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
Câu 2:
D. Đầu thế kỷ XX
Câu 3:
A. Là những nhân vật lịch sử có thật
Câu 4:
D. Ngoại hình
Câu 5:
C. Quan tâm trăn trở về chính sự
Câu 6:
B. Để cứu nước, phải lật đổ chế độ phong kiến và đánh đuổi giặc Tây
Câu 7:
D. Yêu nước và muốn được góp công sức vào việc cứu nước
Câu 8:
C. Tin tưởng và hy vọng chú bé sẽ làm được việc lớn
Câu 9:
C. Tại sao
Câu 10:
C. Ca ngợi lòng yêu nước và sự thông minh, quan tâm đến công cuộc cứu nước, cứu dân của chú bé Côn.
Câu 1:
Văn bản kể về cuộc trò chuyện giữa Côn, cha của cậu và Phan Bội Châu về việc cứu nước. Sau khi chôn cất bà ngoại, Côn được cha dẫn đi thăm bạn bè và nghe về Duy Tân Hội do Phan Bội Châu sáng lập. Côn thể hiện lòng yêu nước và sự trăn trở về vận mệnh đất nước, đồng thời suy nghĩ về việc cứu nước không phân biệt tuổi tác. Cuộc trò chuyện giữa cha và Phan Bội Châu khiến Côn nhận thức rõ hơn về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong công cuộc cứu nước.
Câu 2: .
Chú bé Côn được khắc họa là một người yêu nước, thông minh và trăn trở về vận mệnh đất nước. Côn tham gia vào việc liên lạc giữa các nhân vật yêu nước và luôn lắng nghe, suy nghĩ về những điều mình nghe được. Chi tiết Côn chiết tự chữ "Vương" thành "Tam" và chữ "Tây" thành "Tứ" thể hiện sự nhạy bén và tư duy sáng tạo của cậu.
Câu 3:
Tác giả thể hiện tình cảm trân trọng và kỳ vọng vào nhân vật chú bé Côn. Côn được nhìn nhận như một đại diện cho thế hệ trẻ có lòng yêu nước, ý chí và khát vọng đóng góp cho đất nước. Tình cảm này được thể hiện qua những lời nói của Phan Bội Châu dành cho Côn, thể hiện niềm tin vào khả năng của cậu.
Câu 4:
Nhà văn sử dụng nghệ thuật đối thoại sinh động, tạo nên sự tương tác giữa các nhân vật, từ đó làm nổi bật tư tưởng yêu nước và trách nhiệm của thế hệ trẻ. Cách xây dựng tâm lý nhân vật Côn cũng rất tinh tế, thể hiện sự trưởng thành và nhận thức sâu sắc về tình hình đất nước.
Câu 5
Văn bản nhấn mạnh rằng thế hệ trẻ có vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Dù còn trẻ, nhưng nếu có lòng yêu nước và ý chí, họ hoàn toàn có thể tham gia vào những công việc lớn lao. Điều này khuyến khích thế hệ trẻ cần phải tìm hiểu, học hỏi và hành động vì lý tưởng cao đẹp của dân tộc.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |