Ngôn ngữ nói chung và chữ viết nói riêng là tài sản vô cùng quý giá của bất kỳ dân tộc nào trên Thế giới, đó là bản sắc văn hóa, là niềm tự hào của mỗi dân tộc. Tiếng Việt của dân tộc Việt Nam cũng quan trọng như vậy. Chữ viết, tiếng nói tiếng Việt được ông cha ta dày ông nghiên cứu, sáng tạo để phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội, từ đó không ngừng cải tiến và giữ gìn song hành cũng với sự phát triển của xã hội. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, tiếng Việt trở thành hồn cốt của dân tộc, là lối sống, là phong cách, tư duy của con người Việt Nam. Xã hội ngày càng phát triển, xu thế hội nhập quốc tế tăng cao. Bên cạnh việc tiếp thu và Việt hóa được nhiều thứ, thì sự trong sáng của Tiếng Việt cũng đang bị một số ảnh hưởng tiêu cực. Ta có thể thấy một số thuật ngữ của Tiếng Việt đang dần thay thế bằng tiếng Anh ví dụ như: biểu diễn trực tiếp - live show, nhạc cổ điển - nhạc classic, người hâm mộ - fan,…Có ý kiến cho rằng đó là cách giúp học tiếng anh hiệu quả nhưng thực sự nếu muốn học Tiếng Anh tốt ta có thể luyện đọc và nói toàn bộ bằng Tiếng Anh.Bên cạnh đó còn rất nhiều ngôn từ tự chế, những câu nói không hề có âm sắc đang trở nên phổ biến trong cuộc sống, làm mai một đi nét thuần khiết, mất đi bản sắc của Tiếng Việt. Sự trong sáng của Tiếng Việt đang dần bị thay thế bằng thứ ngôn ngữ lệch lạc. Con người ngày nay thường có lỗi sống khép mình, trao đổi với nhau qua mạng xã hội nên rất dễ tiếp thu những ngôn ngữ không chuẩn mực, dần quên đi ngôn ngữ Tiếng Việt. Chính vì thế, việc giữ gìn và phát huy sự trong sáng của Tiếng Việt là trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam ta. Mỗi chúng ta dù ở bất cứ nơi đâu, những con người mang dòng máu Lạc Hồng đều không thể quên đi thứ tiếng của ông cha, lời ăn tiếng nói của dân tộc Việt